“Bí thư cần là người đứng mũi chịu sào”
Nữ bí thư “nông dân”
Gặp chị lần đầu, nhìn vóc dáng nhỏ nhắn, hồn hậu, trẻ trung, khó ai có thể nghĩ đó là một bí thư xã đã làm được những điều tưởng như vô cùng khó khăn đối với một địa phương Kinh Bắc - thay đổi những hủ tục đã tồn tại mấy mươi năm qua.
Chị vui vẻ kể lại kỷ niệm: Có lần đi làm đồng về, bỗng bị 2 chị nông dân “chặn” xe đạp. Một chị hỏi: Có phải chị là chị Gái bí thư không? Chị đáp: Vâng, tôi đây, có việc gì không? Chị đó trả lời: Không việc gì đâu, em chỉ hỏi vậy vì cái cô này chẳng chịu tin chị là chị bí thư xã mình. Thế rồi tất cả lại vui vẻ đường ai nấy đi.
Chị là thế. Sau biết bao bộn bề công việc của cương vị bí thư đảng ủy xã, mỗi khi rảnh, chị lại ra đồng, tiếp xúc gần gũi bà con nông dân. Hơn 30 năm là cán bộ xã với nhiều cương vị, công việc khác nhau, chị vẫn giữ tác phong giản dị, tháo vát, cần cù của một người phụ nữ nông thôn. Điều đó cũng giúp chị hòa đồng với quần chúng, được bà con tin tưởng.
Trong tư cách một người phụ nữ của gia đình, chị cũng là người đã xây được một tổ ấm. Chồng chị là bộ đội phục viên, là đảng viên đảng bộ xã, luôn tôn trọng và động viên vợ trong công tác lãnh đạo địa phương. 3 người con đều được giáo dục học hành đầy đủ, đều đỗ đại học; người con lớn đã ra trường và công tác trong một cơ quan báo chí.
Bởi thế, nhiều người gọi vui chị là nữ bí thư nông dân. Đối với chị, “danh hiệu” đó thật đáng tự hào, là minh chứng rõ ràng nhất, giải đáp cho những thành công mà đảng bộ xã đã làm được thời gian qua. Đó chính là một cách diễn đạt giản dị sự gắn bó giữa ý Đảng với lòng dân, chìa khóa của thành công.
Người bí thư gương mẫu làm theo Bác
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình giàu truyền thống cách mạng, là con gái của một trong những đảng viên đầu tiên trong xã, chị luôn mang trong mình nhiệt huyết, niềm tin, lý tưởng cách mạng. Mới 20 tuổi, chị đã trở thành cán bộ, với vai trò Phó Chủ nhiệm Hợp tác xã mua bán; 22 tuổi chị được vinh dự đứng trong hàng ngũ của Đảng. Đến nay, sau 30 năm làm cán bộ, trở thành người giữ trọng trách cao nhất của một xã, phương châm công tác của chị đều học từ Bác: cán bộ phải là người tận tụy, là công bộc của nhân dân và phải là người đứng mũi chịu sào trong công việc.
Khi Trung ương Đảng phát động Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, chị sớm nhận thức được đây là thời cơ để đưa xã bước vào chặng đường phát triển mới. Quán triệt và thực hiện tốt Cuộc vận động sẽ giúp tổ chức cơ sở đảng vững mạnh, gắn bó hơn với dân, đồng thời đem đến những thành quả trong phát triển kinh tế - xã hội; điều quan trọng nhất của Cuộc vận động là giúp cho đội ngũ cán bộ được xây dựng lên ngang tầm thực tiễn.
Sau 4 năm thực hiện Cuộc vận động, đảng bộ xã đã mở được 12 lớp học tập các chuyên đề với hơn 2.400 lượt người tham dự, đạt tỷ lệ 97%; 100% số cơ quan, đơn vị, chi bộ đăng ký việc làm theo cụ thể, phù hợp với thực tế đơn vị; 93,6% số đảng viên đăng ký việc làm cụ thể. Bản thân chị luôn nhắc nhở, động viên, kêu gọi các đồng chí đảng viên cần gương mẫu, tiên phong trong đạo đức, lối sống, tận tụy, sáng tạo, chủ động trong công việc, thực sự là công bộc của nhân dân. Trong chỉ đạo công việc, chị luôn sát sao phân công công việc và nắm chắc từng đầu mối để theo kịp mọi diễn biến, kịp thời có những giải pháp chỉ đạo phù hợp thực tiễn.
Kết quả đạt được thật đáng khích lệ: Các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đều hoàn thành tốt, hệ thống chính trị, quốc phòng - an ninh ổn định; xây dựng hoàn thành toàn bộ đường bê-tông thôn, xóm; 100% số thôn có nhà văn hóa; 2/3 trường đạt chuẩn quốc gia, trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia; đến hết năm 2011, thu nhập bình quân đầu người đạt 11,5 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo còn 6,4% (năm 2007 là 18%); giá trị thu nhập đạt 45,580 triệu đồng/ha; các hoạt động văn hóa, thể thao được đẩy mạnh; đảng bộ xã liên tục đạt trong sạch, vững mạnh, 9/10 chi bộ đạt trong sạch, vững mạnh. Xã đã có những bước phát triển mạnh mẽ và bước vào giai đoạn đầu xây dựng nông thôn mới.
Thành tích nổi bật của Đảng bộ và nhân dân xã Quỳnh Sơn, trong đó chị Trịnh Thị Gái đóng vai trò là người đầu tàu, là xây dựng đời sống văn hóa mới, nhất là trong việc hiếu, hỷ. Là một xã trung du, thuần nông, Quỳnh Sơn giống như nhiều địa phương khác ở nông thôn miền Bắc luôn xem việc hiếu, hỷ là những việc “đại sự”, cần được thực hiện sao cho “bằng bạn, bằng bè”, bất kể thực tế là đời sống phần đông vẫn ở cảnh nghèo khó. Việc loại bỏ hủ tục, nâng cao văn hóa, thực hiện tiết kiệm trong hiếu, hỷ đã được nhiều người, cấp ủy, chính quyền nhiều địa phương cho là cần thiết nhưng thực tế thực hiện còn muôn vàn khó khăn. Tuy nhiên, Quỳnh Sơn đã bước đầu làm được.
Vận dụng các nội dung của Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Đảng ủy xã đã xây dựng được một chương trình hành động cụ thể, phù hợp địa phương, được nhân dân đồng tình về việc thực hiện nếp sống văn hóa mới trong việc hiếu, hỷ và các hoạt động văn hóa. Chị Trịnh Thị Gái cho biết, quan trọng là cán bộ, đảng viên phải là người gương mẫu thực hiện trước, đồng thời phải gần gũi giải thích, vận động, thuyết phục quần chúng nhân dân thực hiện nếp sống văn hóa, tiết kiệm trong việc hiếu, hỷ. Bản thân gia đình chị cũng là hộ tiên phong trong việc thực hiện đám hiếu một cách tiết kiệm, văn minh, lịch sự.
Khi hộ dân nào có việc hiếu, bất kể điều kiện thời gian, thời tiết, cán bộ các cấp nhanh chóng thành lập ban lễ tang, một mặt giúp đỡ hộ gia đình đó trong lúc có việc buồn, mặt khác để đôn đốc thực hiện các tiêu chí của nếp sống mới như: không làm cơm mời khách, không tổ chức ồn ào, không khói thuốc... Từ những biện pháp thiết thực, các đám hiếu đã giảm được rất nhiều chi phí không cần thiết (trước đây chi phí khoảng 20 - 40 triệu đồng, nay chỉ còn 10 - 20 triệu đồng), mỗi năm trên địa bàn đã giảm tới 1 tỷ đồng. Đối với việc hỷ, các hoạt động văn hóa, xã cũng đã có những bước thực hiện nếp sống mới với mục tiêu là tiết kiệm, không khoa trương mà vẫn bảo đảm không khí vui vẻ, phấn khởi trong nhân dân.
Chị Trịnh Thị Gái cho biết, nhiều hộ gia đình, nhất là gia đình nghèo đã gửi lời cảm ơn chân thành tới Đảng ủy xã, vì nếu không có việc thực hiện hiếu, hỷ văn minh, họ sẽ lâm vào cảnh nợ nần, túng thiếu.
Những thành tích trên là minh chứng sống động về việc Đảng ủy xã đã vận dụng hiệu quả việc học tập, làm theo Bác trong lãnh đạo địa phương; Quỳnh Sơn trở thành xã điểm về xây dựng đời sống văn hóa mới của huyện Yên Dũng và của tỉnh Bắc Giang. Bí thư Trịnh Thị Gái vinh dự được trao tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì có thành tích xuất sắc trong thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
Khi được hỏi về bài học tâm huyết nhất trong công tác lãnh đạo, chị tự tin nói: “Quan trọng nhất là người bí thư cần là người đứng mũi chịu sào”. Quả vậy, “đứng mũi chịu sào” vừa là tiên phong đi trước, chịu mọi khó khăn gian khổ, gương mẫu cho đồng chí, đồng bào làm theo, đồng thời sâu sát, gắn bó với quần chúng nhân dân, kết nối cán bộ, đảng viên, cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể trong xã chung sức, đồng lòng xây dựng quê hương ngày càng phát triển về kinh tế - xã hội và có đời sống văn hóa văn minh hơn./.
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 10 đến 16-12-2012  (17/12/2012)
Một số điểm nhấn của Đại hội XVIII Đảng Cộng sản Trung Quốc  (17/12/2012)
Mãi mãi là sao sáng dẫn đường...  (17/12/2012)
Khởi công xây dựng Trung tâm Ung bướu Chợ Rẫy  (16/12/2012)
Thông xe cầu vượt kết cấu thép lớn nhất ở Hà Nội  (16/12/2012)
Chủ đề Năm Du lịch quốc gia 2013: “Văn minh sông Hồng”  (16/12/2012)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam