BFA 2013 - “Hợp tác cùng phát triển”
16:44, ngày 23-04-2013
TCCSĐT - Hội nghị thường niên Diễn đàn châu Á Bác Ngao (BFA) năm 2013, được ví như Diễn đàn Kinh tế Đa-vốt của châu Á vừa diễn ra trong 3 ngày từ 7 đến 9-4-2013, tại Hải Nam (Trung Quốc) với sự tham dự của 9 nguyên thủ, người đứng đầu chính phủ các nước thuộc châu Á, trên thế giới.
Với chủ đề “Đổi mới, trách nhiệm, hợp tác: châu Á mưu cầu cùng phát triển, Diễn đàn đã thu hút gần 2.000 đại biểu đại diện cho giới công thương, doanh nghiệp, tài chính tiền tệ và học giả....
Tiềm năng và lợi thế
Diễn đàn Bác Ngao được 25 nước châu Á và Ô-xtrây-li-a khởi xướng và thành lập vào tháng 2-2001 tại thị trấn Bác Ngao, thành phố Quỳnh Hải, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc. Đây được xem như là một thể chế quốc tế phi chính thức, không mang tính lợi nhuận và diễn ra hằng năm để bàn về những vấn đề kinh tế đối với khu vực châu Á (đặc biệt là tăng cường hợp tác thương mại, đầu tư và hội nhập khu vực); thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp vì mục tiêu tiến bộ kinh tế bền vững và trách nhiệm xã hội; đồng thời, thúc đẩy hợp tác và quan hệ đối tác giữa các nước trong và ngoài khu vực vì sự phát triển hòa bình, an ninh và thịnh vượng của khu vực châu Á.
Tại diễn đàn năm nay, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có bài phát biểu quan trọng với chủ đề: “Cùng tạo ra tương lai tốt đẹp cho châu Á và thế giới” trong đó nhấn mạnh, Trung Quốc sẽ tiếp tục kiên định giữ gìn hòa bình và ổn định của châu Á và thế giới, tích cực thúc đẩy hợp tác trong phạm vi khu vực và toàn cầu. Theo Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, châu Á là một khu vực có sức sống và tiềm năng phát triển nhất hiện nay, đồng thời sự phát triển của khu vực cũng gắn bó chặt chẽ với sự phát triển của các châu lục khác. Tuy nhiên, châu Á cũng đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết: “Từ khi bước vào thế kỷ mới đến nay, kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và các nước trong khu vực đã tăng lên đến 1.300 tỷ USD so với 100 tỷ USD trước đó, và trở thành đối tác thương mại lớn nhất, thị trường xuất khẩu lớn nhất và nguồn đầu tư quan trọng của nhiều nước trong khu vực. Hội nhập giữa Trung Quốc với châu Á và thế giới đã đạt được cả về bề rộng và chiều sâu. Hiện nay và trong tương lai, kinh tế Trung Quốc đã, đang và sẽ tiếp tục giữ đà phát triển lâu dài, lành mạnh, những nhu cầu trong nước đặc biệt là nhu cầu tiêu dùng nội địa sẽ được mở rộng và đầu tư ra nước ngoài cũng ngày càng tăng cao. Theo dự báo, trong 5 năm tới, Trung Quốc sẽ nhập khẩu khối lượng hàng hoá với giá trị khoảng 10.000 tỷ USD, quy mô đầu tư ra nước ngoài sẽ tăng lên tới 500 tỷ USD, số người đi du lịch nước ngoài có thể sẽ vượt quá con số 400 triệu lượt người.
Trong 3 ngày diễn ra Diễn đàn châu Á Bác Ngao, hơn 50 cuộc hội thảo đã được tổ chức liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó đáng chú ý là các nội dung như cải cách, chuyển đổi mô hình, đổi mới đường lối phát triển cho các khu vực, xóa đói giảm nghèo, cải cách cơ chế xử lý tài chính toàn cầu, chính sách tiền tệ, hợp tác khu vực…
Không chỉ quan tâm đến sự phát triển của khu vực châu Á, Diễn đàn Bác Ngao còn chú trọng đến các chủ đề phát triển chung trên toàn cầu. Tại các cuộc hội thảo về kinh tế châu Á và thế giới diễn ra trong khuôn khổ Diễn đàn Bác Ngao năm nay, các chuyên gia kiến nghị châu Á cần chuyển đổi phương thức phát triển, điều chỉnh cơ cấu kinh tế, giải quyết mâu thuẫn trong quá trình phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng và hiệu quả phát triển, từ đó nâng cao đời sống người dân để bảo đảm sự ổn định của kinh tế khu vực.
Ban tổ chức đã lập ra ba diễn đàn khu vực là “Diễn đàn châu Phi”, “Diễn đàn Mỹ La-tinh” và “Diễn đàn châu Âu” để doanh nghiệp các nước có điều kiện trao đổi gặp gỡ nhau. Do tình trạng các nước hiện nay đều thực hiện “bảo hộ mậu dịch”, nên “Diễn đàn Bác Ngao” nhấn mạnh tới “Trách nhiệm và hợp tác” giữa các nước với nhau để cùng có lợi.
Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Quỹ phát triển năng lượng Thái Bình Dương, Phranh Ing-rít-xen-lô (Frank Ingrisello) cho rằng, các nước châu Á phụ thuộc vào nhau rất lớn bởi có cùng một mối quan tâm chung là chống lại chủ nghĩa bảo hộ thương mại cũng như đẩy mạnh tự do hóa trên thị trường thế giới. Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, kinh tế châu Á ít nhiều bị tổn thương khi các thị trường xuất khẩu chính là Mỹ và châu Âu áp dụng nhiều biện pháp bảo vệ doanh nghiệp trong nước, nhằm giảm áp lực thất nghiệp. Trước thách thức này, việc hợp tác cùng phát triển giữa các nước châu Á càng phải được chú ý.
Trong khi đó, cựu chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới, ông Justin Lâm Nghị Phu, nhận định lợi thế giá lao động rẻ của châu Á đang bị xói mòn và mất dần tính cạnh tranh. Kết cấu hạ tầng của Trung Quốc và một số nước châu Á cũng không cân xứng, gây ảnh hưởng đến cấu trúc phát triển kinh tế. Vì thế, tại hội nghị ông nhấn mạnh các nước và khu vực ở châu Á cần tập trung sức lực cùng nhau phát triển, cùng nhau hành động, thực hiện hợp tác cùng có lợi.
Những khó khăn và thách thức
Diễn đàn Bác Ngao năm nay diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở Đông Bắc Á xung quanh vấn đề “Vũ khí hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên”. Với một bên là đồng minh của Trung Quốc và bên kia là đồng minh của Mỹ khiến dư luận quan ngại đến kết quả thảo luận những vấn đề hợp tác kinh tế khu vực.
Với chủ đề “Đổi mới, trách nhiệm, hợp tác: châu Á nỗ lực cùng phát triển”, diễn đàn năm nay tập trung vào những chủ đề liên quan đến sự “đổi mới”, trong bối cảnh tình hinh kinh tế thế giới hiện chưa có nhiều dấu hiệu lạc quan. Bên cạnh đó, chịu tác động của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch, các quốc gia châu Á bắt đầu xuất hiện những tiếng nói không đồng nhất.
Tại Diễn đàn lần này, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhấn mạnh, sự ổn định ở châu Á hiện nay đang gặp phải những thách thức mới trong bối cảnh các vấn đề nóng tiếp tục xuất hiện và tồn tại cả những mối đe dọa an ninh truyền thống lẫn phi truyền thống. Ông kêu gọi các quốc gia châu Á tăng cường sự tin cậy và hiểu biết lẫn nhau nhằm bảo đảm sự ổn định ở khu vực cũng như xúc tiến hợp tác.
Tổng Thư ký Diễn đàn châu Á Bác Ngao Chu Văn Trọng còn cho rằng, kinh tế thế giới hiện không mấy lạc quan bởi sự phục hồi là một quá trình lâu dài. Các nước và khu vực châu Á cần tập trung sức lực cùng nhau phát triển, cùng nhau hành động, thực hiện hợp tác cùng có lợi.
Hội nghị lần này là cơ hội để các đại biểu đi sâu phân tích những khó khăn mà châu Á đang gặp phải trong quá trình phát triển để từ đó tìm kiếm con đường chung. Giải quyết mâu thuẫn trong quá trình phát triển vẫn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, trong đó cấp thiết nhất là phải chuyển đổi phương thức phát triển và điều chỉnh kết cấu kinh tế, nâng cao chất lượng và hiệu quả phát triển, trên cơ sở đó không ngừng nâng cao đời sống người dân.
Với nền kinh tế nước chủ nhà, những người tham dự hội thảo cho rằng đã qua hơn 30 năm kể từ khi Trung Quốc cải cách và mở cửa, thế nhưng đến nay đất nước này vẫn còn bị cản trở. Một trong những vấn đề được nêu ra cho nền kinh tế Trung Quốc hiện nay là chưa có những đột phá về mặt công nghệ, trong khi môi trường bị ô nhiễm và tình trạng phát triển “thái quá” đã làm mất đi nhiều thứ. Sáng kiến vẫn chưa được khuyến khích hữu hiệu tại Trung Quốc. Vì thế, cần thảo luận biện pháp cải tổ để tồn tại cho các công ty nước chủ nhà khi mà chi phí tại đây gia tăng khiến lợi nhuận của các doanh nghiệp đang dần giảm sút.
Sau nhiều năm kinh tế Trung Quốc phát triển ngoạn mục, người ta đều quan tâm đến kinh nghiệm. Tuy nhiên, tình trạng hàng hóa giá rẻ và kém phẩm chất của Trung Quốc trong thời gian qua đã lan tràn khắp thế giới, gây rối loạn thị trường các nước, đã khiến dư luận không khỏi quan ngại về mặt tiêu cực của nó. Đây cũng có thể là nguyên nhân làm “Diễn đàn Bác Ngao” khó đạt được những tham vọng của các nhà sáng lập nên tổ chức này.
Năm 2012, các nền kinh tế châu Á chiếm 50% mức tăng trưởng của Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của thế giới. Theo ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), trong giai đoạn 2010 - 2020, châu Á cần thành lập một quỹ đầu tư kết cấu hạ tầng với số vốn lên đến 8.000 tỷ USD để góp phần duy trì đà tăng trưởng kinh tế bền vững. Theo dự báo của ADB, kinh tế châu Á đã bắt đầu phục hồi. Trong năm 2013, tăng trưởng khu vực gồm 45 nước sẽ đạt 6,6% và tăng lên 6,7% vào năm 2014. Tuy nhiên, ADB cũng nhấn mạnh, sự phục hồi này vẫn còn mong manh và sự ổn định của kinh tế châu Á rất dễ bị cuộc khủng hoảng tài chính ở Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) cũng như tình trạng bế tắc về ngân sách kéo dài của Mỹ và tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên đe dọa. Vì thế, “hợp tác cùng phát triển” được coi là điểm nhấn quan trọng nhất của “Diễn đàn Bác Ngao” năm 2013./.
Tiềm năng và lợi thế
Diễn đàn Bác Ngao được 25 nước châu Á và Ô-xtrây-li-a khởi xướng và thành lập vào tháng 2-2001 tại thị trấn Bác Ngao, thành phố Quỳnh Hải, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc. Đây được xem như là một thể chế quốc tế phi chính thức, không mang tính lợi nhuận và diễn ra hằng năm để bàn về những vấn đề kinh tế đối với khu vực châu Á (đặc biệt là tăng cường hợp tác thương mại, đầu tư và hội nhập khu vực); thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp vì mục tiêu tiến bộ kinh tế bền vững và trách nhiệm xã hội; đồng thời, thúc đẩy hợp tác và quan hệ đối tác giữa các nước trong và ngoài khu vực vì sự phát triển hòa bình, an ninh và thịnh vượng của khu vực châu Á.
Tại diễn đàn năm nay, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có bài phát biểu quan trọng với chủ đề: “Cùng tạo ra tương lai tốt đẹp cho châu Á và thế giới” trong đó nhấn mạnh, Trung Quốc sẽ tiếp tục kiên định giữ gìn hòa bình và ổn định của châu Á và thế giới, tích cực thúc đẩy hợp tác trong phạm vi khu vực và toàn cầu. Theo Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, châu Á là một khu vực có sức sống và tiềm năng phát triển nhất hiện nay, đồng thời sự phát triển của khu vực cũng gắn bó chặt chẽ với sự phát triển của các châu lục khác. Tuy nhiên, châu Á cũng đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết: “Từ khi bước vào thế kỷ mới đến nay, kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và các nước trong khu vực đã tăng lên đến 1.300 tỷ USD so với 100 tỷ USD trước đó, và trở thành đối tác thương mại lớn nhất, thị trường xuất khẩu lớn nhất và nguồn đầu tư quan trọng của nhiều nước trong khu vực. Hội nhập giữa Trung Quốc với châu Á và thế giới đã đạt được cả về bề rộng và chiều sâu. Hiện nay và trong tương lai, kinh tế Trung Quốc đã, đang và sẽ tiếp tục giữ đà phát triển lâu dài, lành mạnh, những nhu cầu trong nước đặc biệt là nhu cầu tiêu dùng nội địa sẽ được mở rộng và đầu tư ra nước ngoài cũng ngày càng tăng cao. Theo dự báo, trong 5 năm tới, Trung Quốc sẽ nhập khẩu khối lượng hàng hoá với giá trị khoảng 10.000 tỷ USD, quy mô đầu tư ra nước ngoài sẽ tăng lên tới 500 tỷ USD, số người đi du lịch nước ngoài có thể sẽ vượt quá con số 400 triệu lượt người.
Trong 3 ngày diễn ra Diễn đàn châu Á Bác Ngao, hơn 50 cuộc hội thảo đã được tổ chức liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó đáng chú ý là các nội dung như cải cách, chuyển đổi mô hình, đổi mới đường lối phát triển cho các khu vực, xóa đói giảm nghèo, cải cách cơ chế xử lý tài chính toàn cầu, chính sách tiền tệ, hợp tác khu vực…
Không chỉ quan tâm đến sự phát triển của khu vực châu Á, Diễn đàn Bác Ngao còn chú trọng đến các chủ đề phát triển chung trên toàn cầu. Tại các cuộc hội thảo về kinh tế châu Á và thế giới diễn ra trong khuôn khổ Diễn đàn Bác Ngao năm nay, các chuyên gia kiến nghị châu Á cần chuyển đổi phương thức phát triển, điều chỉnh cơ cấu kinh tế, giải quyết mâu thuẫn trong quá trình phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng và hiệu quả phát triển, từ đó nâng cao đời sống người dân để bảo đảm sự ổn định của kinh tế khu vực.
Ban tổ chức đã lập ra ba diễn đàn khu vực là “Diễn đàn châu Phi”, “Diễn đàn Mỹ La-tinh” và “Diễn đàn châu Âu” để doanh nghiệp các nước có điều kiện trao đổi gặp gỡ nhau. Do tình trạng các nước hiện nay đều thực hiện “bảo hộ mậu dịch”, nên “Diễn đàn Bác Ngao” nhấn mạnh tới “Trách nhiệm và hợp tác” giữa các nước với nhau để cùng có lợi.
Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Quỹ phát triển năng lượng Thái Bình Dương, Phranh Ing-rít-xen-lô (Frank Ingrisello) cho rằng, các nước châu Á phụ thuộc vào nhau rất lớn bởi có cùng một mối quan tâm chung là chống lại chủ nghĩa bảo hộ thương mại cũng như đẩy mạnh tự do hóa trên thị trường thế giới. Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, kinh tế châu Á ít nhiều bị tổn thương khi các thị trường xuất khẩu chính là Mỹ và châu Âu áp dụng nhiều biện pháp bảo vệ doanh nghiệp trong nước, nhằm giảm áp lực thất nghiệp. Trước thách thức này, việc hợp tác cùng phát triển giữa các nước châu Á càng phải được chú ý.
Trong khi đó, cựu chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới, ông Justin Lâm Nghị Phu, nhận định lợi thế giá lao động rẻ của châu Á đang bị xói mòn và mất dần tính cạnh tranh. Kết cấu hạ tầng của Trung Quốc và một số nước châu Á cũng không cân xứng, gây ảnh hưởng đến cấu trúc phát triển kinh tế. Vì thế, tại hội nghị ông nhấn mạnh các nước và khu vực ở châu Á cần tập trung sức lực cùng nhau phát triển, cùng nhau hành động, thực hiện hợp tác cùng có lợi.
Những khó khăn và thách thức
Diễn đàn Bác Ngao năm nay diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở Đông Bắc Á xung quanh vấn đề “Vũ khí hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên”. Với một bên là đồng minh của Trung Quốc và bên kia là đồng minh của Mỹ khiến dư luận quan ngại đến kết quả thảo luận những vấn đề hợp tác kinh tế khu vực.
Với chủ đề “Đổi mới, trách nhiệm, hợp tác: châu Á nỗ lực cùng phát triển”, diễn đàn năm nay tập trung vào những chủ đề liên quan đến sự “đổi mới”, trong bối cảnh tình hinh kinh tế thế giới hiện chưa có nhiều dấu hiệu lạc quan. Bên cạnh đó, chịu tác động của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch, các quốc gia châu Á bắt đầu xuất hiện những tiếng nói không đồng nhất.
Tại Diễn đàn lần này, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhấn mạnh, sự ổn định ở châu Á hiện nay đang gặp phải những thách thức mới trong bối cảnh các vấn đề nóng tiếp tục xuất hiện và tồn tại cả những mối đe dọa an ninh truyền thống lẫn phi truyền thống. Ông kêu gọi các quốc gia châu Á tăng cường sự tin cậy và hiểu biết lẫn nhau nhằm bảo đảm sự ổn định ở khu vực cũng như xúc tiến hợp tác.
Tổng Thư ký Diễn đàn châu Á Bác Ngao Chu Văn Trọng còn cho rằng, kinh tế thế giới hiện không mấy lạc quan bởi sự phục hồi là một quá trình lâu dài. Các nước và khu vực châu Á cần tập trung sức lực cùng nhau phát triển, cùng nhau hành động, thực hiện hợp tác cùng có lợi.
Hội nghị lần này là cơ hội để các đại biểu đi sâu phân tích những khó khăn mà châu Á đang gặp phải trong quá trình phát triển để từ đó tìm kiếm con đường chung. Giải quyết mâu thuẫn trong quá trình phát triển vẫn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, trong đó cấp thiết nhất là phải chuyển đổi phương thức phát triển và điều chỉnh kết cấu kinh tế, nâng cao chất lượng và hiệu quả phát triển, trên cơ sở đó không ngừng nâng cao đời sống người dân.
Với nền kinh tế nước chủ nhà, những người tham dự hội thảo cho rằng đã qua hơn 30 năm kể từ khi Trung Quốc cải cách và mở cửa, thế nhưng đến nay đất nước này vẫn còn bị cản trở. Một trong những vấn đề được nêu ra cho nền kinh tế Trung Quốc hiện nay là chưa có những đột phá về mặt công nghệ, trong khi môi trường bị ô nhiễm và tình trạng phát triển “thái quá” đã làm mất đi nhiều thứ. Sáng kiến vẫn chưa được khuyến khích hữu hiệu tại Trung Quốc. Vì thế, cần thảo luận biện pháp cải tổ để tồn tại cho các công ty nước chủ nhà khi mà chi phí tại đây gia tăng khiến lợi nhuận của các doanh nghiệp đang dần giảm sút.
Sau nhiều năm kinh tế Trung Quốc phát triển ngoạn mục, người ta đều quan tâm đến kinh nghiệm. Tuy nhiên, tình trạng hàng hóa giá rẻ và kém phẩm chất của Trung Quốc trong thời gian qua đã lan tràn khắp thế giới, gây rối loạn thị trường các nước, đã khiến dư luận không khỏi quan ngại về mặt tiêu cực của nó. Đây cũng có thể là nguyên nhân làm “Diễn đàn Bác Ngao” khó đạt được những tham vọng của các nhà sáng lập nên tổ chức này.
Năm 2012, các nền kinh tế châu Á chiếm 50% mức tăng trưởng của Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của thế giới. Theo ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), trong giai đoạn 2010 - 2020, châu Á cần thành lập một quỹ đầu tư kết cấu hạ tầng với số vốn lên đến 8.000 tỷ USD để góp phần duy trì đà tăng trưởng kinh tế bền vững. Theo dự báo của ADB, kinh tế châu Á đã bắt đầu phục hồi. Trong năm 2013, tăng trưởng khu vực gồm 45 nước sẽ đạt 6,6% và tăng lên 6,7% vào năm 2014. Tuy nhiên, ADB cũng nhấn mạnh, sự phục hồi này vẫn còn mong manh và sự ổn định của kinh tế châu Á rất dễ bị cuộc khủng hoảng tài chính ở Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) cũng như tình trạng bế tắc về ngân sách kéo dài của Mỹ và tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên đe dọa. Vì thế, “hợp tác cùng phát triển” được coi là điểm nhấn quan trọng nhất của “Diễn đàn Bác Ngao” năm 2013./.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng góp phần phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đạt hiệu quả.  (23/04/2013)
Bắc Ninh: Tập trung nguồn lực cho chính sách an sinh xã hội  (23/04/2013)
Thủ tướng dự khánh thành Nhà máy sữa hiện đại nhất châu Á  (22/04/2013)
Ngân hàng Nhà nước bác bỏ tin đồn về việc sẽ lưu hành đồng tiền mới  (22/04/2013)
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- An ninh nguồn nước ở Thái Lan và hàm ý cho Việt Nam
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên