Chương trình sữa học đường không bắt buộc
23:21, ngày 25-09-2018
TCCSĐT - Chiều 25-9, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Phạm Xuân Tiến cho biết đối với chương trình Sữa học đường, có hiểu nhầm rằng chương trình thực hiện bắt buộc, trong khi thực tế việc này hoàn toàn là tự nguyện nên phụ huynh học sinh có thể đăng ký nếu có nhu cầu.
Theo chương trình Sữa học đường, về định mức thụ hưởng, trẻ em mẫu giáo và học sinh tiểu học được uống sữa tươi 5 lần/tuần của 9 tháng đi học (mỗi ngày uống một lần), mỗi lần 1 hộp 180ml.
Tổng số trẻ mẫu giáo và học sinh tiểu học của 3 năm học khoảng 1.541.833 trẻ mẫu giáo và 2.364.832 học sinh tiểu học. Số trẻ thụ hưởng thực tế được điều chỉnh cụ thể trong các năm triển khai thực hiện Đề án.
Mức giá 1 hộp sữa dự kiến tối đa là 6.800 đồng/hộp (180ml), không tăng giá từ năm học 2018 đến hết năm 2020.
Sữa dùng trong chương trình là sữa tươi tiệt trùng, có đường hoặc không đường, bảo đảm các điều kiện theo quy định hiện hành của Bộ Y tế.
Theo chương trình "Sữa học đường," ngân sách sẽ hỗ trợ 30%, doanh nghiệp cung cấp sữa hỗ trợ 20%, phụ huynh học sinh đóng góp 50%. Đối với học sinh diện nghèo, cận nghèo, học sinh là người dân tộc thiểu số, thuộc diện chính sách, việc triển khai thực hiện theo quy định của pháp luật.
Cũng theo Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Phạm Xuân Tiến, khi tham gia chương trình Sữa học đường, học sinh sẽ uống sữa tại trường, Sở Giáo dục và Đào tạo có cơ chế để bảo đảm việc học sinh uống sữa.
Học sinh có thể mang vỏ sữa về nhà để phụ huynh kiểm tra thành phần in trên hộp sữa, chủng loại sữa. Các nhà sản xuất khi cung cấp phải bảo đảm chất lượng và phụ huynh có quyền kiểm tra sữa này.
Cũng theo ông Tiến, Bộ Y tế đặt hàng riêng sữa học đường với các công ty chứ không phải sữa ngẫu nhiên. Chương trình thực hiện theo chủ trương của Chính phủ, vì sức khoẻ của học sinh, bảo đảm mọi thứ tốt nhất về chất lượng, giá cả… tránh các em không uống được sữa mà bắt uống hoặc có nhu cầu uống mà sữa không đến nơi”.
Từng là đơn vị hỗ trợ Bộ GD&ĐT xây dựng chiến lượng dinh dưỡng học đường, PGS-TS Bùi Thị Nhung, Trưởng khoa Dinh dưỡng trường học,Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết: sữa là thành phần được khuyến cáo trong thức ăn của mọi người trong bữa ăn hàng ngày không chỉ của trẻ em; sữa có mặt trong tháp dinh dưỡng.. với trẻ em sữa quan trọng cung cấp can xi.
Trẻ em Hà Nội thừa cân béo phì nhưng thiếu vi chất, thiếu máu vẫn cao trên 20%; vitaminA 7,7%, thiếu vitamin D hơn 40%... can xi cũng thiếu.
Do đó, sữa học đường sẽ giúp trẻ bổ sung vitamin D, phát triển chiều cao, quan trọng nhất là 1000 ngày đầu đời và giai đoạn tiền dậy thì. Nếu chúng ta chuẩn bị tốt khẩu phần ăn nhiều dinh dưỡng giai đoạn mầm non thì có thể cải thiện được chiều cao cho trẻ.
Chương trình sữa học đường bổ sung vi chất cho trẻ 3 - 11 tuổi là dựa theo đề án tổng thể nâng cao thể lực tầm vóc người Việt. Đặc biệt, khi bổ sung đủ vi chất không chỉ cải thiện thể chất mà còn cái thiện trí thông minh. Bộ Y tế đã tham khảo kinh nghiệm các nước trên thế giới. Ngay tại Nhật sau chiến tranh đã có bữa ăn học đường, có cử nhân dinh dưỡng tại trường học. Theo đó, trong 4 thập kỷ chiều cao trung bình tăng 10cm, đồng thời tăng tuổi thọ của người Nhật”, PGS. Bùi Thị Nhung nói.
Mục tiêu chương trình Sữa học đường là phấn đấu đến năm 2020 có 100% bố, mẹ, người chăm sóc trẻ của những trẻ tham gia uống sữa được truyền thông, tư vấn về dinh dưỡng và trên 90% trẻ mẫu giáo và học sinh tiểu học trên toàn thành phố được uống sữa theo chương trình Sữa học đường, góp phần giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân (cân nặng/tuổi) ở trẻ em mẫu giáo và tiểu học xuống dưới 5,5% và tăng chiều cao trung bình của trẻ 6 tuổi từ 1,5 đến 2cm so với năm 2010.
Trước đó, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc đã ký ban hành Nghị quyết quy định cơ chế hỗ trợ, đóng góp thực hiện Đề án chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và học sinh tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2018 - 2020.
Nghị quyết này đã được Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội khóa XV, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 05-7-2018 và có hiệu lực thi hành từ ngày 15-7-2018.
Đối tượng áp dụng của nghị quyết này là trẻ em mẫu giáo, học sinh tiểu học đang theo học tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố Hà Nội và phụ huynh của các đối tượng này tham gia đề án sữa học đường. Thời gian thụ hưởng là theo năm học, từ năm học 2018 - 2019 đến hết năm 2020.
Tổng số trẻ mẫu giáo và học sinh tiểu học của 3 năm học khoảng 1.541.833 trẻ mẫu giáo và 2.364.832 học sinh tiểu học. Số trẻ thụ hưởng thực tế được điều chỉnh cụ thể trong các năm triển khai thực hiện Đề án.
Mức giá 1 hộp sữa dự kiến tối đa là 6.800 đồng/hộp (180ml), không tăng giá từ năm học 2018 đến hết năm 2020.
Sữa dùng trong chương trình là sữa tươi tiệt trùng, có đường hoặc không đường, bảo đảm các điều kiện theo quy định hiện hành của Bộ Y tế.
Theo chương trình "Sữa học đường," ngân sách sẽ hỗ trợ 30%, doanh nghiệp cung cấp sữa hỗ trợ 20%, phụ huynh học sinh đóng góp 50%. Đối với học sinh diện nghèo, cận nghèo, học sinh là người dân tộc thiểu số, thuộc diện chính sách, việc triển khai thực hiện theo quy định của pháp luật.
Cũng theo Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Phạm Xuân Tiến, khi tham gia chương trình Sữa học đường, học sinh sẽ uống sữa tại trường, Sở Giáo dục và Đào tạo có cơ chế để bảo đảm việc học sinh uống sữa.
Học sinh có thể mang vỏ sữa về nhà để phụ huynh kiểm tra thành phần in trên hộp sữa, chủng loại sữa. Các nhà sản xuất khi cung cấp phải bảo đảm chất lượng và phụ huynh có quyền kiểm tra sữa này.
Cũng theo ông Tiến, Bộ Y tế đặt hàng riêng sữa học đường với các công ty chứ không phải sữa ngẫu nhiên. Chương trình thực hiện theo chủ trương của Chính phủ, vì sức khoẻ của học sinh, bảo đảm mọi thứ tốt nhất về chất lượng, giá cả… tránh các em không uống được sữa mà bắt uống hoặc có nhu cầu uống mà sữa không đến nơi”.
Từng là đơn vị hỗ trợ Bộ GD&ĐT xây dựng chiến lượng dinh dưỡng học đường, PGS-TS Bùi Thị Nhung, Trưởng khoa Dinh dưỡng trường học,Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết: sữa là thành phần được khuyến cáo trong thức ăn của mọi người trong bữa ăn hàng ngày không chỉ của trẻ em; sữa có mặt trong tháp dinh dưỡng.. với trẻ em sữa quan trọng cung cấp can xi.
Trẻ em Hà Nội thừa cân béo phì nhưng thiếu vi chất, thiếu máu vẫn cao trên 20%; vitaminA 7,7%, thiếu vitamin D hơn 40%... can xi cũng thiếu.
Do đó, sữa học đường sẽ giúp trẻ bổ sung vitamin D, phát triển chiều cao, quan trọng nhất là 1000 ngày đầu đời và giai đoạn tiền dậy thì. Nếu chúng ta chuẩn bị tốt khẩu phần ăn nhiều dinh dưỡng giai đoạn mầm non thì có thể cải thiện được chiều cao cho trẻ.
Chương trình sữa học đường bổ sung vi chất cho trẻ 3 - 11 tuổi là dựa theo đề án tổng thể nâng cao thể lực tầm vóc người Việt. Đặc biệt, khi bổ sung đủ vi chất không chỉ cải thiện thể chất mà còn cái thiện trí thông minh. Bộ Y tế đã tham khảo kinh nghiệm các nước trên thế giới. Ngay tại Nhật sau chiến tranh đã có bữa ăn học đường, có cử nhân dinh dưỡng tại trường học. Theo đó, trong 4 thập kỷ chiều cao trung bình tăng 10cm, đồng thời tăng tuổi thọ của người Nhật”, PGS. Bùi Thị Nhung nói.
Mục tiêu chương trình Sữa học đường là phấn đấu đến năm 2020 có 100% bố, mẹ, người chăm sóc trẻ của những trẻ tham gia uống sữa được truyền thông, tư vấn về dinh dưỡng và trên 90% trẻ mẫu giáo và học sinh tiểu học trên toàn thành phố được uống sữa theo chương trình Sữa học đường, góp phần giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân (cân nặng/tuổi) ở trẻ em mẫu giáo và tiểu học xuống dưới 5,5% và tăng chiều cao trung bình của trẻ 6 tuổi từ 1,5 đến 2cm so với năm 2010.
Trước đó, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc đã ký ban hành Nghị quyết quy định cơ chế hỗ trợ, đóng góp thực hiện Đề án chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và học sinh tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2018 - 2020.
Nghị quyết này đã được Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội khóa XV, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 05-7-2018 và có hiệu lực thi hành từ ngày 15-7-2018.
Đối tượng áp dụng của nghị quyết này là trẻ em mẫu giáo, học sinh tiểu học đang theo học tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố Hà Nội và phụ huynh của các đối tượng này tham gia đề án sữa học đường. Thời gian thụ hưởng là theo năm học, từ năm học 2018 - 2019 đến hết năm 2020.
Hoạt động đối ngoại nổi bật tuần qua (từ ngày 17 đến ngày 23-9-2018)  (25/09/2018)
Quốc hội Việt Nam sẵn sàng phối hợp với Nghị viện Belarus  (25/09/2018)
Thư và điện chia buồn về việc Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần  (25/09/2018)
Chuẩn bị tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc về nông nghiệp, nông dân, nông thôn  (25/09/2018)
Thủ tướng Campuchia tới Việt Nam viếng Chủ tịch nước Trần Đại Quang  (25/09/2018)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm