Khai mạc hội nghị các nước nói tiếng Pháp
Ngày 17-10 giờ địa phương (tức ngày 18-10 giờ Hà Nội ), Hội nghị cấp cao các nước có sử dụng tiếng Pháp lần thứ 12 (Francophonie) đã khai mạc tại thành phố Quê-bếc, Ca-na-đa, với sự tham dự của hơn 2.000 đại biểu là các nhà lãnh đạo của 68 quốc gia thành viên khối Pháp ngữ và các nước quan sát viên.
Đoàn đại biểu Việt Nam do Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan làm trưởng đoàn tham dự hội nghị.
Phát biểu tại lễ khai mạc, Thủ tướng Ca-na-đa Xtê-phan Ha-pơ (Stephen Haper) đề cao vai trò của Francophonie trong nỗ lực chung giải quyết "cơn bão" tài chính toàn cầu đang ngày càng trầm trọng. Ca-na-đa cam kết thực hiện các biện pháp phối hợp để ổn định các thị trường tài chính và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Thủ tướng Ca-na-đa kêu gọi cộng đồng nói tiếng Pháp cùng hành động để hạn chế tác động của cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay đối với các nước đang phát triển.
Thủ hiến bang Quê-bếc Gin Cha-ret (Jean Charest) nhấn mạnh, Francophonie lần thứ 12 là diễn đàn Bắc - Nam đầu tiên trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay và là cơ hội để lãnh đạo các nước đánh giá ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính này, cụ thể đối với những nước nghèo hơn ở khu vực bán cầu Nam.
Ông khẳng định đây cũng là cơ hội để Cộng đồng Pháp ngữ nắm giữ vai trò hàng đầu trong nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Trong khi đó, Tổng thống Pháp - nước giữ chức Chủ tịch luân phiên Liên minh châu Âu (EU) N.Xác-cô-di thúc giục cải cách hệ thống tài chính thế giới đồng thời nhấn mạnh song ưu tiên hàng đầu hiện nay là phải giải quyết ngay cuộc khủng hoảng.
Theo sáng kiến của nước chủ nhà Ca-na-đa và thành phố Quê-bếc, hội nghị lần này tổ chức từ ngày 17 đến 19-10 theo phương thức đổi mới, các vấn đề đặt ra phải sát với những diễn biến cụ thể của tình hình thế giới và những vấn đề thời sự mang tính toàn cầu; đăc biệt là trong bối cảnh nhiều nước thành viên của Cộng đồng Pháp ngữ đang phải đối mặt với những khó khăn liên quan đến các vấn đề kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, an ninh lương thực, năng lượng như hiện nay.
Bên cạnh đó, hội nghị sẽ tập trung thảo luận vào bốn nhóm vấn đề chính là kinh tế, môi trường, phát triển tiếng Pháp, dân chủ, nhân quyền và Nhà nước pháp quyền với mục đích chính là đưa ra các cam kết thúc đẩy đoàn kết hợp tác và phát triển trong cộng đồng. Hội nghị cũng khẳng định vai trò và vị thế của Cộng đồng Pháp ngữ trên trường quốc tế.
Ngoài ra, hội nghị cũng thảo luận nội dung Báo cáo của Tổng Thư ký khối Pháp ngữ, biểu quyết đơn xin gia nhập khối Pháp ngữ của Thái Lan, Lat-vi-a./.
Trở về với học thuyết Mác để tìm lời giải cho cuộc khủng hoảng tài chính trên quy mô toàn cầu hiện nay  (18/10/2008)
“Tư bản luận” của C.Mác được nhiều người tìm đọc  (18/10/2008)
Việt Nam - Hy Lạp: mối quan hệ hợp tác hữu nghị và thân thiết  (18/10/2008)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên