Nâng cao ý thức người dân trong phòng, chống sốt xuất huyết
TCCS - Những tuần gần đây, số ca sốt xuất huyết trên địa bàn các tỉnh Đồng Nai, Trà Vinh, Bình Thuận, Bình Phước, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh… tăng mạnh, trong đó, Bình Thuận tăng 5,6 lần, Trà Vinh 3,1 lần, Đà Nẵng 2,7 lần so với cùng kỳ năm 2018.
Các địa phương có sốt xuất huyết gia tăng đã và đang tăng cường các hoạt động giám sát bệnh sốt xuất huyết, kịp thời xử lý các ổ dịch vừa phát sinh tránh lây lan. Ngay khi phát hiện các ổ bệnh, các địa phương đã tiến hành xử lý triệt để nhằm khống chế lây lan; phun hóa chất diệt muỗi chủ động tại các địa bàn có số ca mắc cao và các vùng nguy cơ. Đồng thời, tổ chức phun hóa chất diệt muỗi tại các nơi công cộng; huy động học sinh, sinh viên tham gia vệ sinh môi trường phòng chống bệnh sốt xuất huyết...
Diễn biến phức tạp và chưa có dấu hiệu giảm
Tại tỉnh Bình Thuận, những tuần gần đây, số ca mắc bệnh sốt xuất huyết gia tăng nhanh tại các huyện, thị trên địa bàn tỉnh. Mặc dù ngành y tế và các địa phương đã nỗ lực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhưng sốt xuất huyết vẫn diễn biến phức tạp và chưa có dấu hiệu giảm.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Thuận, từ đầu năm 2019 đến nay, toàn tỉnh Bình Thuận ghi nhận hơn 3.500 trường hợp mắc sốt xuất huyết Dengue. Số ca mắc tăng gấp 5,6 lần so với cùng kỳ năm 2018. Đáng chú ý, tất cả các huyện, thị, thành phố đều có người mắc bệnh sốt xuất huyết tăng cao. Đặc biệt, số ca mắc bệnh bắt đầu tăng nhanh từ tháng 7 đến nay, trung bình mỗi tuần có hơn 200 ca mắc. Trong tháng 8-2019, Bình Thuận có một trường hợp ở thị xã La Gi tử vong do bệnh sốt xuất huyết, nâng số trường hợp tử vong do sốt xuất huyết từ đầu năm đến nay là 2 người. Trước đó, đã có một ca tử vong tại huyện Tánh Linh vào tháng 3-2019.
Tại thành phố Đà Nẵng, từ đầu năm đến ngày 15-9, toàn thành phố ghi nhận 4.257 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tăng 2,73 lần so với cùng kỳ năm 2018 (1.795 ca), đứng thứ 3 trong khu vực 11 tỉnh miền Trung về số ca mắc. Các địa phương ghi nhận số ca mắc cao là Thanh Khê, Hải Châu, Liên Chiểu, Sơn Trà.
Trong mùa cao điểm của bệnh sốt xuất huyết, số ca mắc và ổ bệnh ở tỉnh Đồng Nai đang tăng nhanh, trong đó có nhiều trường hợp nặng, sốc sốt xuất huyết. Tính đến ngày 20-9, toàn tỉnh ghi nhận hơn 14.500 ca sốt xuất huyết, tăng 2,6 lần so với cùng kỳ năm 2018 (hơn 3.800 ca mắc); ghi nhận hai ca tử vong do sốt xuất huyết…
Trước tình hình bệnh sốt xuất huyết đang gia tăng và diễn biến phức tạp, khó lường, ngành y tế các tỉnh đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền về tính chất nguy hiểm của dịch bệnh và hướng dẫn người dân cách phòng, chống. Đồng thời khuyến cáo người dân mặc quần áo dài tay, ngủ màn, sử dụng kem chống muỗi, dùng vợt bắt muỗi, xịt hóa chất diệt muỗi; chủ động dọn dẹp vệ sinh môi trường sống xung quanh như thu gom, lật úp, các dụng cụ chứa nước không cần thiết, những dụng cụ chứa nước phải có nắp đậy và cọ rửa thường xuyên.
Ý thức của người dân chưa cao
Theo các chuyên gia y tế, nguyên nhân khiến bệnh sốt xuất huyết diễn biến phức tạp và gia tăng là do bắt đầu vào mùa mưa, khí hậu ẩm tạo điều kiện cho truyền bệnh sốt xuất huyết sinh sôi và phát triển. Bên cạnh đó, ý thức của một bộ phận người dân trong việc diệt lăng quăng, bọ gậy, diệt muỗi chưa cao, thậm chí thiếu hợp tác, gây cản trở cho công tác xử lý bệnh, như phun hóa chất; một vài nơi lực lượng cộng tác viên y tế tại một số địa phương chưa thực sự tích cực…
Để phòng, chống sốt xuất huyết, người dân cần tuân thủ về nguyên tắc phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết; phân biệt rõ triệu chứng bệnh sốt xuất huyết với các bệnh khác, như sốt thông thường, sốt phát ban, sốt virus, sốt xuất huyết.
Các dấu hiệu sớm của bệnh sốt xuất huyết trước hết là xuất hiện sốt, kèm theo triệu chứng đau nhức mình mẩy, chán ăn, sốt kéo dài từ 2-5 ngày sau đó bệnh nhân có các nốt phát ban, chảy máu chân răng, nếu bệnh nặng thì có thể dẫn đến chân tay lạnh, đau bụng, trụy mạch, vã mồ hôi, có biểu hiện xuất huyết nội tạng. Để xác định rõ có bị sốt xuất huyết hay không, người dân cần đi khám để được chẩn đoán sớm và được bác sĩ hướng dẫn cách chăm sóc và theo dõi bệnh.
Sốt xuất huyết là bệnh do virus gây ra và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên người dân khi có dấu hiệu mắc bệnh sốt xuất huyết cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được hướng dẫn theo dõi, chăm sóc, điều trị; hạn chế tự mua thuốc uống, chủ quan dẫn đến bệnh diễn tiến nặng, điều trị khó khăn.
Khi bị sốt xuất huyết tuyệt đối không được dùng kháng sinh bởi dùng kháng sinh không có tác dụng thậm chí còn gây tác dụng phụ.
Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết như sau:
Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
Hằng tuần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu hoặc hóa chất diệt ấu trùng vào bát nước kê chân chạn.
Hằng tuần loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá...
Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày.
Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.
Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà./.
Vấn đề nóng trong ngành y tế: Khoa cấp cứu cần “cấp cứu”  (26/09/2019)
Các bệnh viện mắt chú trọng quản lý chất lượng lâm sàng, hạn chế sai sót chuyên môn  (26/09/2019)
Sống khoa học lành mạnh để nâng cao sức khỏe  (25/09/2019)
Tuyến đầu trong phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe cũng như sàng lọc, phát hiện sớm và kiểm soát bệnh tật  (12/09/2019)
Cần chú ý ngộ độc paracetamol ở trẻ nhỏ  (11/09/2019)
Nhiễm độc thạch tín vì thói quen xông nhà  (11/09/2019)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm