*** Hồ sơ

- Điện và con người

Điện là một khái niệm tổng quát dùng để chỉ các hiện tượng mà nguyên nhân là do các điện tích đứng yên hay chuyển động cũng như điện trường và từ trường do chúng tạo nên.

*** Vấn đề và bình luận

Bình Sơn - Bài toán đầu tư và vấn đề an toàn năng lượng

Mặc dù phụ tải điện tăng cao nhiều năm liên tục, song về cơ bản, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã đảm bảo cung cấp điện ổn định, góp phần không nhỏ trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, trước nhu cầu về điện năng ngày càng tăng, bài toán về an ninh, an toàn năng lượng trong quá trình phát triển ổn định nền kinh tế - xã hội đất nước, bài toán đầu tư đặt ra thường xuyên và việc tìm lời giải không hề dễ dàng…

Nguyễn Tri Thức - Điện hạt nhân ở Việt Nam - sự cẩn trọng cần thiết

Ngày 25-11-2009, với 77,48% số phiếu tán thành, Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ VI đã nhất trí thông qua dự án đầu tư xây dựng 2 nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận. Sở dĩ, số đại biểu tán thành còn chưa thật cao là bởi, điện hạt nhân vẫn là vấn đề khá mới mẻ đối với nước ta. Tuy nhiên, ở khía cạnh nào đó, chính sự chưa đồng thuận cao sẽ nhắc nhở chúng ta càng phải cẩn trọng trong quá trình “làm” điện hạt nhân...

Mai Linh - Việt Nam: Điểm sáng trong điện khí hóa nông thôn

Những năm qua, với sự nỗ lực không ngừng, EVN đã tạo ra những động lực to lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB) - cơ quan tài trợ lớn cho chương trình điện khí hóa nông thôn của nhiều quốc gia, Việt Nam là một điểm sáng trong điện khí hóa nông thôn.

Trần Hồng Dương - Nguồn điện “sạch” nào cho tương lai?

Cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ, kỷ nguyên của các nguồn nhiên liệu truyền thống như than đá, dầu thô và khí thiên nhiên dần dần sẽ khép lại. Trong tương lai gần, con người sẽ cho ra đời một hệ thống năng lượng mới, có thể sẽ thay đổi hoàn toàn bộ mặt của nền văn minh loài người trong kỷ nguyên mới.

Minh Phương - Khởi động lại nguồn năng lượng hạt nhân

Dù còn những lo ngại về chất thải phóng xạ, năng lượng hạt nhân vẫn được lựa chọn ở nhiều nước, do nó mang lại lợi ích không thể chối cãi.

*** Bên lề sự kiện

Phạm Nhẫn - Điện từ biển cả

Biển cả và đại dương chiếm phần lớn diện tích bề mặt trái đất của chúng ta và là nguồn năng lượng rất to lớn, nếu như không nói là vô tận, con người có thể tận dụng được mà không gây tổn hại đến môi trường sinh thái như các loại nhà máy nhiệt điện, không bao hàm nguy cơ an ninh như các nhà máy điện hạt nhân. Khai thác điện từ biển cả và đại dương là đề tài nghiên cứu khoa học và ứng dụng từ rất lâu. Đến nay, khoa học và trí tuệ sáng tạo của con người đã chứng minh rằng, việc khai thác nguồn năng lượng này không chỉ rất có triển vọng, mà đã rất khả thi.

Nguyễn Bình - Đột phá trong công nghệ sản xuất điện

Bước sang thế kỷ XXI, con người càng phải đối mặt với nhiều loại thiên tai bất thường - hậu quả của tình trạng Trái đất nóng lên. Trước tình hình đó, nhiều nước trên thế giới đang nỗ lực cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Một trong những giải pháp quan trọng là phải nghiên cứu và sản xuất ra một loại năng lượng điện “sạch” trong tương lai. Chính vì vậy, các công nghệ sản xuất điện mới đã chính thức ra đời.

Thu Thủy - Đèn điện thành phố: “Sát thủ” của môi trường

Khi màn đêm buông xuống, thành phố được bao trùm trong rừng ánh đèn lung linh đủ sắc màu. Nhưng ít ai biết rằng, song song với việc chiếu sáng, tô điểm cho thành phố, những ánh đèn rực rỡ muôn màu kia đang trở thành nguồn ô nhiễm mới đe dọa sức khỏe của con người – ô nhiễm ánh sáng.

Đinh Giang - Thiên tai: “Kẻ thù” của ngành điện

Năm 1995, thành phố Kobe của Nhật Bản xảy ra trận động đất lớn; Năm 2005, bão Katrina đổ bộ vào bang California của Mỹ; Năm 2008, Trung Quốc chưa kịp hoàn hồn vì trận bão tuyết kinh hoàng trong lịch sử lại phải đối phó với trận động đất lớn ở Tứ Xuyên…Khí hậu Trái Đất biến đổi khôn lường, mọi quốc gia đều phải đối mặt với thiên tai. Phòng chống và giảm thiểu sự ảnh hưởng của thiên tai tới ngành điện luôn là vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia.

Trần Nhàn - Làm ra điện từ kiến trúc

Cho tới nay, những nhà cao chọc trời là nơi tiêu hao năng lượng điện ở mức độ rất lớn, để sưởi ấm và hạ nhiệt, để thông gió và vận hành khối thiết bị kỹ thuật khổng lồ giúp cho ngôi nhà thực hiện được những chức năng của nó. Chi phí năng lượng như vậy là một trong những nhân tố khiến cho giá thuê cao và trở thành vấn đề đối với cả nhà đầu tư lẫn người thuê.

*** Kinh tế và hội nhập

Thiên Phong - Vòng đàm phán Doha: Chưa thấy chặng cuối cùng

Từ ngày 30-11 đến ngày 2-12-2009, tại Giơ-ne-vơ (Thụy Sĩ), gần 3 ngàn đại biểu đại diện cho 153 thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cùng 56 quan sát viên đã dự Hội nghị Bộ trưởng thương mại WTO lần thứ 7. Trả lời báo chí sau khi kết thúc hội nghị, Bộ trưởng Tài chính Chi-lê Vê-la-xcô đồng thời là Chủ tịch hội nghị cho biết, các bộ trưởng tái khẳng định cần phải hoàn thành Vòng đàm phán Doha vào năm 2010.

*** Cửa sổ nhìn ra thế giới

Lê Thị Nga - “Điểm nóng” hạt nhân I-ran chưa có dấu hiệu hạ nhiệt

Năm 2009 sắp qua đi chứng kiến “điểm nóng” hạt nhân I-ran (Iran) tăng nhiệt trông thấy, trái ngược với ý định của Tổng thống Mỹ B.Ô-ba-ma (B.Obama) muốn cùng quốc gia Hồi giáo này giải quyết mọi chuyện thông qua thương lượng. Mỹ vẫn nghi ngại Iran bí mật chế tạo vũ khí hạt nhân, còn Tê-hê-ran (Tehran) vẫn một mực khẳng định họ chỉ phát triển công nghệ hạt nhân vì mục đích hoà bình.

Minh Duy - Thủ tướng Italia và những kỷ lục “bất đắc dĩ”

Trên thế giới, hiếm có nhà lãnh đạo quốc gia nào sở hữu nhiều kỷ lục như Thủ tướng I-ta-li-a (Italia), Xin-vi-ô Béc-lu-xcô-ni (Silvio Berlusconi). Ba lần làm Thủ tướng, ông Berlusconi là người tại nhiệm ở cương vị này lâu nhất của Italia.Vừa làm ông bầu một câu lạc bộ bóng đá (AC Milan), vừa là “ông trùm” truyền thông với khối tài sản trị giá 4,5 - 7 tỉ USD, theo thống kê của tạp chí Forbes, ông là người đàn ông giàu thứ 2 Italia, thứ 70 trên thế giới. Song kỷ lục “nổi cồn” nhất của ông có lẽ là những kỷ lục “bất đắc dĩ” ...

*** Văn hóa - xã hội

Lệ Mai - An toàn văn hoá quốc gia trong một thế giới đang biến đổi

An toàn văn hoá quốc gia là vấn đề cốt tử đang được nêu ra trong kỷ nguyên toàn cầu hoá. Vì vậy, đáp án của nó là phải đi tìm trong ngữ cảnh toàn cầu hoá những giải pháp để bảo đảm được an toàn văn hoá của chúng ta...

Bảo Chi - Cần đầu tư gấp đôi vào chăm sóc sức khỏe sinh sản

Báo cáo mang tên “Chi phí và lợi ích của việc đầu tư vào Kế hoạch hóa gia đình và sức khỏe Bà mẹ và Trẻ sơ sinh - Những giá trị thặng dư” công bố ngày 3-12 cho biết, tỷ lệ tử vong của các bà mẹ ở những nước đang phát triển có thể giảm bớt 70%, tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong có thể giảm gần 50%, nếu thế giới tăng gấp đôi đầu tư vào kế hoạch hóa gia đình và chăm sóc thai sản.

*** Văn học - nghệ thuật

Quốc Hưng - Nabokov và vẻ đẹp của sự dang dở

Sự kiện văn học đáng chú ý nhất 2009 không phải là giải thưởng Nobel Văn học danh giá, mà là sự “trở lại” của một nhà văn đã khuất – Vladimir Nobokov. Cuốn tiểu thuyết viết dở với nhan đề “Nguyên mẫu của Laura” (The Original of Laura) ông viết cách đây hơn 30 năm và trước khi chết đã yêu cầu bà vợ đem đốt, nay được được xuất bản và ngay lập tức trở thành cuốn sách bán chạy nhất thế giới.

*** Dân số và biển đảo

Hà Phương - Đã “lộ” những thách thức cần sớm khắc phục

Sau 5 tháng triển khai, Đề án kiểm soát dân số các vùng biển, đảo và ven biển (Đề án 52) đã có những bước khởi động tích cực song cũng bộc lộ một số khó khăn, thách thức cần sớm được khắc phục.

*** Nhân vật với lịch sử

Thiên An - Thomas Alva Edison: Nhà sáng chế vĩ đại mọi thời đại

Không được đi học một cách chính quy, không có bằng cấp, song trí tuệ tuyệt vời cùng lòng đam mê khoa học và sự nỗ lực hết mình, từng bước Thô-mát An-va Ê-đi-xơn (Thomas Alva Edison) đã chinh phục những điều mà người đương thời cho là không tưởng. Với hơn 1000 phát minh khác nhau, Thomas Alva Edison đã làm thay đổi sức sản xuất và phương thức sinh hoạt của nhân loại, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của nền văn minh thế giới.

*** Tuần trong 5 phút

- Việt Nam

- Thế giới