Những bài học lịch sử từ thực tiễn hoạt động của tuyến chi viện chiến lược - đường Hồ Chí Minh trên biển
Một là, phải nhận thức đúng đắn về biển, chiến lược biển của Đảng, xây dựng Hải quân nói chung, lực lượng vận tải quân sự biển nói riêng không ngừng lớn mạnh về tổ chức, vững mạnh về chính trị
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, quân thủy là một lực lượng không thể thiếu, là một trong những thành phần hết sức quan trọng của quân đội các triều đại. Thạo “thủy chiến” là một truyền thống nổi bật của dân tộc ta trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Đảng ta và Hồ Chủ tịch rất chú trọng xây dựng Hải quân. Ngay khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, để bảo vệ chính quyền non trẻ, những tổ chức phôi thai của Hải quân Việt Nam đã được hình thành. Từ đó, cùng với quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội, Hải quân nhân dân Việt Nam, trong đó có lực lượng vận tải quân sự đường biển, được Đảng, Nhà nước và Quân đội quan tâm xây dựng, từng bước đáp ứng được yêu cầu bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam.
Từ thực tiễn vận chuyển chi viện chiến lược bằng đường biển trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ta càng nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn nữa về biển, chiến lược biển của Đảng. Trong điều kiện vô cùng khó khăn, Đảng, Nhà nước và Quân đội quyết tâm xây dựng lực lượng Hải quân; tuyển chọn những người con ưu tú nhất về xây dựng quân chủng này, không ngừng giáo dục và rèn luyện họ. Có như vậy, Hải quân nói chung, lực lượng vận tải quân sự đường biển nói riêng, mới hoàn thành những nhiệm vụ đặc biệt khó khăn với tinh thần quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. Đây là bài học có ý nghĩa lớn đối với việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay và sau này.
Hai là, quán triệt đường lối chiến tranh nhân dân, tư tưởng chiến lược tiến công của Đảng, phát huy sức mạnh tổng hợp để gìn giữ, bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc
Do Việt Nam có một vị thế địa chính trị - kinh tế quân sự rất quan trọng nên luôn phải đối phó với những cuộc chiến tranh xâm lược của những nước lớn, những tên thực dân, đế quốc có tiềm lực kinh tế và quân sự mạnh hơn ta rất nhiều lần. Một trong những yếu tố quyết định thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc là phải phát huy được sức mạnh toàn dân “cả nước chung sức, trăm họ ai cũng là binh” hình thành nên “thế trận làng nước”. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, đương đầu với một kẻ thù xâm lược có tiềm lực quân sự, kinh tế mạnh hơn ta gấp nhiều lần, Đảng ta đã đề ra đường lối chiến tranh nhân dân đúng đắn, sáng tạo, với những nội dung cốt lõi là: Phát huy sức mạnh của toàn dân; kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại tạo thành sức mạnh tổng hợp để đánh Mỹ và thắng Mỹ. Thực tiễn xây dựng lực lượng, mở đường vận tải chi viện chiến lược bằng đường biển cho cách mạng miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ đã minh chứng rất rõ. Để thực hiện thành công nhiệm vụ đặc biệt này, phải có quyết tâm rất cao của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân. Quán triệt tư tưởng cách mạng tiến công của Đảng, tiến hành chiến tranh nhân dân trên chiến trường sông biển do toàn quân, toàn dân ở trên biển, trên sông và ven biển, ven sông tiến hành. Thực hiện nhiệm vụ chi viện cho cách mạng miền Nam, lực lượng hải quân mà cụ thể là lực lượng vận tải quân sự đường biển, là lực lượng nòng cốt chủ yếu. Nhưng nhân dân và lực lượng vũ trang địa phương ở trên sông, trên biển và ven sông, ven biển, sức mạnh của các lực lượng này là một yếu tố rất cơ bản quyết định thắng lợi trên chiến trường sông biển. Trước những khó khăn tưởng chừng như không thể vượt qua ở thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, chính những nhân cốt tích cực nhất trong nhân dân đã tìm ra phương thức vận chuyển, mở đường Hồ Chí Minh trên biển, góp phần tạo thế, tạo lực cho cách mạng ở miền Nam. Khi địch áp dụng những thủ đoạn ngăn chặn ác liệt nhất, nếu không có lực lượng vũ trang và nhân dân địa phương phối hợp xây dựng các bến bãi, tìm ra những phương thức đưa hàng vào bến, thì sẽ không thể vượt qua lá chắn phong tỏa của địch. Từ đó, khi giải quyết các vấn đề về xây dựng lực lượng và tác chiến của Hải quân, chúng ta phải đặc biệt chú trọng tới vai trò và phát huy sức mạnh của nhân dân và lực lượng vũ trang địa phương.
Ba là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục, xây dựng tinh thần sẵn sàng xả thân vì Tổ quốc, không ngừng nâng cao trình độ khoa học, trình độ kỹ thuật, chiến thuật cho cán bộ, chiến sĩ Hải quân
Trước kẻ thù xâm lược mạnh hơn ta gấp nhiều lần, yếu tố quyết định thắng lợi là tinh thần quyết chiến, quyết thắng, biết đánh và biết thắng của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta. Thực tiễn công tác và chiến đấu của cán bộ chiến sĩ trong lực lượng vận tải đường biển đã chỉ rõ: nếu không có ý chí quyết tâm, sẵn sàng xả thân vì Tổ quốc, không nắm vững khoa học kỹ thuật, không sáng tạo, linh hoạt thì sẽ không thể hoàn thành được nhiệm vụ. Khi lực lượng trên không, trên biển của địch không ngừng được tăng cường, ta còn thiếu kinh nghiệm, thiếu cơ sở vật chất, vũ khí trang bị còn ít, khả năng huy động chi viện hạn chế, lực lượng vận tải quân sự đường biển luôn chú trọng làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, xây dựng ý chí quyết tâm cao cho cán bộ, chiến sĩ. Trước hết, quán triệt vai trò ý nghĩa của công tác đối với sự nghiệp cách mạng, xây dựng tinh thần đoàn kết, hiệp đồng chặt chẽ, coi nhau như anh em ruột thịt. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng còn tập trung vào xây dựng ý thức tự lực, tự cường, luôn học tập và tự học tập để có thể khắc phục mọi khó khăn. Mỗi một chuyến hàng là một cuộc đấu trí căng thẳng, quyết liệt với địch, với thiên nhiên, đòi hỏi phải có tinh thần dám xả thân vì cách mạng. Nhờ giải quyết tốt vấn đề trên, lực lượng vận tải quân sự đường biển đã lợi dụng những điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhất, đêm tối, gió bão để lấy đó là thời cơ hoạt động. Đã có nhiều cán bộ, chiến sĩ hy sinh khi tìm đường vận chuyển, xây dựng bến bãi, chiến đấu đến phút cuối cùng hoặc lao vào tàu địch quyết tử. Nhờ giải quyết tốt vấn đề trên, cán bộ chiến sĩ lực lượng vận tải quân sự đường biển đã sử dụng thành thạo những trang bị vũ khí có trong tay, mặc dù trang bị và vũ khí thô sơ, ít hiện đại, nhưng bằng trình độ và kinh nghiệm dày dạn, đã nắm vững kiến thức hàng hải thiên văn, linh hoạt và sáng tạo đề ra các biện pháp đối phó với hoạt động ngăn chặn của kẻ thù, đưa hàng tới đích. Tiêu biểu như tàu 41, 401, 143, 42, 69, 100, 187…
Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, bài học trên vẫn còn nguyên giá trị, được bộ đội Hải quân tiếp tục phát huy, thể hiện rõ bằng các hành động anh hùng quyết bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
Bốn là, liên tục rút kinh nghiệm, tìm ra những phương thức mới đánh bại mọi âm mưu thủ đoạn của kẻ thù
Có tổng kết rút kinh nghiệm mới thấy được ưu điểm, nhược điểm của ta, thấy được điểm mạnh, điểm yếu và những sơ hở của địch, trên cơ sở đó tìm ra phương thức thích hợp nhất chống lại âm mưu, thủ đoạn nham hiểm, xảo quyệt của kẻ thù. Thực tiễn xây dựng và hoạt động của lực lượng vận tải quân sự đường biển đã khẳng định: trước những khó khăn trong xây dựng lực lượng, hoạt động trong điều kiện kẻ thù luôn thay đổi những thủ đoạn phong tỏa ngăn chặn ngày càng quyết liệt, qua tổng kết rút kinh nghiệm, lực lượng của ta không ngừng được xây dựng, kịp thời tìm ra những phương thức vận chuyển mới hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ. Từ kinh nghiệm của những chuyến tàu ra miền Bắc đầu tiên, ta tận dụng được điều kiện khí hậu, thời tiết và hoạt động của ngư dân ven biển miền Nam, chớp được thời cơ, bí mật bất ngờ vận chuyển hàng. Sau “sự kiện Vũng Rô” địch phát hiện tuyến vận chuyển bằng đường biển của ta, chúng huy động lực lượng của Hạm đội 7, thiết lập các đơn vị đặc nhiệm phong tỏa, ngăn chặn. Qua rút kinh nghiệm, ta tổ chức chặt chẽ hơn, nắm chắc những thay đổi trong phong tỏa ngăn chăn của địch tìm ra những sơ hở của chúng, đưa ra những phương pháp vận chuyển mới, những biện pháp mới đưa hàng vào bến, tìm cách giải phóng hàng nhanh nhất, giữ bí mật tuyến vận chuyển và các bến bãi, cân đối giữa khả năng vận chuyển và cất giấu hàng, tổ chức mạng thông tin rộng phục vụ sở chỉ huy các tàu vận chuyển, tăng cường ngụy trang, nghi binh và các phương án đối phó với hải quân và không quân địch… Khi địch phát hiện ra tuyến đường gần bờ, ta lại tổ chức đường mới xa bờ, khi địch tập trung khống chế một khu vực, ta tổ chức đưa hàng vào nhiều bãi bến ở các khu vực khác nhau. Khi địch khống chế chặt ven bờ, ta lợi dụng thủy văn, phối hợp với lực lượng vũ trang và nhân dân các địa phương ở ven bờ giao hàng và nhận hàng theo phương thức mới. Từ chỗ chỉ đơn độc lực lượng vận chuyển tiến đến kết hợp giữa lực lượng vận chuyển và chi viện chiến đấu bảo vệ … Nhờ làm tốt công tác tổng kết rút kinh nghiệm lực lượng vận tải quân sự đường biển, Hải quân đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, góp phần không nhỏ vào thắng lợi chung của cả dân tộc và trong nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay./.
Báo cáo của Thủ tướng Chính phủ trước Quốc hội về tình hình kinh tế- xã hội năm 2011, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2012 và 5 năm 2011-2015  (20/10/2011)
Thủ tướng báo cáo tình hình kinh tế-xã hội 2011  (20/10/2011)
Khai mạc trọng thể kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIII  (20/10/2011)
EU điều chỉnh chính sách nông nghiệp chung và hợp tác phát triển  (20/10/2011)
- Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia: Động lực quan trọng để đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới
- Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm và làm việc tại Cộng hòa Séc
- Bộ Chính trị, Ban Bí thư gặp mặt các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước
- Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm