Phấn đấu đưa Đắk Lắk thành trung tâm Tây Nguyên
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị cán bộ, chính quyền các cấp của Đắk Lắk cần tăng cường kiểm tra, rà soát, xây dựng giải pháp vượt qua khó khăn, thách thức của năm nay và các năm tiếp theo; phấn đấu đưa Đắk Lắk trở thành trung tâm văn hóa, xã hội, kinh tế của cả vùng Tây Nguyên với mục tiêu cụ thể từng giai đoạn.
Thực hiện kế hoạch kiểm tra việc triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với bà con dân tộc thiểu số khu vực Tây Nguyên và chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 2, Quốc hội Khóa XIII sắp tới, ngày 15-10, tại buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Đắk Lắk, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nêu rõ, Tây Nguyên nói chung, Đắk Lắk nói riêng là địa bàn đặc biệt của đất nước với 47/54 dân tộc cả nước cùng sinh sống, có vị trí địa lý, kinh tế-xã hội, quốc phòng an ninh rất quan trọng.
Tây Nguyên cũng là điểm đến của hoạt động đầu tư trong và ngoài nước. Nếu có quy hoạch và chính sách tốt, sẽ trở thành vùng kinh tế vững mạnh của đất nước, tạo cơ sở vững chắc cho công tác bảo đảm quốc phòng an ninh.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tin tưởng rằng, thời gian tới, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Đắk Lắk sẽ vượt qua khó khăn, quyết tâm cùng các địa phương bạn xây dựng Tây Nguyên trở thành địa bàn phát triển mạnh mẽ, là vùng kinh tế động lực của đất nước, là điểm đến của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Tỉnh cần quan tâm hơn nữa giải quyết hiệu quả các vấn đề liên quan nguồn vốn phát triển sản xuất, giải quyết quỹ đất giúp nhân dân. Công tác giáo dục và đào tạo đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là đội ngũ ở cơ sở, vấn đề nâng cao dân trí trong vùng đồng bào dân tộc cần được thực hiện căn cơ, bài bản.
Chủ tịch cho biết, tại Kỳ họp thứ 2 sắp tới, Quốc hội sẽ chú trọng những vấn đề phát triển kinh tế - xã hội liên quan đến chủ trương, chính sách nâng cao đời sống bà con đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.
Chỉ rõ các hạn chế của tỉnh như tỷ lệ hộ nghèo cao, dân trí còn thấp, chất lượng giáo dục, đào tạo; nguồn lực chưa đáp ứng yêu cầu, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ban Chỉ đạo Tây Nguyên và từng tỉnh trong vùng cần tổng hợp, phân tích sâu sắc hơn tình hình, đề ra những giải pháp chính sách cần thiết giải quyết triệt để những khó khăn nổi cộm. Phối hợp, tổ chức tổng kết, thảo luận, xây dựng kế hoạch phát triển cho cả vùng và từng địa phương.
Trên tinh thần đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan của Quốc hội nghiên cứu, đề xuất Quốc hội ban hành một Nghị quyết chung của Quốc hội về chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu tố, hướng tới mục tiêu giảm khoảng cách giàu nghèo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp, phát huy các tiềm năng khu vực quan trọng này.
Báo cáo với đoàn công tác Quốc hội về kết quả thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn, Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk Niê Thuật cho biết, đến cuối năm 2010, theo tiêu chuẩn nghèo giai đoạn 2006 - 2010, tỉnh chỉ còn hai huyện có tỷ lệ hộ nghèo với hơn 25%; 9 xã có tỷ lệ hộ nghèo với hơn 40%. Trong 9 tháng đầu năm nay, tỉnh giải quyết giúp 16.000 hộ nghèo, 22.000 lượt sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay vốn; cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí cho 655.000 người nghèo, bà con dân tộc thiểu số khó khăn...
Bên cạnh những thuận lợi, các hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đang gặp khó khăn do thiếu vốn phát triển chăn nuôi; thiếu đất sản xuất; mặt bằng dân trí chưa đồng đều nên khó tiếp cận kỹ thuật sản xuất tiên tiến. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu cà phê lớn nhất cả nước nhưng việc tổ chức sản xuất vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương. Hạ tầng giao thông chỉ đáp ứng nhu cầu dân sinh chứ chưa đủ điều kiện phục vụ phát triển kinh tế...
Chiều cùng ngày, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cùng đoàn Đại biểu Quốc hội đã tiếp xúc cử tri, tìm hiểu đời sống bà con dân tộc thiểu số tại 2 buôn Đung A và Đung B, xã Ea Khăl, huyện Ea H’leo - địa phương Anh hùng Lực lượng Vũ trang nằm ở phía Bắc tỉnh Đắk Lắk.
Đung A, Đung B là căn cứ cách mạng thời kỳ kháng chiến chống Mỹ với đa số là đồng bào Ê đê sinh sống. Thụ hưởng những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, hiện nay, cuộc sống của đại bộ phận người dân trong huyện Ea H’Leo, xã Ea Khăl và hai buôn Đung A, Đung B đã dần ổn định, nhiều hộ đã tích lũy và làm giàu, mua sắm những trang thiết bị có giá trị phục vụ sinh hoạt gia đình.
Tuy nhiên, hiện tại, buôn Đung A, B còn hơn 70 hộ nghèo theo chuẩn mới, chủ yếu là các hộ vừa mới tách riêng. Nhân dân trong buôn đang quyết tâm giảm tỷ lệ hộ nghèo đến mức thấp nhất.
Thăm hỏi, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng cũng như đời sống của cử tri là bà con đồng bào dân tộc thiểu số hai buôn Đung A, Đung B, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng mong muốn, các hộ gia đình cần tăng cường tình đoàn kết, thân ái giúp đỡ lẫn nhau bảo tồn văn hóa, phong tục tập quán, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, hỗ trợ nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng đề nghị lãnh đạo chính quyền địa phương vận dụng thế mạnh về đất đai, cây công nghiệp, tiềm năng lao động dồi dào, đổi mới cách thức xóa đói giảm nghèo, thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước không ngừng nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số.
Cùng ngày, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và đoàn công tác của Quốc hội cũng tới thăm, làm việc với cán bộ, chiến sỹ, công nhân viên, người lao động Binh đoàn 15 thuộc Bộ Quốc phòng.
Hiện nay Binh đoàn tham gia trồng, chăm sóc, quản lý, khai thác gần 35.000ha cao su; 710ha cà phê trên địa bàn hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum./.
Gặp mặt cựu chiến binh Đoàn tàu không số khu vực miền Trung  (15/10/2011)
Chủ tịch nước kết thúc tốt đẹp thăm Sri Lanka  (15/10/2011)
Tổng Bí thư kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Trung Quốc  (15/10/2011)
Tuyên bố chung hai nước Việt Nam và Trung Quốc  (15/10/2011)
Kiến nghị hoàn thiện cơ chế phòng chống tham nhũng  (15/10/2011)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển