Nỗi lo mất an toàn giao thông từ chợ tự phát
TCCS - Chợ tự phát hình thành và tồn tại vì thói quen mua, bán nhanh của cả đôi bên. Chợ mọc lên không theo quy hoạch, buôn bán tràn lan, không chỉ mất mỹ quan đô thị, gây ô nhiễm môi trường mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến an toàn giao thông. Các hoạt động ra quân xóa bỏ các chợ tự phát, các tụ điểm kinh doanh, buôn bán lấn chiếm lòng, lề đường, vỉa hè, hành lang an toàn giao thông bước đầu đã đạt được những kết quả khả quan, một số địa phương cơ bản dẹp bỏ được các hoạt động kinh doanh, buôn bán không đúng nơi quy định. Tuy nhiên, tại nhiều địa phương, nhiều chợ, tụ điểm kinh doanh tự phát vẫn chưa được xoá bỏ triệt để, tình trạng kinh doanh, buôn bán lấn chiếm lòng, lề đường, vỉa hè tái hoạt động trở lại sau khi bị các cơ quan chức năng dẹp bỏ vẫn còn phổ biến.
Gian nan dẹp chợ tự phát
Thực tế cho thấy, vào đầu giờ sáng hay vào cuối buổi chiều, tại những khu chợ tự phát, lượng xe đông, hàng hóa ngổn ngang, cùng với người mua dừng xe hai bên đường khiến giao thông trở nên khó khăn, gây ùn tắc giao thông vào các giờ cao điểm, lấn chiếm phần đường lề đường, vỉa hè giành cho người đi bộ, tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông và gây ô nhiễm môi trường. Tình trạng này càng dễ bắt gặp tại nhiều khu dân cư và nhất là tại cổng các công ty, khu, cụm công nghiệp vào buổi sáng và chiều tối. Việc chợ tự phát xuất hiện tràn lan trước các khu công nghiệp, khu chế xuất cũng đang là nỗi lo lớn cho người tham gia giao thông khi tại các khu vực này luôn có mật độ người và phương tiện giao thông đông đúc. Vào giờ tan tầm, hàng nghìn công nhân tại các khu công nghiệp cùng đổ dồn vào các điểm chợ tự phát khiến cho tình trạng giao thông ở những nơi vốn đã phức tạp lại càng phức tạp hơn. Nguyên nhân khách quan do nhu cầu mua sắm thiết yếu của công nhân, dân nhập cư tại các khu, cụm công nghiệp rất nhiều. Song thực tế, các chợ truyền thống ở những khu vực này chưa đáp ứng nhu cầu nhanh, tiện, rẻ của công nhân các khu, cụm công nghiệp trong khi các chợ tự phát lại giải quyết được phần nào nhu cầu mua sắm đó của công nhân lao động. Dù thực tế, các sản phẩm được bày bán ở các chợ tạm có thể không rõ nguồn gốc xuất xứ cũng như chưa bảo đảm được chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
Nhiều đợt vận động, tuyên truyền, giáo dục, xử lý lấn chiếm lòng, lề đường, mua bán mất trật tự an toàn giao thông đã được tiến hành, song tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường của chợ tự phát chỉ tạm lắng một thời gian, nhưng rồi cũng như “bắt cóc bỏ đĩa”. Do đó, để giải quyết triệt để vấn đề này rất khó khăn, đòi hỏi các địa bàn nơi diễn ra tình trạng trên phải nỗ lực rất nhiều.
Giải quyết chợ tự phát cần quyết tâm cao, tiến hành đồng bộ các giải pháp
Việc xử lý chợ tạm, chợ tự phát là bài toán khó đối với chính quyền các cấp, ngành chức năng. Để không còn chợ tạm, chợ tự phát lấn chiếm vỉa hè, lòng, lề đường, các giải pháp, như ra quân giải tỏa, xử lý vi phạm hành lang an toàn giao thông, xây dựng các chợ tập trung, xây dựng và mở rộng đường gom trên quốc lộ chưa mang lại hiệu quả thiết thực. Kinh nghiệm rút ra từ công tác chống tái lấn chiếm vỉa hè, lòng, lề đường thời gian qua cho thấy, để công tác trên đạt hiệu quả, chính quyền tại các khu vực thường xuyên xảy ra tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng, lề đường cần tăng cường tuyên truyền nâng cao ý thức tự giác của người dân; đồng thời, ra quân liên tục xử lý nghiêm các hành vi cố tình vi phạm.
Ngoài ra, các cấp chính quyền địa phương cần nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác giải tỏa, chống lấn chiếm lòng, lề đường để làm nơi mua bán. Theo đó, chính quyền địa phương sẽ chịu trách nhiệm trong việc giữ gìn, bảo đảm trật tự lòng, lề đường, vỉa hè trên địa bàn quản lý; cần thiết có thể lắp đặt biển “cấm họp chợ” đối với khu vực buôn bán tập trung tự phát; tổ chức lực lượng túc trực ở các điểm thường xuyên họp chợ tự phát để kịp thời phát hiện, xử lý; duy trì lực lượng liên ngành của địa phương để triển khai kiểm tra thường xuyên, kiên quyết xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm, lấn chiếm lòng, lề đường, vỉa hè trái phép.
Các cấp, các ngành cần nhân rộng các mô hình về tuyến đường an toàn giao thông; hè thông, lề thoáng… đã phát huy hiệu quả ở nhiều địa phương, như mô hình xây dựng “Tuyến đường cựu chiến binh tự quản”, “Tuyến đường phụ nữ tự quản”, “Tuyến đường hoa”…; tuyến đường bảo đảm an toàn giao thông; vỉa hè, lòng đường thông thoáng, sạch - đẹp… để nâng cao ý thức, tạo thói quen cho người dân về bảo đảm hành lang an toàn giao thông.
Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân nâng cao ý thức, thay đổi thói quen mua bán hàng hoá tại các các tụ điểm kinh doanh, buôn bán tự phát; chung tay xây dựng và phát triển hoạt động thương mại ngày càng văn minh, hiện đại. Phối hợp với các tổ chức đoàn thể, Mặt trận Tổ quốc tuyên truyền sâu rộng để người dân hiểu và nắm bắt rõ các quy định về trật tự đô thị, vệ sinh môi trường, trật tự an toàn giao thông.
Thường xuyên vận động, tuyên truyền, kiểm tra và xử lý ngay các hộ dân lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường, hành lang an toàn giao thông để tổ chức các tụ điểm kinh doanh, buôn bán tự phát ngay từ khi mới phát sinh. Có phương án tổ chức, sắp xếp, bố trí và hỗ trợ các tiểu thương tại các tụ điểm kinh doanh, buôn bán tự phát vào các chợ trên địa bàn.
Chính quyền các địa phương đẩy nhanh quy hoạch xây dựng những khu vực chợ tạm, siêu thị, trung tâm mua sắm… nhằm tạo điều kiện cho các tiểu thương cũng như công nhân tại các khu, cụm công nghiệp mua sắm hàng hóa thuận lợi, dễ dàng. Cùng với đó, các địa phương cần có các phương án xây mới, sửa chữa các chợ để các tiểu thương có nơi buôn bán ổn định. Rà soát quỹ đất hiện có, đề xuất địa điểm phù hợp để thu hút đầu tư xây dựng chợ mới theo quy hoạch, bảo đảm khi di dời, xóa bỏ các tụ điểm kinh doanh, buôn bán tự phát sẽ có chợ dân sinh hoạt động đúng quy định. Các địa phương cũng nên tổ chức cho các hộ kinh doanh ký cam kết không vi phạm lấn chiếm hành lang an toàn giao thông, đồng thời có kế hoạch xử lý quyết liệt và dứt điểm, từ đó góp phần ổn định an ninh trật tự, giảm ùn tắc và tai nạn giao thông, xây dựng môi trường đô thị đô thị khang trang, thông thoáng./.
Tỉnh Quảng Ninh đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức và hành vi của người tham gia giao thông  (17/11/2020)
Tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông đối với học sinh từ xe đạp điện, xe máy điện  (16/11/2020)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay