Hội thảo quốc tế về sử thi Việt Nam
Ngày 24-10, tại Thành phố Buôn Ma Thuột, Viện Khoa học xã hội Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh Đắc Lắc phối hợp tổ chức Hội thảo quốc tế về sử thi Việt Nam. Hội thảo đã thu hút hơn 100 chuyên gia đầu ngành, các nhà quản lý về văn hoá dân gian của Việt Nam và các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Ma-lai-xi-a, Lào và Thái Lan tham gia.
Tại hội thảo, 37 tham luận được các chuyên gia quốc tế và Việt Nam trình bày bằng 3 thứ tiếng Việt Nam, Trung Quốc và tiếng Anh, tập trung làm rõ những vấn đề về vị trí của sử thi Việt Nam nói chung và sử thi Tây Nguyên nói riêng trong bức tranh sử thi thế giới và khu vực; so sánh sử thi phía Bắc và sử thi phía Nam của Việt Nam; tổng kết quá trình sưu tầm, nghiên cứu truyền dạy sử thi trong những năm qua ở Việt Nam; giới thiệu sử thi và thành quả nghiên cứu sử thi ở một số quốc gia.
Hội thảo tác động thúc đẩy việc nghiên cứu, tìm hiểu sâu hơn kho tàng sử thi Việt Nam trong các mối quan hệ giao lưu khu vực và quốc tế về thể loại sử thi, nghệ thuật ngôn từ, nghệ thuật diễn xướng, nội dung thể hiện và ý nghĩa của sử thi trong nền văn hóa dân tộc.
Cảm nhận diễn biến của hội thảo và tham quan thực tế, các nhà khoa học, chuyên gia quốc tế đã bày tỏ sự ngưỡng mộ về kho tàng sử thi của Việt Nam nói chung và sử thi Tây Nguyên nói riêng, nhất là sau khi nghe các nghệ nhân diễn xướng sử thi M’nông; được tìm hiểu về công tác sưu tầm, biên dịch, biên soạn kho tàng sử thi Tây Nguyên của Việt Nam,
Các đại biểu dự hội thảo đánh giá cao kết quả Dự án điều tra, sưu tầm, bảo quản, biên dịch và xuất bản kho tàng sử thi Tây Nguyên, đã phát hiện và sưu tầm được 801 tác phẩm, phiên âm 123 tác phẩm, dịch nghĩa 115 tác phẩm và đã có 75 tác phẩm được in trong 62 tập sách với 60.400 trang in.
Kho tàng sử thi của Tây Nguyên hiện đang được bảo quản bằng băng, đĩa ghi âm, ghi hình, phiên âm, nhưng vẫn còn những khó khăn trong khâu biên dịch và bảo tồn không gian diễn xướng sử thi trong cộng đồng các dân tộc tây Nguyên.
Trong khuôn khổ 3 ngày (24-26/10) duễn ra hội thảo, ngoài các tham luận và đóng góp ý kiến tại hội trường, các đại biểu còn trực tiếp về các buôn làng đồng bào dân tộc thiểu số để nghe hát kể sử thi và thăm một số địa danh nổi tiếng được nhắc đến nhiều trong sử thi./.
Á - Âu bắt tay hợp tác cùng thắng  (24/10/2008)
Cung cầu ngoại tệ vẫn bảo đảm, tỷ giá sẽ ổn định  (24/10/2008)
Tàu hải quân Nam Phi SAS SPIOENKOP sẽ đến Thành phố Hồ Chí Minh  (24/10/2008)
Vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội  (24/10/2008)
Hai năm, một chủ đề phát triển kinh tế - xã hội  (24/10/2008)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên