Ngoại trưởng Đức Gabriel: Mỹ không còn là siêu cường duy nhất
Phát biểu trước các nhà lãnh đạo và quan chức quốc phòng thế giới ngày 17-02, Ngoại trưởng Đức nhấn mạnh nước Mỹ không còn là siêu cường duy nhất, và cần sự hỗ trợ từ các đồng minh truyền thống tại châu Âu, những quốc gia chia sẻ chung các giá trị với Washington.
Cũng theo Ngoại trưởng Đức, các nước Liên minh châu Âu rõ ràng cũng cần Mỹ để có thể thực hiện được mong muốn tham gia định hình thế giới tương lai.
Ông Gabriel nêu rõ sức mạnh của châu Âu không đủ để định hình thế giới, cả Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ đều không thể làm một mình mà cần sự hỗ trợ của các đối tác và đồng minh.
Đề cao sự hỗ trợ của Mỹ đối với Đức cũng như những giá trị mà Mỹ truyền bá, nhưng Ngoại trưởng Đức cũng chỉ trích chính sách "Nước Mỹ trước tiên," cho rằng đây không phải thời điểm theo đuổi lợi ích quốc gia riêng mà cần trở lại với sự hợp tác lớn hơn.
Theo ông Gabriel, là những đối tác, đồng minh lâu năm, Mỹ cần tôn trọng sự thống nhất của EU, không nên tìm cách thử thách hay gây chia rẽ EU như các đối thủ cạnh tranh của khối này.
Ngoại trưởng Đức cũng nhấn mạnh bản thân EU cũng cần hợp tác tốt hơn, cho rằng liên minh này cần cả công cụ lẫn chiến lược chung để xác lập lợi ích trên toàn cầu một cách hiệu quả.
Theo ông, EU không thể đơn giản yên tâm với một chiến lược quân sự và thờ ơ với các khoản chi cho quân sự và quốc phòng.
Hội nghị An ninh Munich (MSC) thường niên lần thứ 54 quy tụ hơn 500 quan chức trên thế giới, trong đó có Thủ tướng Anh Theresa May, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko, các Ngoại trưởng Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ, cùng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis và Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ H.R. McMaster.
Dự kiến vai trò trong tương lai của EU và mối quan hệ giữa khối này với Nga và Mỹ là những chủ đề chính được thảo luận tại hội nghị sẽ kết thúc vào ngày 18-02 này./.
Phát huy vai trò của ngoại giao để tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho phát triển kinh tế đất nước  (18/02/2018)
Phát huy các yếu tố thuận lợi, khắc phục những khó khăn, hạn chế cho kinh tế Việt Nam tăng trưởng  (18/02/2018)
Đất nước tiến lên nhưng không để ai bị bỏ lại phía sau  (18/02/2018)
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
- Công an nhân dân tu dưỡng, rèn luyện, quyết tâm thực hiện lời căn dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Chính sách đối ngoại đa phương của nước Mỹ tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Nâng cao chất lượng quản lý đảng viên ở ngoài nước trong giai đoạn mới: Thực trạng và giải pháp
- Xây dựng huyện đảo Trường Sa trở thành trung tâm kinh tế - xã hội trên biển gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo: Thực tiễn và vấn đề đặt ra hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên