Việt Nam tham dự Phiên điều trần nghị viện của Liên minh Nghị viện thế giới
Tham gia đoàn có Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu, Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội Trương Thị Mai, đại diện Ủy ban Đối ngoại, Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre.
Với chủ đề “Thúc đẩy trách nhiệm chính trị vì một thế giới hòa bình và thịnh vượng hơn”, Phiên điều trần năm nay đã thu hút sự tham gia của 47 đoàn nghị sĩ đại diện cho Quốc hội các nước thành viên IPU và nhiều tổ chức quốc tế và khu vực, đại diện các phái đoàn thường trực tại Liên hợp quốc của các nước thành viên IPU. Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc, Phó Chủ tịch IPU, Tổng Thư ký IPU đã tham dự và phát biểu tại lễ khai mạc.
Trong khuôn khổ Phiên điều trần, các đại biểu đã nghe đại diện Liên hợp quốc, các chuyên gia đến từ các tổ chức quốc tế, các học giả trình bày quan điểm, kết quả nghiên cứu và chia sẻ thông tin liên quan tới 4 chủ đề bao gồm vai trò của Đại hội đồng Liên hợp quốc trong việc thúc đẩy tính chịu trách nhiệm trên toàn cầu; sự tham gia của thanh niên vào tiến trình dân chủ: cơ hội và thách thức; trách nhiệm giải trình trong quản lý công quỹ - những thực tiễn tốt và mô hình lập pháp bảo đảm tính minh bạch của ngân sách; và tăng cường liên kết giữa các thể chế quốc gia và xã hội dân sự - hướng tới một xã hội cởi mở hơn.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã có tham luận tại phiên điều trần về nội dung thứ ba với chủ đề “Tăng cường minh bạch trong quản lý ngân sách quốc gia”.
Trong bài phát biểu, Phó Chủ tịch nhấn mạnh vai trò quan trọng của quốc hội trong quá trình xây dựng dự toán, phê duyệt, thực hiện và quyết toán ngân sách; sự cần thiết phải tiến hành giám sát của Quốc hội để bảo đảm việc thực hiện ngân sách một cách hiệu quả và minh bạch; bảo đảm tính độc lập của Cơ quan Kiểm toán Nhà nước; tăng cường công tác phòng chống tham nhũng; phát huy sự tham gia của nhân dân trong việc phản biện chính sách công, các quyết định sử dụng ngân sách và đầu tư công.
Phó Chủ tịch cũng bày tỏ sự ủng hộ những nỗ lực quốc tế và vai trò dẫn dắt những nỗ lực này của Liên hợp quốc và IPU nhằm xây dựng chuẩn mực quốc tế về minh bạch ngân sách, đồng thời đề nghị quốc hội các nước tăng cường hợp tác, chia sẻ thực tiễn và kinh nghiệm tốt liên quan tới lĩnh vực này.
Trong thời gian ở New York, đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam đã nghe Giáo sư Thomas Valley, đại diện nhóm nghiên cứu về Việt Nam của Đại học Harvard trình bày các kết quả nghiên cứu mới nhất về tác động của tình hình thế giới tới nền kinh tế Việt Nam và đưa ra một số gợi ý cho Việt Nam về mô hình tăng trưởng mới trong giai đoạn hiện nay để tránh được “bẫy thu nhập trung bình” mà nhiều quốc gia đang phát triển đã rơi vào, làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội.
Bên lề Phiên điều trần, Phó Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân đã có cuộc tiếp xúc với Phó Chủ tịch IPU, Tổng Thư ký IPU và trưởng đoàn một số nước tham dự phiên điều trần, gặp và trao đổi quan điểm với đoàn Hàn Quốc về một số biện pháp tăng cường hợp tác giữa hai quốc hội và hai nước trong các lĩnh vực kinh tế, lao động, hòa bình và an ninh ở khu vực.
Cũng trong thời gian ở New York, Phó Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân và đoàn đã đến thăm và nói chuyện với cán bộ của Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam và các cơ quan đại diện của Việt Nam tại Liên hợp quốc./.
Mạng xã hội và báo chí  (30/11/2011)
Vun đắp và tăng cường quan hệ hữu nghị Việt - Lào  (30/11/2011)
Việt Nam là cầu nối giúp Belarus mở rộng và phát triển quan hệ với ASEAN  (30/11/2011)
Eurozone - ngàn cân treo sợi tóc  (30/11/2011)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên