Giáo dục ý thức phòng, chống dịch bệnh lây nhiễm cộng đồng cho thanh niên quân đội hiện nay
TCCS - Trong những năm gần đây, tình hình dịch bệnh lây nhiễm trong cộng đồng ở nước ta có nhiều diễn biến bất thường, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống của nhân dân và sự phát triển của đất nước. Đặc biệt, sự bùng phát của đại dịch COVID-19 tạo ra những thách thức chưa từng có trong tiền lệ, tác động đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội và sức khỏe của nhân dân. Chính vì vậy, việc tuyên truyền, giáo dục ý thức phòng, chống dịch bệnh lây nhiễm cộng đồng cho nhân dân nói chung, cho thanh niên trong quân đội nói riêng có ý nghĩa quan trọng nhằm chủ động ứng phó với những tác động tiêu cực của dịch bệnh.
Việt Nam là quốc gia nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, nên nguy cơ đối mặt với sự lây truyền của nhiều loại dịch bệnh khác nhau là rất lớn. Từ những bệnh dịch phát sinh trong nước và bệnh dịch bệnh truyền nhiễm từ nước ngoài, như: SARS, cúm gia cầm H5N1, AIDS, đến nay là sự bùng phát của dịch bệnh COVID-19 do vi-rút SARS-CoV-2 gây ra. Từ đầu năm 2020 đến nay, Việt Nam trải qua bốn đợt bùng phát dịch với quy mô, địa bàn và mức độ lây lan ngày càng phức tạp. Theo thống kê của Bộ Y tế, tính đến ngày 14-6-2022, cả nước ghi nhận: 10.594.436 ca mắc COVID-19; trong đó 9.568.888 ca đã điều trị khỏi và 43.086 ca tử vong. Những diễn biến phức tạp của dịch bệnh và sự tác động không nhỏ của biến đổi khí hậu, đã và đang trở thành một trong những nguy cơ an ninh phi truyền thống, đe dọa tới sức khỏe, tính mạng của nhân dân, sự phát triển kinh tế - xã hội và nhiệm vụ quốc phòng - an ninh của đất nước.
Phòng, chống dịch bệnh lây nhiễm cộng đồng được hiểu là tổng thể các chủ trương, biện pháp, hành động về chính trị, tư tưởng và tổ chức, kinh tế, y tế, hành chính và luật pháp… của Đảng, Nhà nước và hệ thống chính trị nhằm phát hiện, ngăn chặn nguồn gốc, mức độ, phạm vi lây nhiễm và khắc phục hậu quả do dịch bệnh gây ra, góp phần bảo vệ sức khỏe, tính mạng, đời sống nhân dân và sự phát triển ổn định của xã hội. Ý thức phòng, chống dịch bệnh lây nhiễm cộng đồng của thanh niên quân đội bao gồm: tri thức, tình cảm, niềm tin, ý chí về phòng, chống dịch bệnh lây nhiễm cộng đồng gắn với cương vị, chức trách, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động. Những năm qua, với vai trò là lực lượng xung kích, đi đầu trong tham gia công tác phòng, chống dịch bệnh lây nhiễm cộng đồng, thanh niên quân đội luôn nỗ lực nêu cao ý thức, phát huy vai trò, trách nhiệm của mình đối với công tác này. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, một số bộ phận không nhỏ thanh niên còn nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng của việc phòng, chống dịch bệnh lây nhiễm cộng đồng; nội dung, hình thức, biện pháp tham gia phòng, chống dịch bệnh lây nhiễm cộng đồng có mặt chưa toàn diện, vận dụng thiếu linh hoạt; kết quả thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh lây nhiễm cộng đồng có mặt còn hạn chế.
Những vấn đề nêu trên đã và đang đặt ra đòi hỏi cần đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức của thanh niên quân đội với nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh lây nhiễm cộng đồng, thực hiện phương châm “phòng dịch hơn chống dịch”, lấy phòng dịch là chủ đạo. Việc giáo dục, nâng cao ý thức phòng, chống dịch bệnh lây nhiễm cộng đồng cho thanh niên quân đội góp phần phòng ngừa, ngăn chặn sự lây lan và khắc phục hậu quả của dịch bệnh trong đơn vị, quân đội và toàn xã hội. Quá trình này, cần quan tâm tiến hành tốt một số yêu cầu sau:
Một là, giáo dục ý thức phòng, chống dịch bệnh lây nhiễm cộng đồng đối với thanh niên quân đội hiện nay cần bảo đảm ứng phó kịp thời với từng loại hình dịch bệnh. Đây là yêu cầu quan trọng, có tính cấp bách, định hướng cho quá trình giáo dục ý thức phòng, chống dịch bệnh lây nhiễm cộng đồng thanh niên quân đội hiện nay. Đối với những dịch bệnh có tính chất lây lan rộng, hậu quả lớn, như dịch bệnh SARS, cúm gia cầm H5N1, AIDS, COVID-19… thì cần bảo đảm tính khẩn trương, cương quyết trong xây dựng các biện pháp tuyên truyền, giáo dục ý thức phòng, chống dịch bệnh, nhằm góp phần giảm thiểu tối đa sự lây lan, chuẩn bị tốt nhất cho mọi tình huống; quán triệt tinh thần “chống dịch như chống giặc”, sẵn sàng hy sinh lợi ích trước mắt để bảo vệ tốt sức khỏe và tính mạng của nhân dân. Điều này đòi hỏi phát huy sức mạnh đoàn kết của toàn đơn vị, trong đó đề cao vai trò, trách nhiệm của cấp ủy các cấp. Người chỉ huy, đứng đầu các cấp cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, gắn bó với đồng chí, đồng đội, thực hiện thắng lợi mục tiêu chống dịch. Bên cạnh đó, tuỳ theo tính chất nguy hiểm của từng loại dịch bệnh mà có biện pháp chuẩn bị tâm lý, tư tưởng, bảo đảm cho thanh niên quân đội tin tưởng tuyệt đối vào các chủ trương, chính sách phòng, chống dịch bệnh lây nhiễm cộng đồng của Đảng, Nhà nước, quân đội và đơn vị.
Hai là, giáo dục ý thức phòng, chống dịch bệnh lây nhiễm cộng đồng cho thanh niên quân đội phải thực hiện toàn diện về nội dung, đa dạng về hình thức, biện pháp. Cần xác định rõ mục tiêu hoạt động giáo dục ý thức phòng, chống dịch bệnh lây nhiễm cộng đồng của thanh niên quân đội nhằm góp phần nâng cao toàn diện các yếu tố cấu thành ý thức phòng, chống dịch bệnh lây nhiễm cộng đồng, để họ có có đủ tri thức, tình cảm, niềm tin đối với công tác trên, có ý chí, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh. Vì vậy, các chủ thể, lực lượng tham gia quá trình giáo dục ý thức phòng, chống dịch bệnh lây nhiễm cộng đồng cho thanh niên quân đội cần bám sát nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh lây nhiễm cộng đồng và đặc điểm, tình hình cụ thể của mỗi cơ quan, đơn vị để xây dựng chương trình, kế hoạch phù hợp, bảo đảm tính khả thi. Nội dung của chương trình, kế hoạch giáo dục ý thức phòng, chống dịch bệnh lây nhiễm cộng đồng cho thanh niên quân đội cần xác định rõ mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ và biện pháp thực hiện; các điều kiện, phương tiện bảo đảm; phân công tổ chức lực lượng thực hiện; chế độ trách nhiệm và thời gian kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết.
Các hình thức, biện pháp giáo dục ý thức phòng, chống dịch bệnh lây nhiễm cộng đồng của thanh niên quân đội cần có sự phong phú, đa dạng và sinh động, sát với từng nội dung và từng đối tượng, trong từng thời điểm nhất định. Sự kết hợp đa dạng các hình thức, biện pháp phải gắn với các hoạt động công tác đảng, công tác chính trị trong đơn vị. Trong đó, coi trọng các hình thức như: Thông qua hoạt động tuyên truyền, quán triệt các nghị quyết, chỉ thị, hướng dẫn, mệnh lệnh về phòng, chống dịch bệnh lây nhiễm cộng đồng của cấp trên; thông qua xây dựng kế hoạch tu dưỡng, rèn luyện phòng, chống dịch bệnh lây nhiễm cộng đồng của từng cá nhân; sử dụng phương pháp nêu gương của lãnh đạo, chỉ huy quản lý đơn vị; lồng ghép giáo dục ý thức phòng, chống dịch bệnh lây nhiễm cộng đồng với việc tổ chức các phong trào thi đua và các cuộc vận động; tổ chức các hoạt động sân khấu hóa trong điều kiện cho phép; xây dựng đơn vị nền nếp, chính quy và tổ chức tốt công tác sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm, biểu dương khen thưởng kịp thời.
Ba là, công tác giáo dục ý thức phòng, chống dịch bệnh lây nhiễm cộng đồng trong thanh niên quân đội hiện nay cần phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, các lực lượng, thông qua vai trò, trách nhiệm của tổ chức đảng, đội ngũ cán bộ chủ trì, cơ quan chức năng, đội ngũ cán bộ, đảng viên, các tổ chức quần chúng và hội đồng quân nhân theo đúng phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác của mỗi tổ chức, lực lượng; khắc phục tình trạng dựa dẫm, ỷ lại, đùn đẩy trách nhiệm giữa các tổ chức, các lực lượng. Đặc biệt, cần làm tốt công tác phối hợp, hiệp đồng giữa các tổ chức, lực lượng, chủ động giải quyết các vấn đề nảy sinh, củng cố mối quan hệ công tác cùng hướng tới thực hiện mục tiêu chung.
Bốn là, phát huy vai trò tích cực, chủ động, tự giác tu dưỡng, rèn luyện nâng cao ý thức phòng, chống dịch bệnh lây nhiễm cộng đồng của thanh niên quân đội. Mỗi cá nhân phải xác định rõ, việc tự tu dưỡng, tự rèn luyện một cách tự giác, chủ động, tích cực quyết định trực tiếp đến ý thức và hoạt động của thanh niên trong phòng, chống dịch bệnh lây nhiễm cộng đồng. Từ đó, xác định tốt thái độ, động cơ, trách nhiệm trong tự học tập, tu dưỡng, rèn luyện nâng cao ý thức phòng, chống dịch bệnh lây nhiễm cộng đồng của cá nhân. Mỗi thanh niên quân đội cần tự đánh giá những ưu điểm, hạn chế của bản thân, từ đó nêu cao tinh thần trách nhiệm, xây dựng ý thức phòng, chống dịch bệnh, coi đây là một nhiệm vụ chính trị quan trọng.
Thanh niên quân đội chiếm tỷ lệ cao trong quân số toàn quân và cũng là lực lượng xung kích đi đầu trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Vì vậy, việc giáo dục ý thức phòng, chống dịch bệnh lây nhiễm cộng đồng cho thanh niên quân đội hiện nay là một việc làm có ý nghĩa quan trọng. Mỗi thanh niên quân đội cần xác định tốt thái độ, động cơ, trách nhiệm trong việc rèn luyện, nâng cao ý thức phòng, chống dịch bệnh lây nhiễm cộng đồng của bản thân, khắc phục biểu hiện chủ quan, lơ là, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe, tính mạng, cuộc sống của nhân dân, cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị./.
Bắc Ninh: Tổng sản phẩm 6 tháng đầu năm 2022 tăng 14,7%  (18/06/2022)
Để người nông dân “ly nông bất ly hương”  (04/06/2022)
Đảng bộ tỉnh Lào Cai 75 năm xây dựng và phát triển  (04/05/2022)
- Quyết tâm đưa Vĩnh Phúc cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
- Tỉnh Vĩnh Phúc và iMarket Việt Nam ký kết Bản ghi nhớ về việc nghiên cứu, khảo sát, tìm hiểu đầu tư dự án hạ tầng khu công nghiệp và sân golf
- Vĩnh Phúc sẽ phân bổ, giao chi tiết vốn đầu tư công năm 2025 cho các dự án trước ngày 31-12-2024
- Sở Kế hoạch và Đầu tư Vĩnh Phúc: Phấn đấu năm 2025 nằm trong top 10 về chuyển đổi số
- Vĩnh Phúc: Tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm tiểu thủ công nghiệp
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm