Việt Nam – Đức thiết lập quan hệ đối tác chiến lược
20:57, ngày 11-10-2011
Ngày 11-10-2011, tại Hà Nội, Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Cộng hòa Liên bang (CHLB) Đức
An-giê-la Méc-ken (Angela Merkel) đã ký kết “Tuyên bố chung Hà Nội:
Việt Nam và Đức – Đối tác chiến lược vì tương lai”.
Lễ đón chính thức Thủ tướng An-giê-la Méc-ken được tổ chức trọng thể sáng 11-10-2011 tại Phủ Chủ tịch. Sau lễ đón, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng An-giê-la Méc-ken đã tiến hành hội đàm.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cảm ơn sự ủng hộ và giúp đỡ quý báu của CHLB Đức đối với Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế, đánh giá cao việc hai nước thống nhất ký “Tuyên bố chung Hà Nội: Việt Nam và Đức - Đối tác chiến lược vì tương lai” trong chuyến thăm này của Thủ tướng An-giê-la Méc-ken, cho đây là một bước phát triển mới trong quan hệ hợp tác Việt Nam - Đức.
Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, việc hai bên thường xuyên duy trì trao đổi đoàn các cấp, nhất là đoàn cấp cao đã góp phần quan trọng thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương giữa hai nước trên các lĩnh vực, hai bên cần tiếp tục duy trì hoạt động trao đổi đoàn này.
Hiện nay, Đức là đối tác thương mại hàng đầu châu Âu tại Việt Nam. Vui mừng trước những bước phát triển tốt đẹp trong quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư Việt Nam - Đức, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị hai bên tiếp tục dành ưu tiên thúc đẩy quan hệ hợp tác trên lĩnh vực này, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp của hai nước hợp tác, đầu tư, trao đổi thương mại, cùng nhau tháo gỡ khó khăn phát sinh trong quá trình hợp tác; tăng cường cơ chế đối thoại về hợp tác kinh tế, đầu tư, trao đổi các vấn đề về kinh tế vĩ mô, thúc đẩy triển khai thực hiện các dự án trọng điểm mà hai bên đã thống nhất…
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đánh giá cao việc CHLB Đức tiếp tục cam kết dành nguồn vốn ODA cho Việt Nam thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là ở những lĩnh vực ưu tiêu như ứng phó với biến đổi khí hậu, giáo dục, y tế…
Khẳng định Việt Nam luôn ủng hộ CHLB Đức mở rộng hoạt động hợp tác với các nước trong ASEAN, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ mong muốn tiếp tục nhận được sự ủng hộ tích cực của Đức đối với Việt Nam trong việc thúc đẩy và tăng cường quan hệ hợp tác với các nước trong Liên minh châu Âu. Việt Nam mong muốn hai bên ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn khu vực và quốc tế; Đức ủng hộ việc EU sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường cũng như việc đàm phán đi đến ký kết Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị hai bên sớm ký kết Hiệp định Miễn thị thực cho người mang hộ chiếu ngoại giao; đẩy mạnh hoạt động hợp tác về tư pháp trong giai đoạn 2012 – 2014, hợp tác trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, bảo vệ tài nguyên môi trường; ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, khoa học - kỹ thuật, bảo tồn các di sản văn hóa …
Đặc biệt, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị CHLB Đức mở rộng hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực dạy nghề, lĩnh vực mà CHLB Đức có nhiều kinh nghiệm, nhất là hợp tác mở các trung tâm dạy nghề chất lượng cao. Thủ tướng cũng mong muốn CHLB Đức tăng các chỉ tiêu học bổng cho học sinh, sinh viên Việt Nam, đồng thời khẳng định Việt Nam sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thí điểm giảng dạy môn tiếng Đức tại một số trường đại học của Việt Nam.
Đồng thời, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng bày tỏ mong muốn CHLB Đức tiếp tục tạo các điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người Việt Nam đang làm ăn, sinh sống, học tập tại Đức có cuộc sống ổn định, hòa nhập với cộng đồng xã hội sở tại, tiếp tục có những đóng góp thiết thực vào việc tăng cường, phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam – Đức.
Thủ tướng An-giê-la Méc-ken bày tỏ ấn tượng tốt đẹp trước những thành tựu mọi mặt mà Việt Nam đã đạt được trong phát triển kinh tế - xã hội thời gian qua; khẳng định Đức luôn coi trọng và mong muốn thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện với Việt Nam trên các lĩnh vực.
Trong hợp tác đầu tư, CHLB Đức luôn mong muốn mở rộng quan hệ hợp tác với Việt Nam trong các lĩnh vực thế mạnh như giáo dục - đào tạo, xây dựng hệ thống cáp quang viễn thông, cơ sở hạ tầng giao thông vận tải.
Thủ tướng An-giê-la Méc-ken cho biết, trong đoàn có đại diện nhiều doanh nghiệp lớn của Đức, minh chứng cho sự quan tâm tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư của các doanh nghiệp Đức tại Việt Nam.
Khẳng định CHLB Đức sẽ hỗ trợ, hợp tác tích cực với Việt Nam trong dự án xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ tướng An-giê-la Méc-ken nhấn mạnh, CHLB Đức cũng sẽ quan tâm tới việc thúc đẩy hoạt động hợp tác đào tạo nghề tại Việt Nam, nhất là xây dựng các trung tâm đào tạo nghề chất lượng cao.
Đồng thời, CHLB Đức sẽ tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống tại Đức; ủng hộ tiến trình đàm phán của Việt Nam với EU về việc ký kết Hiệp định Thương mại tự do, ủng hộ Việt Nam đề nghị EU sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Thủ tướng An-giê-la Méc-ken cho rằng, hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU được ký kết sẽ mang lại lợi ích thiết thực cho cả Việt Nam và các nước thành viên của EU, trong đó có Đức.
Thủ tướng An-giê-la Méc-ken cũng mong muốn hai bên tăng cường hơn nữa trong hoạt động hợp tác về quân sự, tư pháp, bảo vệ sự đa dạng sinh học… đồng thời mong muốn Việt Nam ủng hộ Đức gia nhập một số tổ chức quốc tế.
Tại Hội đàm, hai Thủ tướng cũng đã trao đổi một số vấn đề khu vực và quốc tế mà hai bên cùng quan tâm.
Sau Hội đàm, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng An-giê-la Méc-ken đã ký kết “Tuyên bố chung Hà Nội: Việt Nam và Đức – Đối tác chiến lược vì tương lai”; Hiệp định giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ CHLB Đức về các vấn đề pháp lý đối với khu đất tại số 3-5 Lê Văn Hưu, Thành phố Hồ Chí Minh (Hiệp định về “Ngôi nhà Đức”).
Hai Thủ tướng cũng đã chứng kiến lãnh đạo các bộ, ngành chức năng 2 nước ký Hiệp định giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ CHLB Đức về hợp tác tài chính năm 2010; Ý định thư giữa Bộ Tư pháp nước CHXHCN Việt Nam và Bộ Tư pháp Cộng hòa Liên bang Đức về việc tiếp tục chương trình hợp tác pháp luật và tư pháp; Ý định thư giữa Tổng cục Hậu cần - kỹ thuật (Bộ Công an) nước CHXHCN Việt Nam và Nhà in Quốc gia Cộng hòa Liên bang Đức.
Tiếp đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng An-giê-la Méc-ken đã gặp gỡ báo chí, thông báo kết quả Hội đàm./.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cảm ơn sự ủng hộ và giúp đỡ quý báu của CHLB Đức đối với Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế, đánh giá cao việc hai nước thống nhất ký “Tuyên bố chung Hà Nội: Việt Nam và Đức - Đối tác chiến lược vì tương lai” trong chuyến thăm này của Thủ tướng An-giê-la Méc-ken, cho đây là một bước phát triển mới trong quan hệ hợp tác Việt Nam - Đức.
Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, việc hai bên thường xuyên duy trì trao đổi đoàn các cấp, nhất là đoàn cấp cao đã góp phần quan trọng thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương giữa hai nước trên các lĩnh vực, hai bên cần tiếp tục duy trì hoạt động trao đổi đoàn này.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng CHLB Đức An-giê-la Méc-ken |
Hiện nay, Đức là đối tác thương mại hàng đầu châu Âu tại Việt Nam. Vui mừng trước những bước phát triển tốt đẹp trong quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư Việt Nam - Đức, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị hai bên tiếp tục dành ưu tiên thúc đẩy quan hệ hợp tác trên lĩnh vực này, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp của hai nước hợp tác, đầu tư, trao đổi thương mại, cùng nhau tháo gỡ khó khăn phát sinh trong quá trình hợp tác; tăng cường cơ chế đối thoại về hợp tác kinh tế, đầu tư, trao đổi các vấn đề về kinh tế vĩ mô, thúc đẩy triển khai thực hiện các dự án trọng điểm mà hai bên đã thống nhất…
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đánh giá cao việc CHLB Đức tiếp tục cam kết dành nguồn vốn ODA cho Việt Nam thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là ở những lĩnh vực ưu tiêu như ứng phó với biến đổi khí hậu, giáo dục, y tế…
Khẳng định Việt Nam luôn ủng hộ CHLB Đức mở rộng hoạt động hợp tác với các nước trong ASEAN, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ mong muốn tiếp tục nhận được sự ủng hộ tích cực của Đức đối với Việt Nam trong việc thúc đẩy và tăng cường quan hệ hợp tác với các nước trong Liên minh châu Âu. Việt Nam mong muốn hai bên ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn khu vực và quốc tế; Đức ủng hộ việc EU sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường cũng như việc đàm phán đi đến ký kết Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị hai bên sớm ký kết Hiệp định Miễn thị thực cho người mang hộ chiếu ngoại giao; đẩy mạnh hoạt động hợp tác về tư pháp trong giai đoạn 2012 – 2014, hợp tác trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, bảo vệ tài nguyên môi trường; ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, khoa học - kỹ thuật, bảo tồn các di sản văn hóa …
Đặc biệt, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị CHLB Đức mở rộng hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực dạy nghề, lĩnh vực mà CHLB Đức có nhiều kinh nghiệm, nhất là hợp tác mở các trung tâm dạy nghề chất lượng cao. Thủ tướng cũng mong muốn CHLB Đức tăng các chỉ tiêu học bổng cho học sinh, sinh viên Việt Nam, đồng thời khẳng định Việt Nam sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thí điểm giảng dạy môn tiếng Đức tại một số trường đại học của Việt Nam.
Đồng thời, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng bày tỏ mong muốn CHLB Đức tiếp tục tạo các điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người Việt Nam đang làm ăn, sinh sống, học tập tại Đức có cuộc sống ổn định, hòa nhập với cộng đồng xã hội sở tại, tiếp tục có những đóng góp thiết thực vào việc tăng cường, phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam – Đức.
Thủ tướng An-giê-la Méc-ken bày tỏ ấn tượng tốt đẹp trước những thành tựu mọi mặt mà Việt Nam đã đạt được trong phát triển kinh tế - xã hội thời gian qua; khẳng định Đức luôn coi trọng và mong muốn thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện với Việt Nam trên các lĩnh vực.
Trong hợp tác đầu tư, CHLB Đức luôn mong muốn mở rộng quan hệ hợp tác với Việt Nam trong các lĩnh vực thế mạnh như giáo dục - đào tạo, xây dựng hệ thống cáp quang viễn thông, cơ sở hạ tầng giao thông vận tải.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Đức An-giê-la Méc-ken đã ký kết “Tuyên bố chung Hà Nội: Việt Nam và Đức – Đối tác chiến lược vì tương lai” |
Thủ tướng An-giê-la Méc-ken cho biết, trong đoàn có đại diện nhiều doanh nghiệp lớn của Đức, minh chứng cho sự quan tâm tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư của các doanh nghiệp Đức tại Việt Nam.
Khẳng định CHLB Đức sẽ hỗ trợ, hợp tác tích cực với Việt Nam trong dự án xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ tướng An-giê-la Méc-ken nhấn mạnh, CHLB Đức cũng sẽ quan tâm tới việc thúc đẩy hoạt động hợp tác đào tạo nghề tại Việt Nam, nhất là xây dựng các trung tâm đào tạo nghề chất lượng cao.
Đồng thời, CHLB Đức sẽ tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống tại Đức; ủng hộ tiến trình đàm phán của Việt Nam với EU về việc ký kết Hiệp định Thương mại tự do, ủng hộ Việt Nam đề nghị EU sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Thủ tướng An-giê-la Méc-ken cho rằng, hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU được ký kết sẽ mang lại lợi ích thiết thực cho cả Việt Nam và các nước thành viên của EU, trong đó có Đức.
Thủ tướng An-giê-la Méc-ken cũng mong muốn hai bên tăng cường hơn nữa trong hoạt động hợp tác về quân sự, tư pháp, bảo vệ sự đa dạng sinh học… đồng thời mong muốn Việt Nam ủng hộ Đức gia nhập một số tổ chức quốc tế.
Tại Hội đàm, hai Thủ tướng cũng đã trao đổi một số vấn đề khu vực và quốc tế mà hai bên cùng quan tâm.
Sau Hội đàm, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng An-giê-la Méc-ken đã ký kết “Tuyên bố chung Hà Nội: Việt Nam và Đức – Đối tác chiến lược vì tương lai”; Hiệp định giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ CHLB Đức về các vấn đề pháp lý đối với khu đất tại số 3-5 Lê Văn Hưu, Thành phố Hồ Chí Minh (Hiệp định về “Ngôi nhà Đức”).
Hai Thủ tướng cũng đã chứng kiến lãnh đạo các bộ, ngành chức năng 2 nước ký Hiệp định giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ CHLB Đức về hợp tác tài chính năm 2010; Ý định thư giữa Bộ Tư pháp nước CHXHCN Việt Nam và Bộ Tư pháp Cộng hòa Liên bang Đức về việc tiếp tục chương trình hợp tác pháp luật và tư pháp; Ý định thư giữa Tổng cục Hậu cần - kỹ thuật (Bộ Công an) nước CHXHCN Việt Nam và Nhà in Quốc gia Cộng hòa Liên bang Đức.
Tiếp đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng An-giê-la Méc-ken đã gặp gỡ báo chí, thông báo kết quả Hội đàm./.
Tăng cường mối quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện Việt Nam - Cộng hòa Liên bang Đức  (11/10/2011)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng rời Hà Nội thăm chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa  (11/10/2011)
Tăng cường đoàn kết tập hợp thanh niên trong thời kỳ mới  (11/10/2011)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển