Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Giang tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XV
TCCS - Thực hiện nhiệm vụ người đại biểu nhân dân trước và sau mỗi kỳ họp Quốc hội, ngày 4-10-2022, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Giang gồm các đồng chí: Lý Thị Lan, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó trưởng đoàn chuyên trách đại biểu Quốc hội khóa XV, đơn vị tỉnh Hà Giang; Đại tá Hoàng Ngọc Định, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đã có buổi tiếp xúc cử tri trực tuyến toàn tỉnh, lấy ý kiến tham gia vào dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi).
Dự hội nghị có thường trực huyện ủy, hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân huyện, thành phố tại 11 điểm cầu trực tuyến. Về phía đầu cầu của tỉnh có đại biểu lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh Hà Giang.
Tại buổi tiếp xúc cử tri, đại biểu Quốc hội Hoàng Ngọc Định đã thông báo tới cử tri về dự kiến nội dung chương trình Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc vào ngày 20-10-2022 và dự kiến bế mạc vào ngày 18-11-2022. Theo dự kiến chương trình kỳ họp, Quốc hội sẽ dành thời gian để đại biểu thảo luận, gồm có chia tổ thảo luận và thảo luận chung tại hội trường, với 7 buổi thảo luận tổ và 23 buổi thảo luận chung. Quốc hội cũng dành 3 ngày cho hoạt động chất vấn tại kỳ họp. Đồng thời, công tác xây dựng pháp luật là một trong những nội dung quan trọng của kỳ họp với 10 dự án luật, nghị quyết thông qua và 7 dự án luật cho ý kiến lần đầu...
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đề nghị với tinh thần, trách nhiệm, các cử tri tích cực tham gia đóng góp ý kiến vào dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi), đây là dự án luật có tác động lớn tới các bậc cử tri... Trên tinh thần dân chủ, cởi mở, các cử tri đã thẳng thắn đóng góp ý kiến vào dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi) và các kiến nghị từ cơ sở gửi đến các cấp, ngành, như: Cần làm rõ khái niệm về kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác và các tổ chức kinh tế hợp tác.
Làm rõ hơn phạm vi điều chỉnh của dự án luật, cụ thể bổ sung tổ chức đại diện của các tổ chức kinh tế hợp tác; bổ sung một số thuật ngữ được sử dụng thường xuyên, nhiều lần tại dự thảo luật như: Tổ chức đại diện, tín dụng nội bộ, quyền hưởng dụng; kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định để làm rõ hơn về “lợi nhuận” và “thu nhập” tại khoản 13, 25 Điều 4 dự thảo luật; kiến nghị bỏ quy định về “thặng dư” tại khoản 23 Điều 4 dự thảo luật, tạo điều kiện cho các đối tượng thành viên, người lao động trong tổ chức kinh tế hợp tác dễ dàng tiếp cận, thực hiện.
Cần làm rõ về vai trò và địa vị pháp lý của hệ thống Liên minh Hợp tác xã. Tại dự thảo luật quy định: “Tổ chức đại diện của các tổ chức kinh tế hợp tác trong đó hệ thống Liên minh Hợp tác xã là nòng cốt, được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật về hội và pháp luật có liên quan nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên”. Như vậy, ngoài Liên minh Hợp tác xã thì còn tổ chức đại diện nào khác, đề nghị cơ quan soạn thảo cần làm rõ và quy định ngay tại dự thảo Luật Hợp tác xã (sửa đổi)...
Kết luận hội nghị, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XV, tỉnh Hà Giang Lý Thị Lan thay mặt Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp thu những ý kiến, kiến nghị tại hội nghị. Các ý kiến sẽ được tổng hợp để chuyển đến Quốc hội và cơ quan chức năng tiếp tục xem xét, giải quyết trong thời gian tới. Đồng thời, giao Liên minh Hợp tác xã tỉnh tiếp tục tổng hợp các ý kiến, kiến nghị từ cơ sở và có đánh giá rõ thực trạng, khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động của hệ thống hợp tác xã trên địa bàn cũng như những tác động của Luật Hợp tác xã trong quá trình thực hiện. Đồng thời, cũng cần tiếp tục có sự nghiên cứu kỹ và đưa ra những giải pháp, đề xuất xuất phát từ quá trình thực tiễn tại cơ sở để tham gia đóng góp ý kiến vào dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi) sát thực và cụ thể…/.
Ánh Thu (tổng hợp)
Tỉnh Hà Giang tổng kết 20 năm thực hiện Nghị định số 78 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác  (29/09/2022)
Lực lượng Công an tỉnh Hà Giang: Vì sự bình yên nơi địa đầu Tổ quốc  (27/09/2022)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tư duy phản biện cho đội ngũ cán bộ tham mưu tổ chức xây dựng Đảng hiện nay
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay