Tỉnh Hà Giang tổng kết 20 năm thực hiện Nghị định số 78 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác
TCCS - Ngày 28-9-2022, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang tổ chức Hội nghị tổng kết 20 năm triển khai thực hiện Nghị định số 78, ngày 4-10-2002, của Chính phủ, về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Đồng chí Hà Thị Minh Hạnh, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Trưởng Ban Đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh và Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Lê Tuấn Quang chủ trì hội nghị.
Dự hội nghị có các đồng chí: Thào Hồng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh; Chúng Thị Chiên, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh; Lý Thị Lan, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XV tỉnh Hà Giang; Lê Thị Đức Hạnh, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam; Nguyễn Thị Hoàng Yến, Cục Phó Cục Phát triển kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh; lãnh đạo chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Hà Nội và tỉnh Bắc Giang...
Phát biểu tại hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Thào Hồng Sơn ghi nhận, biểu dương những cách làm sáng tạo, kết quả đạt được của các cấp, ngành từ tỉnh đến cơ sở đã góp phần làm nên những thành tựu quan trọng trong việc thực hiện Nghị định 78 của Chính phủ trong suốt 20 năm qua. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn tỉnh còn cao (42,08%), số lượng lao động thiếu việc làm hoặc chưa qua đào tạo nghề còn lớn… Do đó, để tiếp tục thực hiện hiệu quả Nghị định 78 của Chính phủ, đồng chí Thào Hồng Sơn đề nghị các cấp, ngành tiếp tục quán triệt sâu rộng nội dung các nghị quyết của Trung ương, tỉnh về giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.
Xác định công tác tín dụng chính sách là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Thào Hồng Sơn cho biết, tỉnh sẽ tiếp tục dành một phần nguồn vốn từ ngân sách địa phương đưa vào dự toán ngân sách hằng năm, bảo đảm bố trí đủ, kịp thời nguồn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để bổ sung nguồn vốn cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh.
Riêng Ngân hàng Chính sách xã hội tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả mô hình tổ chức và phương thức quản lý tín dụng chính sách xã hội đặc thù; thực hiện tốt việc huy động, quản lý và sử dụng vốn hiệu quả; ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, hiện đại hóa ngân hàng; tăng cường công tác đào tạo cán bộ, kiện toàn, bồi dưỡng nhân sự trong hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội để thực hiện tốt công tác tín dụng chính sách trong tình hình mới...
Sau 20 năm triển khai thực hiện Nghị định 78 của Chính phủ, từ 2 chương trình tín dụng ban đầu với tổng số tiền 117,8 tỷ đồng, đến nay, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hà Giang đang thực hiện 18 chương trình tín dụng chính sách với tổng doanh số cho vay lên đến 10.914 tỷ đồng. Tổng dư nợ đến 31.8 là 4.088 tỷ đồng, tăng 3.970 tỷ đồng so với thời điểm năm 2002, đạt tốc độ tăng bình quân 21,3%/năm. Hệ số sử dụng vốn hằng năm đạt trên 99%, tỷ lệ thu lãi đạt trên 98%. Chất lượng tín dụng ngày càng được nâng cao, nợ quá hạn chỉ chiếm 0,09% trên tổng dư nợ.
Vốn tín dụng chính sách đã hỗ trợ 268.682 lượt hộ nghèo, 26.274 lượt hộ cận nghèo, 13.478 lượt hộ mới thoát nghèo vay vốn phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, giúp gần 32.000 lao động vay vốn tạo việc làm, 2.375 lượt hộ vay vốn xuất khẩu lao động, 16.748 hộ đồng bào dân tộc thiểu số vay vốn cải tạo đất, chuyển đổi nghề và phát triển sản xuất kinh doanh; 15.124 lượt học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn trang trải chi phí học tập; xây dựng 14.740 căn nhà ở cho hộ nghèo và 193 căn nhà ở xã hội; xây dựng 65.282 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường bảo đảm theo tiêu chuẩn. Nguồn vốn tín dụng chính sách đã hỗ trợ 127.800 hộ thoát nghèo, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 4%/năm...
Đặc biệt, thực hiện Chỉ thị số 40 và Kết luận số 06 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc. Đến nay, tổng nguồn vốn ủy thác địa phương sang Ngân hàng Chính sách xã hội để thực hiện cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác đạt 206,2 tỷ đồng...
Tham luận của các đại biểu tại hội nghị đã khẳng định tín dụng chính sách ưu đãi và mô hình tổ chức của Ngân hàng Chính sách xã hội theo Nghị định 78 của Chính phủ là hoàn toàn phù hợp, có hiệu lực, hiệu quả; đã huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội tham gia vào thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, tạo việc làm và bảo đảm an sinh xã hội.
Cùng với đó, các đại biểu đã chia sẻ cách làm hay, mô hình, dự án phát triển kinh tế hiệu quả thông qua nguồn vốn vay ưu đãi. Đồng thời, kiến nghị, đề xuất nhiều giải pháp để tiếp tục thực hiện hiệu quả chương trình tín dụng chính sách trong thời gian tới.
Với những thành tích xuất sắc trong triển khai thực hiện Nghị định số 78 của Chính phủ, tại hội nghị, 1 tập thể, 7 cá nhân vinh dự được các bộ, ngành Trung ương tặng bằng khen; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tặng bằng khen cho 10 tập thể, 31 cá nhân. Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam vinh danh 4 cá nhân là Trưởng Ban đại diện, thành viên Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội tiêu biểu các cấp trên địa bàn tỉnh; tặng Giấy khen cho 2 tập thể, 13 cá nhân./.
Hà An (tổng hợp)
Lực lượng Công an tỉnh Hà Giang: Vì sự bình yên nơi địa đầu Tổ quốc  (27/09/2022)
Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang quyết nghị các vấn đề quan trọng tại Kỳ họp thứ chín (chuyên đề)  (23/09/2022)
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay