Ngày càng nhiều kỹ thuật phục hồi chức năng được ứng dụng phục vụ người bệnh
TCCS - Ngày 19-9, tại Hà Nội, Hội Phục hồi chức năng Việt Nam phối hợp với Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị quốc tế về khoa học, công nghệ và giải pháp tăng cường công tác phục hồi chức năng với sự tham dự của các chuyên gia trong nước, quốc tế và đại diện các đơn vị phục hồi chức năng trên cả nước.
![](/documents/20182/515512/phuc+hoi+chuc+nang.jpg/38005467-65bf-4366-8aec-28830295cb79?t=1570422208626)
Phát biểu tại Hội nghị, GS, TS. Trần Trọng Hải, Chủ tịch Hội Phục hồi chức năng Việt Nam cho biết, hội nghị là dịp để những người làm công tác phục hồi chức năng trong cả nước, các chuyên gia nước ngoài chia sẻ và trao đổi các nội dung chuyên môn thiết thực và bổ ích, mở ra cơ hội hợp tác và phát triển giữa Hội Phục hồi chức năng Việt Nam với các tổ chức và các nhà chuyên môn trên thế giới.
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của ngành phục hồi chức năng trên thế giới, công tác phục hồi chức năng tại Việt Nam cũng ngày càng phát triển và chứng tỏ vị thế của mình. Hội Phục hồi chức năng Việt Nam đã phát triển nguồn nhân lực mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng với hơn 3.000 hội viên.
Hội Phục hồi chức năng Việt Nam đã tích cực trong công tác phát triển chuyên môn kỹ thuật về phục hồi chức năng và phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng; đồng thời tập trung phát triển các kỹ thuật mới, như hệ thống máy robot, tập luyện trên hệ thống máy tích hợp, tập mô phỏng thực tế ảo, kỹ thuật lượng giá và tập luyện trên máy tập thăng bằng, kỹ thuật điều trị sóng xung kích, điều trị laser, từ trường… Nhờ đó, Hội đã đạt được nhiều thành tích đáng ghi nhận, giúp phục hồi chức năng cho người bệnh, người khuyết tật ngày càng tốt hơn, trở thành một thành phần quan trọng không thể thiếu trong hệ thống chăm sóc sức khỏe người dân Việt Nam.
Theo TS. Cao Hưng Thái, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh, những năm qua, Bộ Y tế đã xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức hệ thống phục hồi chức năng; biên soạn hệ thống quy trình kỹ thuật phục hồi chức năng, hướng dẫn chẩn đoán điều trị phục hồi chức năng; các quy định về giá, về bảo hiểm y tế... Các văn bản này là hành lang pháp lý quan trọng cho hoạt động của các cơ sở phục hồi chức năng và những người làm phục hồi chức năng trên lãnh thổ Việt Nam, bảo đảm quyền lợi cả cho người bệnh, người khuyết tật và cả cho cán bộ y tế đang công tác trong lĩnh vực phục hồi chức năng.
Hiện cả nước đã có 63 bệnh viện, trung tâm phục hồi chức năng tuyến Trung ương và tuyến tỉnh; 100% bệnh viện đa khoa trung ương và tuyến tỉnh có khoa phục hồi chức năng; 50% bệnh viện chuyên khoa có khoa phục hồi chức năng.
Đặc biệt, đã thành lập hệ thống khoa phục hồi chức năng - y học cổ truyền tại các trung tâm y tế tuyến huyện, cung cấp được các dịch vụ phục hồi chức năng đơn giản ngay tại cộng đồng. Đội ngũ cộng tác viên thôn, bản về phục hồi chức năng cũng được chú trọng đào tạo và hướng dẫn luyện tập cho người bệnh, giúp người khuyết tật được phục hồi chức năng và hòa nhập ngay tại cộng đồng.
“Ngày càng có nhiều kỹ thuật phục hồi chức năng được ứng dụng phục vụ người bệnh và người khuyết tật. Chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng được quan tâm, đầu tư và triển khai ở nhiều địa phương, góp phần làm giảm tỷ lệ khuyết tật, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của người khuyết tật về mọi mặt, giúp người khuyết tật hòa nhập và tham gia bình đẳng vào các hoạt động trong xã hội, phát huy tối đa năng lực của người khuyết tật đóng góp vào sự phát triển chung của cộng đồng”, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh cho biết.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã nghe các chuyên gia đến từ Đức, Hàn Quốc giới thiệu những kinh nghiệm, kỹ thuật mới trong phục hồi chức năng đối với các bệnh nhân đột quỵ, như đáp ứng về mặt sinh lý thần kinh đối với các bài tập thăng bằng, điều hợp và tăng cường sức mạnh cơ trong phục hồi chức năng bệnh nhân đột quỵ; co cứng vai; khái niệm về kỹ thuật Bobath và ứng dụng cho bệnh nhân liệt nửa người…
Đồng thời lắng nghe đại diện các cơ sở phục hồi chức năng tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Dương, các bệnh viện tuyến Trung ương như Bệnh viện Bạch Mai, Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện Phổi Trung ương, Bệnh viện Nhi Trung ương… thông tin về kết qủa ứng dụng các kỹ thuật mới, những kinh nghiệm trong công tác tại địa phương, đơn vị…/.
Thẻ Agribank đồng hành cùng tam nông  (25/09/2019)
Hướng tới Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X  (25/09/2019)
Thúc đẩy ngành cơ khí Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn  (25/09/2019)
Binh chủng Tăng Thiết giáp đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng  (25/09/2019)
Hoàn thiện pháp luật về an ninh mạng trong tình hình hiện nay  (25/09/2019)
- Các quốc gia tầm trung trong bối cảnh mới và hàm ý chính sách đối với Việt Nam đến năm 2030
- Vai trò của báo chí trong truyền thông chính sách về đa dạng văn hóa
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người với việc xây dựng và phát huy nhân tố con người để phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay
- Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng nền kinh tế tự chủ trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay và một số gợi ý cho Việt Nam
- Phát triển tài chính toàn diện trên cơ sở mối quan hệ với công nghệ tài chính và hàm ý chính sách cho Việt Nam
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam