Hiệu quả từ nguồn vốn tín dụng chính sách ở thành phố Móng Cái
TCCS - Những năm qua, từ nguồn vốn tín dụng chính sách của Nhà nước, Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Móng Cái đã hỗ trợ cho hàng chục nghìn lượt hộ nghèo, đối tượng chính sách trên địa bàn vay vốn. Qua đó, góp phần giúp họ cải thiện đời sống vật chất, tinh thần; giảm nghèo nhanh, bền vững, bảo đảm an sinh xã hội.
Thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP, ngày 4-10-2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, 20 năm qua, với sự vào cuộc tích cực của các cấp, các ngành và của cả hệ thống chính trị - xã hội, nhất là từ sau khi có Chỉ thị số 40-CT/TW, Kết luận số 06-KL/TW, việc tổ chức triển khai tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn thành phố Móng Cái đạt được nhiều kết quả nổi bật. Cụ thể là, huy động được các nguồn lực tài chính để tạo lập nguồn vốn, tổ chức thực hiện hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách, góp phần quan trọng thực hiện các chủ trương, chính sách, mục tiêu, nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước đề ra về giảm nghèo bền vững, tạo việc làm, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị, quốc phòng - an ninh và phát triển kinh tế - xã hội.
Ủy ban nhân dân thành phố đã chỉ đạo thành lập 14 điểm giao dịch của Ngân hàng Chính sách xã hội tại 17 xã, phường trên địa bàn thành phố (có 3 phường giao dịch tại trung tâm). Các điểm giao dịch đều được bố trí trong khuôn viên bên ủy ban nhân dân các xã, phường, thực hiện giao dịch vào ngày, giờ cố định hằng tháng (kể cả thứ bảy, chủ nhật). Mô hình Điểm giao dịch xã chính là bước tiến trong cải cách thủ tục hành chính, là đặc thù riêng có của Ngân hàng Chính sách xã hội, đã và đang phát huy hiệu quả rất tích cực trong hoạt động của ngân hàng. Mô hình này vừa tạo thuận lợi cho các đối tượng thụ hưởng tiếp cận dịch vụ, thông tin về tín dụng chính sách xã hội, tiết giảm chi phí, thời gian đi lại, vừa bảo đảm hoạt động tín dụng chính sách xã hội dân chủ, công khai với cách thức “giao dịch tại nhà, giải ngân, thu nợ tại xã”, góp phần hạn chế nguy cơ dẫn đến thất thoát, xâm tiêu, tham ô, chiếm dụng vốn, tạo được lòng tin của nhân dân với các chính sách của Đảng, Nhà nước và đối với hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội. Từ năm 2002 đến nay, nguồn lực tín dụng qua Ngân hàng Chính sách xã hội đã và đang triển khai cho vay 11 chương trình tín dụng chính sách, tổng dư nợ đến ngày 30-6-2022 đạt 277,973 tỷ đồng với 7.966 món đang dư nợ, 5.779 hộ đang vay vốn.
Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Móng Cái đã phát triển hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn theo hướng ổn định và bền vững, gắn với việc phát triển các sản phẩm dịch vụ hiện đại hơn, phục vụ tốt hơn cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác, bảo đảm 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo, đối tượng chính sách đủ điều kiện, có nhu cầu đều được vay vốn. Hiện nay, 100% hộ vay vốn tín dụng ưu đãi trên địa bàn đều thông qua mạng lưới hoạt động của các hội, đoàn thể, với 159 tổ tiết kiệm và vay vốn tại 100 thôn, bản, khu phố.
Với mạng lưới hoạt động đến từng thôn, xóm, khu phố đã giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhận thức theo hướng tích cực nhất về chính sách ưu đãi của Nhà nước để thực hiện quyền lợi và trách nhiệm của mình khi tham gia vay vốn tín dụng chính sách. Xây dựng kế hoạch phối hợp kiểm tra, giám sát hằng năm trong hoạt động của hội, đoàn thể, hoạt động của tổ tiết kiệm và vay vốn, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động ủy thác, không để xảy ra tình trạng xâm tiêu, chiếm dụng vốn, hay những sai phạm nghiêm trọng trong quy trình cho vay và quản lý vốn vay. Nguồn vốn tín dụng chính sách được đầu tư đến 100% xã, phường trên địa bàn thành phố, tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách có nhu cầu, đủ điều kiện được tiếp cận với đồng vốn tín dụng chính sách một cách thuận lợi, kịp thời, giúp cho 4.572 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được vay vốn. Qua đó, góp phần giúp cho trên 1.670 hộ thoát nghèo, thu hút tạo việc làm cho trên 7.290 lao động, giúp cho 212 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập, không để học sinh, sinh viên nào phải bỏ học vì khó khăn về tài chính, hỗ trợ xây mới và cải tạo 14.576 công trình nước sạch vệ sinh môi trường ở nông thôn, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa 87 ngôi nhà cho hộ nghèo...
Kết quả đạt được trong triển khai tín dụng chính sách đã khẳng định vai trò của chính sách tín dụng ưu đãi, sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân, góp phần quan trọng thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách, mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra về giảm nghèo, tạo việc làm, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn thành phố Móng Cái./.
Nông nghiệp hữu cơ Quảng Ninh - cần nhiều giải pháp để bứt phá  (28/10/2022)
Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh  (28/10/2022)
Thành phố Hạ Long nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP  (27/10/2022)
Huyện Cô Tô tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng bền vững  (26/10/2022)
Gian nan hành trình giảm nghèo bền vững ở tỉnh Bình Định  (24/10/2022)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm