Quân và dân đồng bằng sông Cửu Long tiếp nhận, sử dụng nguồn chi viện của hậu phương bằng đường biển giai đoạn 1961 - 1975
10:25, ngày 17-10-2011
TCCSĐT - Trong 30 năm kháng chiến
chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1945 - 1975) xâm lược, đặc biệt là
trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975), một trong
những nhân tố quan trọng góp phần quyết định vào thắng lợi của quân và
dân đồng bằng sông Cửu Long là sự chi viện to lớn về sức người, sức của
của hậu phương lớn miền Bắc. Bên cạnh sự chi viện bằng đường bộ, từ năm
1962, chiến trường đồng bằng sông Cửu Long bắt đầu nhận được sự chi
viện của hậu phương bằng đường biển.
Để tiếp nhận tốt sự chi viện của hậu phương đối vơi chiến trường đồng bằng sông Cửu Long bằng đường biển, ngày 19-9-1962, Trung ương Cục miền Nam quyết định thành lập Đoàn 962 với nhiệm vụ xây dựng và mở rộng các bến tiếp nhận hàng dọc bờ biển từ Cà Mau đến Bà Rịa; tổ chức kho tàng, bảo quản, phân phối vũ khí cho các chiến trường Nam Bộ. Đoàn 962 tổ chức các bến tiếp nhận hàng ở các khu vực thuộc Cà Mau, Trà Vinh, Bến Tre và Bà Rịa. Số hàng tiếp nhận được, theo chỉ đạo của trên, lực lượng các bến thuộc Đoàn 962 tổ chức đưa về các địa phương và đơn vị. Bến Cà Mau đưa ra tỉnh Cà Mau và các tỉnh vùng ruột Hậu Giang; bến Trà Vinh đưa ra chiến trường Vĩnh - Trà; bến Bến Tre đưa ra các tỉnh thuộc Quân khu 8. Đoàn 962 tổ chức vận chuyển nội bộ bằng hai đường: một đường đi bằng xuồng trên sông rạch trong đất liền, một đường đi bằng ghe máy trên biển phân phối cho các chiến trường.
Cũng trong thời gian này, Quân khu 8 thành lập Đoàn X15, Đoàn X16 và một chốt kho nhận hàng tại Gò Công.
Vũ khí, trang bị quân sự và một số nhu cầu khác của chiến trường được hậu phương lớn miền Bắc chi viện trong thời gian này đã giải quyết một bước cơ bản yêu cầu về xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang ở đồng bằng sông Cửu Long. Từ đó, hiệu suất chiến đấu của ba thứ quân được nâng cao và phong trào chiến tranh du kích được phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt, số vũ khí vừa nhận được đã giúp cho quân và dân đồng bằng sông Cửu Long làm nên những chiến thắng vang dội ngay trong năm 1963, đánh bại các chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận”, “hạm đội nhỏ trên sông” của địch.
Ở miền Trung Nam Bộ (Khu 8), ngày 2-1-1963, quân và dân ta đã làm nên chiến thắng Ấp Bắc (Tân Phú, Cai Lậy, Mỹ Tho). Với vũ khí vừa được trang bị, bằng ba mũi quân sự - chính trị - binh vận, các lực lượng ta kiên cường chiến đấu chống càn với lực lượng địch đông và trang bị mạnh hơn ta gấp nhiều lần. Trong một ngày chiến đấu anh dũng, lực lượng ta tại đây đã bẻ gãy hoàn toàn các đợt tiến công bằng chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận” của địch - các chiến thuật mà địch cho rằng có hiệu quả nhất trong chống chiến tranh du kích của ta. Chiến thắng Ấp Bắc đánh dấu sự trưởng thành của lực lượng vũ trang Quân khu 8; làm nức lòng nhân dân và lực lượng vũ trang cả hai miền Nam, Bắc.
Hưởng ứng phong trào “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công” do Trung ương Cục phát động, các hoạt động tiến công địch diễn ra sôi nổi ở khắp các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Từng đơn vị đến các cá nhân đều học cách bắn máy bay, đánh xe thiết giáp, làm công sự, đánh quân địch càn quét. Nổi bật là đợt hoạt động tháng 7-1963 ở trọng điểm Mỹ Tho. Qua tiến công ba mũi, ta mở ra được vùng giải phóng liên hoàn 12 xã (gọi là vùng “20 tháng 7”) ở nam lộ 4 (nay là Quốc lộ 1) nối liền với bắc lộ 4 và vùng Đồng Tháp Mười rộng lớn. Thắng lợi này tiếp theo chiến thắng Ấp Bắc, chứng tỏ bước trưởng thành vượt bậc của lực lượng vũ trang đồng bằng sông Cửu Long trong việc tổ chức, chỉ huy và thực hành đợt hoạt động có tính chiến dịch tiến công tổng hợp. Kinh nghiệm của đợt mở vùng “20 tháng 7” với phương thức tiến công tổng hợp đã giúp các tỉnh trong Quân khu 8, nhất là Bến Tre và Long An, mở được nhiều mảng, nhiều vùng rộng lớn, làm phá sản quốc sách “ấp chiến lược” của địch vào cuối năm 1963.
Ở miền Tây Nam Bộ (Khu 9), tháng 3 năm 1963, địch mở cuộc hành quân lớn ở Cà Mau, lấy tên là hành quân “Sóng tình thương”, đánh vào rừng đước Năm Căn, hòng tiêu diệt căn cứ của Khu ủy và Tỉnh ủy Cà Mau. Chúng huy động lực lượng lớn, kết hợp với trên 200 tàu chiến, pháo hạm và máy bay đánh phá ác liệt. Tàu chiến địch vây kín trên sông Năm Căn. Lực lượng ta với vũ khí, trang bị vừa được bổ sung đã khắc phục khó khăn, tổ chức phục kích trên sông, diệt gọn đoàn tàu 12 chiếc loại PCF và LCM, diệt gọn 1 tiểu đoàn thủy quân lục chiến. Sau đó, quân ta bám đánh liên tục, diệt trên 70 tàu, loại khỏi vòng chiến đấu gần 1.000 tên, đánh bại cuộc hành quân “Sóng tình thương” của địch. Có thể xem đây là trận đầu tiên ta đánh bại chiến thuật “hạm đội nhỏ trên sông” của địch.
Sau khi đánh bại cuộc hành quân “sóng tình thương”, tháng 5-1963, các đơn vị ta chuyển sang tiến công cụm căn cứ Bình Hưng, diệt trên 100 tên địch. Sau đó, ta tiếp tục tiến công cụm cứ điểm Biện Nhị, tuyến sông Cái Tàu thuộc xã Khánh Lâm, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau), làm chủ hoàn toàn cứ điểm, diệt và bắt sống gần 300 tên địch; thu trên 100 súng các loại.
Trên chiến trường Vĩnh - Trà (Vĩnh Long, Trà Vinh), với những vũ khí, trang bị vừa nhận được từ sự chi viện của Trung ương, lực lượng vũ trang phát triển nhanh chóng, làm nòng cốt cho phong trào phá ấp chiến lược ở địa phương phát triển. Lực lượng vũ trang từ bên ngoài đánh vào diệt đồn bót, diệt tề, cơ sở bên trong nổi dậy phá rào, san bằng đồn bót. Qua phong trào phá ấp chiến lược trong những tháng đầu năm 1963, ở Vĩnh Long ta phá banh nhiều ấp chiến lược, giải phóng hoàn toàn xã Long Mỹ (huyện Cầu Ngang); phá hỏng hệ thống ấp chiến lược trong khu vực các xã: Ngãi Tứ, Bình Minh, Loan Mỹ (huyện Tam Bình)…
Tại Trà Vinh, điển hình cho phong trào phá ấp chiến lược trong giai đoạn này là trận chống càn 52 ngày đêm ở xã Nhị Long (huyện Càng Long), bẻ gãy kế hoạch lập ấp chiến lược của địch.
Phát huy những thắng lợi của phong trào phá ấp chiến lược, trên cơ sở vũ khí, trang bị được bổ sung và cán bộ quân sự được tăng cường ở miền Bắc về từ các tàu “không số”, tháng 9-1963, Bộ Tư lệnh Quân khu 9 quyết định mở đợt hoạt động tiến công quân sự nhằm tiêu hao sinh lực địch, hỗ trợ quần chúng nổi dậy giải phóng và làm chủ, mở rộng vùng giải phóng nam Cà Mau. Đồng chí Đồng Văn Cống, Tư lệnh Quân khu (từ miền Bắc vào), trực tiếp chỉ huy đợt hoạt động này. Đêm 9 rạng sáng ngày 10-9, ta đồng loạt nổ súng tiến công và phá tan hai Chi khu Cái Nước và Đầm Dơi diệt trên 200 tên, bắt 132 tên; thu 180 súng các loại và nhiều trang bị khác. Cũng thời gian trên, đơn vị pháo của tỉnh Sóc Trăng tập kích vào sân bay Sóc Trăng, phá hủy 50 máy bay (phần lớn là trực thăng vận tải).
Chiến thắng Cái Nước, Đầm Dơi, cùng với tập kích sân bay Sóc Trăng của lực lượng vũ trang Quân khu 9 là một đòn tiến công mạnh mẽ vào quân Mỹ, quân đội Sài Gòn ở miền Tây Nam Bộ, đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc về trình độ và khả năng tác chiến của lực lượng vũ trang Quân khu.
Ngày 29-10-1963, Tiểu đoàn 70, chủ lực Khu chặn đánh một tiểu đoàn biệt kích (có 6 cố vấn Mỹ chỉ huy) tại xã Trí Phải, huyện Thới Bình. Suốt một ngày chiến đấu, ta diệt 78 tên, diệt cơ bản tiểu đoàn biệt kích địch. Mấy ngày sau, tiểu đoàn kết hợp cùng du kích diệt gọn đồn Nhà Ngang, giải phóng hoàn toàn xã Vĩnh Hòa, mở rộng vùng U Minh Thượng. Sau trận đánh này, du kích các xã ở huyện Thới Bình, huyện Trần Văn Thời được sự hỗ trợ của chủ lực khu, đã diệt nhiều đồn bót, phá dứt điểm ấp chiến lược, giải phóng hoàn toàn xã Khánh Lâm. Vùng giải phóng phía bắc Cà Mau được mở rộng liên hoàn trong 7 xã.
Có thể nói, vũ khí, trang bị và cán bộ Trung ương chi viện đưa vào bằng đường biển đến được đồng bằng sông Cửu Long trong giai đoạn này đã phát huy tác dụng to lớn. Hoạt động tiến công địch của lực lượng vũ trang diễn ra sôi nổi và đều khắp, nổi bật là trận tiến công tiêu diệt cụm cứ điểm Chà Là (23-11-1963). Sau đó, đánh quân tăng viện bằng máy bay đổ quân, có cả quân dù - lực lượng tổng trù bị của quân đội Sài Gòn (24-11-1963). Tổng số quân địch bị diệt tại cứ điểm và quân tăng viện trên 600 tên. Ta bắn rơi 19 máy bay, thu hàng trăm súng và 500 chiếc dù.
Những thắng lợi quân sự của ta trong năm 1963 làm cho quân địch ở Vùng 4 chiến thuật hoang mang giao động mạnh. Chúng hoàn toàn bất ngờ về những loại vũ khí, trang bị cũng như trình độ chỉ huy và khả năng tác chiến của lực lượng vũ trang ta ở đồng bằng sông Cửu Long. Điều này chứng minh cho việc tổ chức tiếp nhận, vận chuyển vũ khí, hàng quân sự của Trung ương chi viện bằng đường biển là kịp thời, đóng vai trò quan trọng để quân và dân đồng bằng sông Cửu Long chiến đấu và chiến thắng, góp phần cùng toàn Miền đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ.
Khi tiến hành chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, việc phong toả vùng biển miền Nam của hải quân Mỹ và hải quân Sài Gòn tăng lên gấp nhiều lần so với trước. Tuy nhiên, bằng nhiều cách, tuyến vận tải đường biển của ta vẫn vượt qua được sự kiểm soát, ngăn chặn của kẻ thù, đưa vũ khí và hàng quân sự chi viện đắc lực cho cuộc đấu tranh cách mạng miền Nam.
Ở đồng bằng sông Cửu Long, tuy bị địch ngăn chặn, đánh phá ác liệt, nhưng bằng nhiều hình thức phong phú đa dạng, hai Quân khu 8 và 9 đã tổ chức tiếp nhận và vận chuyển vũ khí, hàng quân sự của Trung ương chi viện đến các chiến trường. Từ đó quân và dân đồng bằng sông Cửu Long đã cùng toàn Miền thực hành cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm Mậu Thân 1968, giành nhiều thắng lợi, góp phần đánh bại chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mỹ.
Để phục vụ cho việc tiếp nhận sự chi viện của Trung ương ngày càng nhiều và kịp thời đưa đến các chiến trường, giữa năm 1969, Quân khu 9 thành lập đơn vị lấy phiên hiệu là Đoàn S804, dùng ghe hai đáy hoạt động vận tải theo hình thức công khai, làm giấy tờ giả của địch, đi hợp pháp khắp vùng đồng bằng sông Cửu Long. Với phương thức này, Đoàn đã đưa được nhiều vũ khí và hàng quân sự đến khắp các chiến trường, đồng thời đưa đón nhiều cán bộ trung cao cấp về Miền và ngược lại.
Những năm 1969 - 1971, là thời kỳ Đảng bộ, quân và dân đồng bằng sông Cửu Long gặp nhiều khó khăn, gian khổ nhất, lực lượng vũ trang bị tiêu hao nhiều sau các đợt tiến công năm 1968, chưa được bổ sung kịp thời. Trong khi đó, Mỹ và chính quyền Sài Gòn lại đẩy mạnh thực hiện các chương trình bình định, lấn chiếm nhanh chóng các vùng nông thôn rộng lớn. Việc tiếp nhận và vận chuyển vũ khí, hàng quân sự của Trung ương chi viện gặp nhiều khó khăn, có lúc gián đoạn.
Với tinh thần chủ động, sáng tạo, quân và dân đồng bằng sông Cửu Long đã kiên trì bám trụ, tích cực tiến công và phản công địch; tổ chức nhiều phương thức vận chuyển để tiếp nhận sự chi viện của Trung ương. Lúc này, Miền đã tăng cường cho chiến trường đồng bằng sông Cửu Long những đơn vị chủ lực với trang bị vũ khí tương đối mạnh, cùng với quân và dân đồng bằng sông Cửu Long chiến đấu. Từ đó, ta từng bước vượt qua những thử thách ác liệt của thời kỳ khó khăn nghiêm trọng nhất, tạo những điều kiện thuận lợi để cùng toàn Miền thực hành cuộc tiến công chiến lược trong năm 1972. Vượt qua được giai đoạn khó khăn này, quân và dân đồng bằng sông Cửu Long luôn ghi nhớ sự chi viện to lớn và kịp thời của Trung ương Đảng, Bộ Quốc phòng về người và của.
Thực hiện chỉ đạo của Trung ương Cục và Quân ủy Miền, Đảng bộ, quân và dân đồng bằng sông Cửu Long tích cực chuẩn bị bước vào cuộc tiến công tổng hợp năm 1972. Tháng 4-1972, Quân khu 8 cùng lực lượng chủ lực Miền tiến hành chiến dịch tiến công tổng hợp; Quân khu 9 mở liên tiếp sáu cao điểm tiến công tổng hợp, diệt nhiều đồn bót và sinh lực địch, giải phóng nhiều khu vực rộng lớn. Cuộc tiến công tổng hợp năm 1972 ở đồng bằng sông Cửu Long giành được thắng lợi to lớn và tương đối toàn diện.
Tuy bị thất bại, buộc phải ký Hiệp định Pari, nhưng với bản chất ngoan cố, âm mưu cơ bản của đế quốc Mỹ đối với miền Nam Việt Nam vẫn chưa thay đổi. Mỹ tiếp tục thực hiện biện pháp chiến lược là: Tăng cường quân ngụy để tiếp tục chiến tranh, củng cố ngụy quyền, phục hồi kinh tế; tiếp tục xác định bình định là biện pháp trung tâm.
Đối với đồng bằng sông Cửu Long, tuy có Hiệp định, nhưng Quân đoàn IV quân đội Sài Gòn vẫn tiếp tục duy trì chiến tranh, chúng đề ra yêu cầu là: Quyết giữ để sống còn, không để mất đất, mất dân, không được suy giảm lực lượng, không để chiến trường đột biến xấu… Ngay từ khi có Hiệp định, chúng xua quân đi lấn chiếm, thực hiện kế hoạch “Tràn ngập lãnh thổ” nhằm lấn đất, giành dân.
Quân và dân đồng bằng sông Cửu Long đã chủ động, kiên quyết đánh bại kế hoạch bình định của địch trong điều kiện có Hiệp đinh Pari. Để bảo đảm vũ khí, trang bị cho lực lượng vũ trang chiến đấu, bằng nhiều hình thức công khai, bán công khai, bí mật, đường dài, đoạn ngắn, kết hợp vận tải chuyên nghiệp với vận tải nhân dân, trong hai năm 1973, 1974, lực lượng vận tải Quân khu 8 chuyển về chiến trường được 2.300 tấn vũ khí và hàng quân sự; lực lượng vận tải của Quân khu 9 tiếp nhận, vận chuyển trên 2.900 tấn vũ khí và hàng của Trung ương chi viện từ nhiều hướng chuyển về miền Tây Nam Bộ, kịp thời phục vụ cho các lực lượng vũ trang chiến đấu.
Sự chi viện to lớn của Trung ương về người và của trong giai đoạn này đã giúp cho quân và dân đồng bằng sông Cửu Long đánh bại kế hoạch bình định lấn chiếm của địch sau Hiệp định Pari. Nổi bật nhất là ta đã đánh bại 75 lượt tiểu đoàn địch bình định lấn chiếm Chương Thiện trong năm 1973. Chiến thắng này minh chứng cho một chủ trương đúng đắn, táo bạo và kịp thời của quân và dân đồng bằng sông Cửu Long. Đó là một trong những cơ sở thực tiễn quan trọng cho sự ra đời Nghị quyết 21 của Trung ương, tạo tiền đề cho sự chuyển hướng mạnh mẽ của cách mạng miền Nam.
Sau khi việc vận chuyển bằng ghe hai đáy bị lộ (năm 1973), hoạt động vận tải công khai tạm ngưng để tìm phương thức mới. Lúc này, nguồn hàng Trung ương chi viện được tiếp nhận dự trữ trên đất Cam-pu-chia và hậu cần Miền đã lên đến 3.000 tấn. Việc đưa vũ khí từ biên giới về nội địa không thể để chậm vì nhiều lý do. Phối hợp với các đơn vị tác chiến, ta đẩy mạnh đánh địch để khai thông các tuyến vận tải du kích, huy động lực lượng và mọi phương tiện vận tải của các đơn vị và địa phương tổ chức chuyển hàng từ biên giới về các cánh hậu cần Quân khu, đơn vị và địa phương. Tuyến vận tải Cửu Long đảm nhiệm chuyển hàng từ biên giới thuộc tỉnh Kiến Tường, qua Đồng Tháp Mười đưa về Vùng 4 Kiến Tường và tỉnh Mỹ Tho. Tuyến vận tải Vàm Cỏ nhận hàng đưa xuống Ba Thu, từ đó chuyển tiếp qua kênh Bo Bo sang Vàm Cỏ Tây đưa về Hưng Thạnh (Mỹ Tho) và mặt trận Long An. Trên hai tuyến vận tải du kích này, lợi dụng mùa nước ta sử dụng loại xuồng Đồng Tháp gọn nhẹ, có thể đi ngang vượt tắt, địch khó ngăn chặn, tranh thủ chuyển nhanh vũ khí về chiến trường.
Bên cạnh đó, lực lượng vận tải công khai ở đồng bằng sông Cửu Long chuyển hướng sang dùng ghe đục trọng tải 30 tấn và mướn thêm ghe của dân. Toàn bộ số ghe này ta “khoán gọn” cho dân vận chuyển theo hình thức thuê mướn. Ta chỉ giao và nhận hai đầu theo hợp đồng; việc đi lại, xử trí tình huống đều do chủ ghe lo liệu. Với hình thức này, ta đã chuyển dần từ buôn chuyến trở thành lực lượng vận tải quân sự. Từ đây mở ra một hình thức hoạt động mới, bảo đảm vận chuyển vũ khí kịp thời, mỗi tháng đưa được 300 đến 400 tấn từ biên giới về chiến trường, năng suất vận chuyển tăng nhiều lần so với dùng ghe hai đáy.
Nguồn chi viện sức người, sức của Trung ương cho chiến trường đồng bằng sông Cửu Long, bằng nhiều đường từ năm 1973 về sau ngày càng dồi dào hơn trước. Hệ thống tiếp nhận, tổ chức vận chuyển cũng được phát triển rộng khắp với nhiều lực lượng tham gia, bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, đã vận chuyển vũ khí, hàng quân sự của trên chi viện đến khắp các chiến trường, kịp thời phục vụ cho lực lượng vũ trang ba thứ quân chiến đấu. Đó là nhân tố quan trọng góp phần làm nên chiến thắng của quân và dân đồng bằng sông Cửu Long trong mùa Xuân năm 1975, cùng cả nước giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước./.
Cũng trong thời gian này, Quân khu 8 thành lập Đoàn X15, Đoàn X16 và một chốt kho nhận hàng tại Gò Công.
Vũ khí, trang bị quân sự và một số nhu cầu khác của chiến trường được hậu phương lớn miền Bắc chi viện trong thời gian này đã giải quyết một bước cơ bản yêu cầu về xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang ở đồng bằng sông Cửu Long. Từ đó, hiệu suất chiến đấu của ba thứ quân được nâng cao và phong trào chiến tranh du kích được phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt, số vũ khí vừa nhận được đã giúp cho quân và dân đồng bằng sông Cửu Long làm nên những chiến thắng vang dội ngay trong năm 1963, đánh bại các chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận”, “hạm đội nhỏ trên sông” của địch.
Ở miền Trung Nam Bộ (Khu 8), ngày 2-1-1963, quân và dân ta đã làm nên chiến thắng Ấp Bắc (Tân Phú, Cai Lậy, Mỹ Tho). Với vũ khí vừa được trang bị, bằng ba mũi quân sự - chính trị - binh vận, các lực lượng ta kiên cường chiến đấu chống càn với lực lượng địch đông và trang bị mạnh hơn ta gấp nhiều lần. Trong một ngày chiến đấu anh dũng, lực lượng ta tại đây đã bẻ gãy hoàn toàn các đợt tiến công bằng chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận” của địch - các chiến thuật mà địch cho rằng có hiệu quả nhất trong chống chiến tranh du kích của ta. Chiến thắng Ấp Bắc đánh dấu sự trưởng thành của lực lượng vũ trang Quân khu 8; làm nức lòng nhân dân và lực lượng vũ trang cả hai miền Nam, Bắc.
Hưởng ứng phong trào “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công” do Trung ương Cục phát động, các hoạt động tiến công địch diễn ra sôi nổi ở khắp các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Từng đơn vị đến các cá nhân đều học cách bắn máy bay, đánh xe thiết giáp, làm công sự, đánh quân địch càn quét. Nổi bật là đợt hoạt động tháng 7-1963 ở trọng điểm Mỹ Tho. Qua tiến công ba mũi, ta mở ra được vùng giải phóng liên hoàn 12 xã (gọi là vùng “20 tháng 7”) ở nam lộ 4 (nay là Quốc lộ 1) nối liền với bắc lộ 4 và vùng Đồng Tháp Mười rộng lớn. Thắng lợi này tiếp theo chiến thắng Ấp Bắc, chứng tỏ bước trưởng thành vượt bậc của lực lượng vũ trang đồng bằng sông Cửu Long trong việc tổ chức, chỉ huy và thực hành đợt hoạt động có tính chiến dịch tiến công tổng hợp. Kinh nghiệm của đợt mở vùng “20 tháng 7” với phương thức tiến công tổng hợp đã giúp các tỉnh trong Quân khu 8, nhất là Bến Tre và Long An, mở được nhiều mảng, nhiều vùng rộng lớn, làm phá sản quốc sách “ấp chiến lược” của địch vào cuối năm 1963.
Ở miền Tây Nam Bộ (Khu 9), tháng 3 năm 1963, địch mở cuộc hành quân lớn ở Cà Mau, lấy tên là hành quân “Sóng tình thương”, đánh vào rừng đước Năm Căn, hòng tiêu diệt căn cứ của Khu ủy và Tỉnh ủy Cà Mau. Chúng huy động lực lượng lớn, kết hợp với trên 200 tàu chiến, pháo hạm và máy bay đánh phá ác liệt. Tàu chiến địch vây kín trên sông Năm Căn. Lực lượng ta với vũ khí, trang bị vừa được bổ sung đã khắc phục khó khăn, tổ chức phục kích trên sông, diệt gọn đoàn tàu 12 chiếc loại PCF và LCM, diệt gọn 1 tiểu đoàn thủy quân lục chiến. Sau đó, quân ta bám đánh liên tục, diệt trên 70 tàu, loại khỏi vòng chiến đấu gần 1.000 tên, đánh bại cuộc hành quân “Sóng tình thương” của địch. Có thể xem đây là trận đầu tiên ta đánh bại chiến thuật “hạm đội nhỏ trên sông” của địch.
Sau khi đánh bại cuộc hành quân “sóng tình thương”, tháng 5-1963, các đơn vị ta chuyển sang tiến công cụm căn cứ Bình Hưng, diệt trên 100 tên địch. Sau đó, ta tiếp tục tiến công cụm cứ điểm Biện Nhị, tuyến sông Cái Tàu thuộc xã Khánh Lâm, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau), làm chủ hoàn toàn cứ điểm, diệt và bắt sống gần 300 tên địch; thu trên 100 súng các loại.
Trên chiến trường Vĩnh - Trà (Vĩnh Long, Trà Vinh), với những vũ khí, trang bị vừa nhận được từ sự chi viện của Trung ương, lực lượng vũ trang phát triển nhanh chóng, làm nòng cốt cho phong trào phá ấp chiến lược ở địa phương phát triển. Lực lượng vũ trang từ bên ngoài đánh vào diệt đồn bót, diệt tề, cơ sở bên trong nổi dậy phá rào, san bằng đồn bót. Qua phong trào phá ấp chiến lược trong những tháng đầu năm 1963, ở Vĩnh Long ta phá banh nhiều ấp chiến lược, giải phóng hoàn toàn xã Long Mỹ (huyện Cầu Ngang); phá hỏng hệ thống ấp chiến lược trong khu vực các xã: Ngãi Tứ, Bình Minh, Loan Mỹ (huyện Tam Bình)…
Tại Trà Vinh, điển hình cho phong trào phá ấp chiến lược trong giai đoạn này là trận chống càn 52 ngày đêm ở xã Nhị Long (huyện Càng Long), bẻ gãy kế hoạch lập ấp chiến lược của địch.
Phát huy những thắng lợi của phong trào phá ấp chiến lược, trên cơ sở vũ khí, trang bị được bổ sung và cán bộ quân sự được tăng cường ở miền Bắc về từ các tàu “không số”, tháng 9-1963, Bộ Tư lệnh Quân khu 9 quyết định mở đợt hoạt động tiến công quân sự nhằm tiêu hao sinh lực địch, hỗ trợ quần chúng nổi dậy giải phóng và làm chủ, mở rộng vùng giải phóng nam Cà Mau. Đồng chí Đồng Văn Cống, Tư lệnh Quân khu (từ miền Bắc vào), trực tiếp chỉ huy đợt hoạt động này. Đêm 9 rạng sáng ngày 10-9, ta đồng loạt nổ súng tiến công và phá tan hai Chi khu Cái Nước và Đầm Dơi diệt trên 200 tên, bắt 132 tên; thu 180 súng các loại và nhiều trang bị khác. Cũng thời gian trên, đơn vị pháo của tỉnh Sóc Trăng tập kích vào sân bay Sóc Trăng, phá hủy 50 máy bay (phần lớn là trực thăng vận tải).
Chiến thắng Cái Nước, Đầm Dơi, cùng với tập kích sân bay Sóc Trăng của lực lượng vũ trang Quân khu 9 là một đòn tiến công mạnh mẽ vào quân Mỹ, quân đội Sài Gòn ở miền Tây Nam Bộ, đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc về trình độ và khả năng tác chiến của lực lượng vũ trang Quân khu.
Ngày 29-10-1963, Tiểu đoàn 70, chủ lực Khu chặn đánh một tiểu đoàn biệt kích (có 6 cố vấn Mỹ chỉ huy) tại xã Trí Phải, huyện Thới Bình. Suốt một ngày chiến đấu, ta diệt 78 tên, diệt cơ bản tiểu đoàn biệt kích địch. Mấy ngày sau, tiểu đoàn kết hợp cùng du kích diệt gọn đồn Nhà Ngang, giải phóng hoàn toàn xã Vĩnh Hòa, mở rộng vùng U Minh Thượng. Sau trận đánh này, du kích các xã ở huyện Thới Bình, huyện Trần Văn Thời được sự hỗ trợ của chủ lực khu, đã diệt nhiều đồn bót, phá dứt điểm ấp chiến lược, giải phóng hoàn toàn xã Khánh Lâm. Vùng giải phóng phía bắc Cà Mau được mở rộng liên hoàn trong 7 xã.
Có thể nói, vũ khí, trang bị và cán bộ Trung ương chi viện đưa vào bằng đường biển đến được đồng bằng sông Cửu Long trong giai đoạn này đã phát huy tác dụng to lớn. Hoạt động tiến công địch của lực lượng vũ trang diễn ra sôi nổi và đều khắp, nổi bật là trận tiến công tiêu diệt cụm cứ điểm Chà Là (23-11-1963). Sau đó, đánh quân tăng viện bằng máy bay đổ quân, có cả quân dù - lực lượng tổng trù bị của quân đội Sài Gòn (24-11-1963). Tổng số quân địch bị diệt tại cứ điểm và quân tăng viện trên 600 tên. Ta bắn rơi 19 máy bay, thu hàng trăm súng và 500 chiếc dù.
Những thắng lợi quân sự của ta trong năm 1963 làm cho quân địch ở Vùng 4 chiến thuật hoang mang giao động mạnh. Chúng hoàn toàn bất ngờ về những loại vũ khí, trang bị cũng như trình độ chỉ huy và khả năng tác chiến của lực lượng vũ trang ta ở đồng bằng sông Cửu Long. Điều này chứng minh cho việc tổ chức tiếp nhận, vận chuyển vũ khí, hàng quân sự của Trung ương chi viện bằng đường biển là kịp thời, đóng vai trò quan trọng để quân và dân đồng bằng sông Cửu Long chiến đấu và chiến thắng, góp phần cùng toàn Miền đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ.
Khi tiến hành chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, việc phong toả vùng biển miền Nam của hải quân Mỹ và hải quân Sài Gòn tăng lên gấp nhiều lần so với trước. Tuy nhiên, bằng nhiều cách, tuyến vận tải đường biển của ta vẫn vượt qua được sự kiểm soát, ngăn chặn của kẻ thù, đưa vũ khí và hàng quân sự chi viện đắc lực cho cuộc đấu tranh cách mạng miền Nam.
Ở đồng bằng sông Cửu Long, tuy bị địch ngăn chặn, đánh phá ác liệt, nhưng bằng nhiều hình thức phong phú đa dạng, hai Quân khu 8 và 9 đã tổ chức tiếp nhận và vận chuyển vũ khí, hàng quân sự của Trung ương chi viện đến các chiến trường. Từ đó quân và dân đồng bằng sông Cửu Long đã cùng toàn Miền thực hành cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm Mậu Thân 1968, giành nhiều thắng lợi, góp phần đánh bại chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mỹ.
Để phục vụ cho việc tiếp nhận sự chi viện của Trung ương ngày càng nhiều và kịp thời đưa đến các chiến trường, giữa năm 1969, Quân khu 9 thành lập đơn vị lấy phiên hiệu là Đoàn S804, dùng ghe hai đáy hoạt động vận tải theo hình thức công khai, làm giấy tờ giả của địch, đi hợp pháp khắp vùng đồng bằng sông Cửu Long. Với phương thức này, Đoàn đã đưa được nhiều vũ khí và hàng quân sự đến khắp các chiến trường, đồng thời đưa đón nhiều cán bộ trung cao cấp về Miền và ngược lại.
Những năm 1969 - 1971, là thời kỳ Đảng bộ, quân và dân đồng bằng sông Cửu Long gặp nhiều khó khăn, gian khổ nhất, lực lượng vũ trang bị tiêu hao nhiều sau các đợt tiến công năm 1968, chưa được bổ sung kịp thời. Trong khi đó, Mỹ và chính quyền Sài Gòn lại đẩy mạnh thực hiện các chương trình bình định, lấn chiếm nhanh chóng các vùng nông thôn rộng lớn. Việc tiếp nhận và vận chuyển vũ khí, hàng quân sự của Trung ương chi viện gặp nhiều khó khăn, có lúc gián đoạn.
Với tinh thần chủ động, sáng tạo, quân và dân đồng bằng sông Cửu Long đã kiên trì bám trụ, tích cực tiến công và phản công địch; tổ chức nhiều phương thức vận chuyển để tiếp nhận sự chi viện của Trung ương. Lúc này, Miền đã tăng cường cho chiến trường đồng bằng sông Cửu Long những đơn vị chủ lực với trang bị vũ khí tương đối mạnh, cùng với quân và dân đồng bằng sông Cửu Long chiến đấu. Từ đó, ta từng bước vượt qua những thử thách ác liệt của thời kỳ khó khăn nghiêm trọng nhất, tạo những điều kiện thuận lợi để cùng toàn Miền thực hành cuộc tiến công chiến lược trong năm 1972. Vượt qua được giai đoạn khó khăn này, quân và dân đồng bằng sông Cửu Long luôn ghi nhớ sự chi viện to lớn và kịp thời của Trung ương Đảng, Bộ Quốc phòng về người và của.
Thực hiện chỉ đạo của Trung ương Cục và Quân ủy Miền, Đảng bộ, quân và dân đồng bằng sông Cửu Long tích cực chuẩn bị bước vào cuộc tiến công tổng hợp năm 1972. Tháng 4-1972, Quân khu 8 cùng lực lượng chủ lực Miền tiến hành chiến dịch tiến công tổng hợp; Quân khu 9 mở liên tiếp sáu cao điểm tiến công tổng hợp, diệt nhiều đồn bót và sinh lực địch, giải phóng nhiều khu vực rộng lớn. Cuộc tiến công tổng hợp năm 1972 ở đồng bằng sông Cửu Long giành được thắng lợi to lớn và tương đối toàn diện.
Tuy bị thất bại, buộc phải ký Hiệp định Pari, nhưng với bản chất ngoan cố, âm mưu cơ bản của đế quốc Mỹ đối với miền Nam Việt Nam vẫn chưa thay đổi. Mỹ tiếp tục thực hiện biện pháp chiến lược là: Tăng cường quân ngụy để tiếp tục chiến tranh, củng cố ngụy quyền, phục hồi kinh tế; tiếp tục xác định bình định là biện pháp trung tâm.
Đối với đồng bằng sông Cửu Long, tuy có Hiệp định, nhưng Quân đoàn IV quân đội Sài Gòn vẫn tiếp tục duy trì chiến tranh, chúng đề ra yêu cầu là: Quyết giữ để sống còn, không để mất đất, mất dân, không được suy giảm lực lượng, không để chiến trường đột biến xấu… Ngay từ khi có Hiệp định, chúng xua quân đi lấn chiếm, thực hiện kế hoạch “Tràn ngập lãnh thổ” nhằm lấn đất, giành dân.
Quân và dân đồng bằng sông Cửu Long đã chủ động, kiên quyết đánh bại kế hoạch bình định của địch trong điều kiện có Hiệp đinh Pari. Để bảo đảm vũ khí, trang bị cho lực lượng vũ trang chiến đấu, bằng nhiều hình thức công khai, bán công khai, bí mật, đường dài, đoạn ngắn, kết hợp vận tải chuyên nghiệp với vận tải nhân dân, trong hai năm 1973, 1974, lực lượng vận tải Quân khu 8 chuyển về chiến trường được 2.300 tấn vũ khí và hàng quân sự; lực lượng vận tải của Quân khu 9 tiếp nhận, vận chuyển trên 2.900 tấn vũ khí và hàng của Trung ương chi viện từ nhiều hướng chuyển về miền Tây Nam Bộ, kịp thời phục vụ cho các lực lượng vũ trang chiến đấu.
Sự chi viện to lớn của Trung ương về người và của trong giai đoạn này đã giúp cho quân và dân đồng bằng sông Cửu Long đánh bại kế hoạch bình định lấn chiếm của địch sau Hiệp định Pari. Nổi bật nhất là ta đã đánh bại 75 lượt tiểu đoàn địch bình định lấn chiếm Chương Thiện trong năm 1973. Chiến thắng này minh chứng cho một chủ trương đúng đắn, táo bạo và kịp thời của quân và dân đồng bằng sông Cửu Long. Đó là một trong những cơ sở thực tiễn quan trọng cho sự ra đời Nghị quyết 21 của Trung ương, tạo tiền đề cho sự chuyển hướng mạnh mẽ của cách mạng miền Nam.
Sau khi việc vận chuyển bằng ghe hai đáy bị lộ (năm 1973), hoạt động vận tải công khai tạm ngưng để tìm phương thức mới. Lúc này, nguồn hàng Trung ương chi viện được tiếp nhận dự trữ trên đất Cam-pu-chia và hậu cần Miền đã lên đến 3.000 tấn. Việc đưa vũ khí từ biên giới về nội địa không thể để chậm vì nhiều lý do. Phối hợp với các đơn vị tác chiến, ta đẩy mạnh đánh địch để khai thông các tuyến vận tải du kích, huy động lực lượng và mọi phương tiện vận tải của các đơn vị và địa phương tổ chức chuyển hàng từ biên giới về các cánh hậu cần Quân khu, đơn vị và địa phương. Tuyến vận tải Cửu Long đảm nhiệm chuyển hàng từ biên giới thuộc tỉnh Kiến Tường, qua Đồng Tháp Mười đưa về Vùng 4 Kiến Tường và tỉnh Mỹ Tho. Tuyến vận tải Vàm Cỏ nhận hàng đưa xuống Ba Thu, từ đó chuyển tiếp qua kênh Bo Bo sang Vàm Cỏ Tây đưa về Hưng Thạnh (Mỹ Tho) và mặt trận Long An. Trên hai tuyến vận tải du kích này, lợi dụng mùa nước ta sử dụng loại xuồng Đồng Tháp gọn nhẹ, có thể đi ngang vượt tắt, địch khó ngăn chặn, tranh thủ chuyển nhanh vũ khí về chiến trường.
Bên cạnh đó, lực lượng vận tải công khai ở đồng bằng sông Cửu Long chuyển hướng sang dùng ghe đục trọng tải 30 tấn và mướn thêm ghe của dân. Toàn bộ số ghe này ta “khoán gọn” cho dân vận chuyển theo hình thức thuê mướn. Ta chỉ giao và nhận hai đầu theo hợp đồng; việc đi lại, xử trí tình huống đều do chủ ghe lo liệu. Với hình thức này, ta đã chuyển dần từ buôn chuyến trở thành lực lượng vận tải quân sự. Từ đây mở ra một hình thức hoạt động mới, bảo đảm vận chuyển vũ khí kịp thời, mỗi tháng đưa được 300 đến 400 tấn từ biên giới về chiến trường, năng suất vận chuyển tăng nhiều lần so với dùng ghe hai đáy.
Nguồn chi viện sức người, sức của Trung ương cho chiến trường đồng bằng sông Cửu Long, bằng nhiều đường từ năm 1973 về sau ngày càng dồi dào hơn trước. Hệ thống tiếp nhận, tổ chức vận chuyển cũng được phát triển rộng khắp với nhiều lực lượng tham gia, bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, đã vận chuyển vũ khí, hàng quân sự của trên chi viện đến khắp các chiến trường, kịp thời phục vụ cho lực lượng vũ trang ba thứ quân chiến đấu. Đó là nhân tố quan trọng góp phần làm nên chiến thắng của quân và dân đồng bằng sông Cửu Long trong mùa Xuân năm 1975, cùng cả nước giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước./.
Ðảng, Nhà nước và nhân dân luôn ghi nhớ và biết ơn sự hy sinh của các chiến sĩ cách mạng bị địch bắt, tù đày (*)  (17/10/2011)
Góp phần tăng cường quan hệ Việt Nam - Nam Á  (17/10/2011)
Việt Nam - Ấn Độ: Hữu nghị hợp tác và phát triển toàn diện  (16/10/2011)
Biểu dương các chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày  (16/10/2011)
Việt Nam - Cuba tăng cường các hoạt động hữu nghị  (16/10/2011)
- Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Phiên họp lần thứ nhất Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
- Kỳ họp thứ 51 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương
- Ngày Nhà giáo Việt Nam: Tổng Bí thư Tô Lâm dự gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục
- Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Dân vận Trung ương
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Những vấn đề môi trường cấp bách hiện nay: Thực trạng và giải pháp