Y tế từ xa: Kiểm soát tốt hơn tình trạng bệnh ngay tại nhà
21:15, ngày 10-10-2018
TCCSĐT - Y học từ xa, còn được gọi là Y tế từ xa, chăm sóc từ xa hoặc y tế điện tử, là một cách tiếp cận mới để chăm sóc sức khỏe, trong đó sử dụng công nghệ nhằm giúp bạn - là bệnh nhân, quản lý sức khỏe của chính mình tại nhà.
Y tế từ xa cho phép cá nhân kiểm soát tốt hơn tình trạng bệnh và cuộc sống của họ trong khi vẫn duy trì tính độc lập tại nhà; Cho phép hiện diện tại nhà các dịch vụ mà trước đây chỉ có tại bệnh viện; Giảm nhu cầu khám bệnh tại bệnh viện và đi bác sĩ, tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại; Hỗ trợ quản lý dài hạn tại nhà cho một tình trạng bệnh lý; Những công nghệ có thể được thiết kế đặc hiệu cho từng cá nhân; Tăng cường tiếp cận với các dịch vụ ở vùng sâu vùng xa; Giảm chi phí chăm sóc sức khỏe; Một số hình thức của y tế từ xa cung cấp truy cập trực tiếp tới một chuyên gia chăm sóc sức khỏe, loại bỏ thời gian chờ hẹn; Một số hình thức của y học từ xa cung cấp sự giám sát liên tục, 24 giờ một ngày, 7 ngày một tuần; Giải quyết vấn đề thiếu hụt (nhân lực) của các nhà cung cấp dịch vụ y tế
Tới đây, Bộ Y tế sẽ triển khai hệ thống y tế từ xa (telemedicine) cho các trạm y tế nhằm tối ưu hóa sự hỗ trợ của các bệnh viện tuyến trên trong công tác khám chữa bệnh.
Đây là một trong những giải pháp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại các trạm y tế xã, phường trong thời gian tới. Thông tin trên được đưa ra tại Hội nghị tăng cường chuyển giao kỹ thuật cho y tế cơ sở các tỉnh phía Nam do Bộ Y tế tổ chức ngày 10-10, tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Thạc sỹ Trần Văn Tuyên, Cục Công nghệ thông tin, Bộ Y tế, cho biết từ năm 2019, Bộ Y tế sẽ triển khai lắp đặt hệ thống y tế từ xa tại 26 trạm y tế xã, phường điểm trong cả nước, nhằm kết nối các trạm y tế với các bệnh viện, trung tâm y tế huyện, bệnh viện tuyến tỉnh, Sở Y tế, các bệnh viện tuyến Trung ương và Bộ Y tế.
Chỉ cần một màn hình máy tính và thiết bị đầu cuối trên nền tảng mạng Internet có sẵn, cán bộ y tế trạm y tế xã, phường có thể kết nối với tuyến trên để tiếp nhận kiến thức y tế một cách nhanh chóng, kịp thời, tiện lợi bất cứ lúc nào mà không cần phải di chuyển lên tuyến trên.
Bên cạnh đó, các bác sỹ bệnh viện tuyến trên có thể tham gia hội chẩn, chẩn đoán, hướng dẫn điều trị từ xa các ca bệnh tại trạm y tế, không cần chuyển bệnh nhân lên tuyến trên.
Điểm đặc biệt, hệ thống y tế từ xa này có thể kết nối được đến 1.000 điểm cầu khác nhau cùng tham gia. Cùng với đó, thao tác sử dụng hệ thống này khá đơn giản, dễ dàng, với đội ngũ y bác sỹ, nhân viên y tế của trạm y tế xã, phường. Đây sẽ là công cụ đắc lực giúp sức cho hệ thống các trạm y tế xã, phường trong việc nâng cao năng lực, khả năng khám chữa bệnh.
Cùng với việc kết nối y tế từ xa, tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến chỉ đạo các trạm y tế xã, phường điểm cần làm ngay việc lập và quản lý hồ sơ sức khỏe cá nhân của người dân; đẩy mạnh việc theo dõi, điều trị các bệnh không lây nhiễm, bệnh mạn tính đang ngày càng gia tăng trong cộng đồng.
Bộ trưởng nhấn mạnh, năm 2018, các địa phương phải hoàn thành mô hình 26 trạm y tế xã, phường điểm, tiến tới triển khai rộng khắp tại các trạm y tế xã, phường còn lại, mà không cần chờ kết quả các trạm y tế làm điểm.
“Mỗi tỉnh phải chọn 1-2 huyện và một số trạm y tế xã để chỉ đạo điểm, trên cơ sở đó rút kinh nghiệm trong triển khai rộng rãi. Đến năm 2023 các địa phương phải hoàn thành việc đồng bộ hóa, phát triển hệ thống trạm y tế xã, phường,” Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến yêu cầu.
Thống kê của Bộ Y tế, 35,4% bệnh nhân đến khám chữa bệnh ở tuyến Trung ương có thể được điều trị ở tuyến tỉnh và 20% có thể điều trị được ở tuyến huyện; 41,5% bệnh nhân đến khám chữa bệnh ở tuyến tỉnh có thể điều trị được ở tuyến huyện và 11% có thể được điều trị ở trạm y tế xã, phường./.
Tới đây, Bộ Y tế sẽ triển khai hệ thống y tế từ xa (telemedicine) cho các trạm y tế nhằm tối ưu hóa sự hỗ trợ của các bệnh viện tuyến trên trong công tác khám chữa bệnh.
Đây là một trong những giải pháp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại các trạm y tế xã, phường trong thời gian tới. Thông tin trên được đưa ra tại Hội nghị tăng cường chuyển giao kỹ thuật cho y tế cơ sở các tỉnh phía Nam do Bộ Y tế tổ chức ngày 10-10, tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Thạc sỹ Trần Văn Tuyên, Cục Công nghệ thông tin, Bộ Y tế, cho biết từ năm 2019, Bộ Y tế sẽ triển khai lắp đặt hệ thống y tế từ xa tại 26 trạm y tế xã, phường điểm trong cả nước, nhằm kết nối các trạm y tế với các bệnh viện, trung tâm y tế huyện, bệnh viện tuyến tỉnh, Sở Y tế, các bệnh viện tuyến Trung ương và Bộ Y tế.
Chỉ cần một màn hình máy tính và thiết bị đầu cuối trên nền tảng mạng Internet có sẵn, cán bộ y tế trạm y tế xã, phường có thể kết nối với tuyến trên để tiếp nhận kiến thức y tế một cách nhanh chóng, kịp thời, tiện lợi bất cứ lúc nào mà không cần phải di chuyển lên tuyến trên.
Bên cạnh đó, các bác sỹ bệnh viện tuyến trên có thể tham gia hội chẩn, chẩn đoán, hướng dẫn điều trị từ xa các ca bệnh tại trạm y tế, không cần chuyển bệnh nhân lên tuyến trên.
Điểm đặc biệt, hệ thống y tế từ xa này có thể kết nối được đến 1.000 điểm cầu khác nhau cùng tham gia. Cùng với đó, thao tác sử dụng hệ thống này khá đơn giản, dễ dàng, với đội ngũ y bác sỹ, nhân viên y tế của trạm y tế xã, phường. Đây sẽ là công cụ đắc lực giúp sức cho hệ thống các trạm y tế xã, phường trong việc nâng cao năng lực, khả năng khám chữa bệnh.
Cùng với việc kết nối y tế từ xa, tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến chỉ đạo các trạm y tế xã, phường điểm cần làm ngay việc lập và quản lý hồ sơ sức khỏe cá nhân của người dân; đẩy mạnh việc theo dõi, điều trị các bệnh không lây nhiễm, bệnh mạn tính đang ngày càng gia tăng trong cộng đồng.
Bộ trưởng nhấn mạnh, năm 2018, các địa phương phải hoàn thành mô hình 26 trạm y tế xã, phường điểm, tiến tới triển khai rộng khắp tại các trạm y tế xã, phường còn lại, mà không cần chờ kết quả các trạm y tế làm điểm.
“Mỗi tỉnh phải chọn 1-2 huyện và một số trạm y tế xã để chỉ đạo điểm, trên cơ sở đó rút kinh nghiệm trong triển khai rộng rãi. Đến năm 2023 các địa phương phải hoàn thành việc đồng bộ hóa, phát triển hệ thống trạm y tế xã, phường,” Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến yêu cầu.
Thống kê của Bộ Y tế, 35,4% bệnh nhân đến khám chữa bệnh ở tuyến Trung ương có thể được điều trị ở tuyến tỉnh và 20% có thể điều trị được ở tuyến huyện; 41,5% bệnh nhân đến khám chữa bệnh ở tuyến tỉnh có thể điều trị được ở tuyến huyện và 11% có thể được điều trị ở trạm y tế xã, phường./.
Việt Nam ủng hộ sự nghiệp cách mạng chính nghĩa của nhân dân Cuba  (10/10/2018)
Phó Thủ tướng kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Vương quốc Anh  (10/10/2018)
Phát triển quan hệ Việt Nam - Nhật Bản toàn diện và sâu sắc hơn  (10/10/2018)
Tổ chức Đại hội Mặt trận Tổ quốc các cấp cần tránh lãng phí  (10/10/2018)
Hoạt động của Chủ tịch Quốc hội tại Thổ Nhĩ Kỳ  (10/10/2018)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay