Góp phần xây dựng văn minh đô thị ở tỉnh Quảng Ninh
TCCS - Với nhiều cách làm riêng, mô hình nổi bật, thời gian qua, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội của Quảng Ninh đã tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt các tiêu chí, góp phần chung vào quá trình xây dựng, phát triển đô thị ngày càng văn minh, hiện đại.
Xây dựng văn minh đô thị được tỉnh Quảng Ninh quan tâm, thực hiện từ nhiều năm qua với nhiều chỉ đạo đồng bộ trên các mặt công tác (quy hoạch, giao thông, môi trường, an ninh trật tự, văn hóa, thể thao...). Cùng với sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền địa phương, thời gian qua, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, văn minh đô thị”, qua đó tạo khí thế thi đua sôi nổi trên nhiều lĩnh vực. Việc triển khai được thực hiện đến các cấp cơ sở, khu dân cư; cụ thể hóa gắn với nhu cầu, yêu cầu thực tiễn bảo đảm tính thiết thực, hiệu quả, phát huy được sáng kiến và khả năng tự quản của nhân dân. Cùng với đó, vận động nhân dân phát huy quyền làm chủ trong thực hiện chức năng giám sát, phản biện xã hội; tạo sự đồng thuận khi triển khai thực hiện nhất là huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực đóng góp của nhân dân trong đầu tư xây dựng cơ bản; duy trì, phát huy xây dựng khu dân cư không có tệ nạn xã hội và tội phạm...
Mặt trận Tổ quốc các cấp thực hiện tốt chức năng tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước; phối hợp với chính quyền, các ngành, đoàn thể chỉ đạo, triển khai đồng bộ từ tỉnh tới cấp cơ sở các cuộc vận động, phong trào thi đua gắn với các tiêu chí về bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, góp phần xây dựng khối đoàn kết, thế trận an ninh nhân dân vững chắc, bảo đảm an ninh trật tự ngay từ cộng đồng khu dân cư.
Năm 2022, Mặt trận Tổ quốc các cấp tiếp tục duy trì, triển khai có hiệu quả các hoạt động phối hợp xây dựng các mô hình, tổ chức tự quản về an ninh trật tự, triển khai hiệu quả phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Mặt trận Tổ quốc đã phối hợp với công an các địa phương duy trì và củng cố, xây dựng mới mô hình điểm về an ninh cơ sở tại 19 đơn vị cấp xã, phường; phối hợp với công an, các tổ chức chính trị - xã hội và các thành viên Ban Chỉ đạo 138 triển khai phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, “Toàn dân tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông”; “Toàn dân tham gia phòng cháy chữa cháy”; duy trì các mô hình do Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể phối hợp triển khai tại địa bàn khu dân cư, như khu dân cư phòng chống ma tuý, tội phạm, hòm thư tố giác, gia đình văn hóa, tổ an toàn, phường bình yên, khu dân cư không có tội phạm, tệ nạn xã hội; khu dân cư sáng, sạch, an toàn... Các lực lượng tại địa bàn chủ động, thường xuyên nắm tình hình tư tưởng, nguyện vọng của nhân dân để kịp thời phản ánh với cấp ủy, chính quyền, hạn chế phát sinh điểm nóng, phức tạp ở địa phương.
Cùng với đó, Mặt trận Tổ quốc các cấp phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành, địa phương triển khai các phong trào thi đua, xây dựng nếp sống văn minh trên nhiều lĩnh vực, như trật tự xây dựng; giao tiếp ứng xử nơi công cộng; trong sản xuất, kinh doanh dịch vụ, thương mại; tham gia giao thông; trong tổ chức tang lễ, việc cưới, lễ hội, sinh hoạt tín ngưỡng và xây dựng môi trường xã hội an toàn, thân thiện, văn minh... Trong xây dựng hạ tầng và chỉnh trang đô thị, toàn hệ thống chính trị vận động nhân dân tích cực tham gia giải phóng mặt bằng, hiến đất, xã hội hóa đóng góp xây dựng, ngày công hoàn thành nhiều công trình công cộng, phục vụ tốt nhu cầu nhân dân trên địa bàn. Đơn cử, tại thành phố Hạ Long, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể vào cuộc vận động nhân dân hiến hàng nghìn mét vuông đất, ước tính trên 30 tỷ đồng. Toàn thành phố đã thực hiện 10 công trình và 17 công trình đang triển khai tiếp với tổng kinh phí đầu tư 125,7 tỷ đồng... Ngoài ra, vận động nhân dân tích cực hưởng ứng và tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường; thực hiện giữ gìn vệ sinh trong sinh hoạt, sản xuất; tích cực trồng cây, xây dựng các tuyến đường hoa, tuyến đường kiểu mẫu, phân loại rác tại nguồn...
Với mục tiêu phấn đấu 100% phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị, tỉnh Quảng Ninh sẽ tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp nhằm giữ vững và nâng cao hơn nữa những kết quả đã đạt được./.
Hiệu quả từ nguồn vốn tín dụng chính sách ở thành phố Móng Cái  (01/11/2022)
Nông nghiệp hữu cơ Quảng Ninh - cần nhiều giải pháp để bứt phá  (28/10/2022)
Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh  (28/10/2022)
Thành phố Hạ Long nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP  (27/10/2022)
Huyện Cô Tô tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng bền vững  (26/10/2022)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm