Xây dựng hình ảnh người Công an Thủ đô vì nhân dân phục vụ
TCCS - Khẩu hiệu gần gũi khi đến bất kỳ trụ sở cơ quan Công an thành phố Hà Nội cũng bắt gặp là mỗi ngày làm một việc tốt luôn khiến người dân gần gũi tin yêu hơn với những chiến sĩ “thức cho dân ngủ”. Để hình ảnh người Công an Thủ đô gần dân, trọng dân, vì nhân dân phục vụ lực lượng Công an Thủ đô xác định rõ luôn đoàn kết gắn bó mật thiết với nhân dân, dựa vào nhân dân để rèn luyện, công tác, chiến đấu, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Ðảng và ngành giao cho, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự - an toàn xã hội của đất nước và Thủ đô.
Vững vàng từ nền móng tốt
Đại tá Nguyễn Văn Viện, Phó Giám đốc Công an thành phố (CATP) Hà Nội nhấn mạnh, quán triệt tư tưởng của Ðảng ta và của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trải qua các thời kỳ cách mạng của đất nước, dù trong bất cứ điều kiện hoàn cảnh nào, lúc thuận lợi cũng như lúc khó khăn, trước hết là CATP Hà Nội đã luôn coi trọng việc đẩy mạnh phong trào công an nhân dân (CAND) học tập, thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy mà trọng tâm là xây dựng hình ảnh người chiến sĩ Công an Thủ đô gần dân, trọng dân, vì nhân dân phục vụ. Ðây là nhiệm vụ then chốt, xuyên suốt trong công tác xây dựng lực lượng trong sạch, vững mạnh. Tuy nhiên, trong môi trường công tác, chiến đấu của mình, cán bộ, chiến sĩ Công an Thủ đô luôn phải đứng trước những khó khăn, thử thách, kẻ địch và các loại tội phạm luôn tìm mọi cách để lôi kéo, mua chuộc bằng mọi thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt. Muốn vượt qua thử thách đó, cán bộ, chiến sĩ Công an Thủ đô phải giữ vững bản lĩnh chính trị, có phẩm chất, đạo đức trong sáng.
Trong những năm qua, từ CATP đến công an các quận, huyện, thị xã, công an phường, đồn, đội, trạm, thị trấn đã triển khai thực hiện đồng bộ nhiều chương trình, kế hoạch phát động phong trào CAND học tập thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy với các nội dung, hình thức, biện pháp phong phú, thiết thực, phù hợp với đặc điểm của từng lực lượng, từng đơn vị, như tổ chức gặp mặt, biểu dương các điển hình tiêu biểu trong phong trào CAND học tập, thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy và các điển hình tiêu biểu trong học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, nhằm nhân rộng các điển hình tiên tiến, người tốt - việc tốt. Trong chỉ đạo thực hiện phong trào, Ðảng ủy, Ban Giám đốc CATP và cấp ủy, chỉ huy các đơn vị, các tổ chức, đoàn thể, quần chúng đã kết hợp đồng bộ nhiều biện pháp, hình thức và nội dung như tổ chức cho cán bộ, chiến sĩ, đảng viên, đoàn viên, hội viên ký giao ước thi đua, đề ra các tiêu chí, chỉ tiêu, chương trình hành động cụ thể, sát với nhiệm vụ chính trị của từng lực lượng, từng đơn vị trong từng thời gian, thời điểm, với khẩu hiệu hành động “Mỗi ngày, mỗi người làm một việc tốt phục vụ nhân dân”.
Việc đẩy mạnh phong trào CAND học tập, thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy phải là nhiệm vụ trọng tâm, then chốt trong công tác xây dựng lực lượng Công an Thủ đô trong sạch, vững mạnh, trong đó tiêu chí xây dựng hình ảnh người chiến sĩ Công an Thủ đô gần dân, trọng dân, vì nhân dân phục vụ là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để củng cố lực lượng, nâng cao ý thức trách nhiệm, rèn luyện tư cách đạo đức, tác phong, lối sống, tăng cường kỷ cương, kỷ luật cho mỗi cán bộ, chiến sĩ, nhất là các lực lượng thường xuyên làm việc, quan hệ, tiếp xúc với nhân dân, liên quan trực tiếp giải quyết quyền và lợi ích của nhân dân, như cảnh sát giao thông, cảnh sát trật tự, cảnh sát quản lý hành chính, cảnh sát khu vực, cảnh sát trực ban tiếp dân, cảnh sát điều tra tội phạm... Trong nhiều năm qua, CATP đã triển khai thực hiện nhiều chương trình, biện pháp công tác, như xây dựng hình ảnh đẹp của người chiến sĩ cảnh sát giao thông trong lòng nhân dân, tổ chức thi tìm hiểu pháp lệnh xử phạt hành chính vi phạm giao thông, thi kỹ năng điều khiển, chỉ huy giao thông, bố trí nữ cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ chỉ huy điều tiết giao thông tại những nút giao thông trọng điểm của thành phố; rà soát những cán bộ, chiến sĩ cảnh sát giao thông có vi phạm điều lệnh, thái độ, tác phong và ngoại hình không phù hợp không bố trí làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát ngoài mặt đường; tổ chức thi tìm hiểu và hội thao điều lệnh, võ thuật CAND cho lực lượng cảnh sát giao thông; tổ chức thi cảnh sát khu vực giỏi; cảnh sát điều tra, cảnh sát hình sự giỏi...
Điển hình cho phong trào làm nhiều việc tốt phục vụ nhân dân chính là Phòng Cảnh sát giao thông đơn vị được coi là “mặt tiền” của “mặt tiền” của lực lượng Công an Thủ đô với bề dày truyền thống. Thượng tá Dương Đức Hải, Trưởng Phòng Cảnh sát giao thông cho biết, lực lượng cảnh sát giao thông cũng vinh dự đóng góp nhiều cá nhân là công dân Thủ đô ưu tú qua các năm. Thực hiện phong trào thi đua “Lực lượng Cảnh sát giao thông Công an Thủ đô mỗi ngày mỗi người có việc làm tốt, phục vụ nhân dân”, cán bộ chiến sỹ Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội đã lập nhiều thành tích xuất sắc trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, xuất hiện trên 5.000 lượt sĩ gương người tốt, việc tốt phục vụ nhân dân thời gian qua.
Gần đây nhất,trên mạng xã hội thông tin hình ảnh về một chiến sỹ cảnh sát giao thông bất chấp nguy hiểm lao vao đám cháy cứu người mắc kẹt trong vụ cháy xe Mercedes vào lúc 7h20 ngày 20-11-2019. Thông tin này sau đó đã thu hút sự chú ý của nhiều người, đa phần mọi người đều khen ngợi việc làm đầy tình người của người chiến sỹ nói trên. Sau này ai cũng biết đó là Trung tá Vũ Xuân Hà Thái - công tác tại Đội Cảnh sát giao thông số 3 Công an thành phố Hà Nội. Khi gặp người cảnh sát giao thông đó anh rất ngạc nhiên khi việc làm bình thường của mình lại được mọi người quan tâm đến vậy. “Lúc đó tôi chỉ nghĩ đến trách nhiếm chứ không thấy sợ hãi gì. Ở vào vị trí lúc đó, khi thấy có người bị nạn, nếu không phải tôi mà các đồng đội khác hay thậm chí là người dân cũng đều sẽ làm như vậy bởi đó không chỉ là nhiệm vụ của người chiến sĩ công an mà còn là trách nhiệm của một người công dân với xã hội” - Trung tá Vũ Xuân Hà Thái chia sẻ.
Lan tỏa những hành động đẹp
Anh Nguyễn Viết Thành (45 tuổi, người dân phố Núi Trúc, quận Ba Đình) vẫn chưa hết xúc động khi nhắc lại câu chuyện xảy ra cách đây gần 3 tháng. Thời điểm đó khoảng 10h15' sáng 10-9-2019, một vụ hỏa hoạn bất ngờ bùng phát tại một căn nhà 5 tầng trong ngõ 12 phố Núi Trúc (Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội) khiến nhiều người dân hoảng sợ. Lúc đó anh Thành đang ở chỗ làm hớt hải chạy về nhà mới biết, con trai anh là cháu Nguyễn Hoàng Giang (17 tuổi) bị kẹt lại tầng 4 vừa được một chiến sĩ cảnh sát phòng cháy chữa cháy cõng ra ngoài cứu thoát trong gang tấc. Vừa kể lại câu chuyện anh Thành vừa khoe bức thư tay của con trai viết khi gặp lại ân nhân: "Thân gửi các chú trong đội Cảnh sát phòng cháy chữa cháy quận Đống Đa. Cháu là Nguyễn Hoàng Giang, người mà đã được các chú cứu sống hôm 10-9 vừa qua. Thực sự nếu không có các chú thì cháu đã bỏ mạng. Thực sự cháu là con trai nên để diễn tả hết cảm xúc cũng rất khó. Cháu mong các chú hiểu sự biết ơn chân thành của cháu. Cháu thực sự biết ơn các chú rất nhiều". Câu chuyện của anh Thành cũng chính là nguồn gốc bức ảnh cậu bé 17 tuổi khôi ngô cõng người chiến sĩ công an diễn tả hành động người lính đó cứu sống cậu đang lan tỏa trên mạng xã hội.
Gặp Trung úy Vũ Ngọc Hoàng (sinh năm 1992, Đông Anh, Hà Nội) là chiến sĩ phòng cháy chữa cháy trực tiếp tham gia dập lửa và cõng em Giang ra khỏi đám cháy ngày hôm đó càng thấy sự giản dị, khiêm nhường của người chiến sĩ công an Thủ đô. Vũ Ngọc Hoàng bắt đầu công tác tại đơn vị phòng cháy chữa cháy quận Đống Đa từ tháng 8-2015. Từ đó đến nay, như bao chiến sĩ khác, không thể đếm nổi số vụ cháy đã từng tác nghiệp cũng nhưng những lần nếm trải qua sự bỏng rát, hơi cay, khói ngạt khi lao vào cứu người. Nhưng Hoàng luôn tự hào với đồng đội với gia đình, bạn bè khi khi luôn được gọi là lính những người chiến đấu giữa thời bình để luôn rèn giũa phấn đấu hình thành tính cách gang thép, không sợ khói lửa nguy nan.
Công an thành phố Hà Nội cho biết, liên tục nhận được thư cảm ơn, thư khen của nhiều người dân được cán bộ, chiến sĩ giúp đỡ như trường hợp như trường hợp Trung úy Vũ Ngọc Hoàng. Điển hình như trường hợp của Trung úy Vũ Thế Tâm, Công an huyện Đông Anh. Câu chuyện của Trung úy Tâm bắt đầu, từ chiều ngày 2-10-2019, khi trên mạng xã hội xuất hiện thông tin kèm bức ảnh đồng chí công an đang cho cháu bé uống sữa có nội dung: Tại đồn Công an Kim Chung đang tiếp nhận 1 cháu bé đi lạc có họ tên: Nguyễn Thiện Nam (sinh ngày 02-12-2008 ở Minh Khai, Bắc Từ Liêm) có bố tên là Hiền. Do bố mẹ đi làm không có nhà và vừa mới biết đi xe đạp nên cháu đã lấy xe đi lạc xuống tận Kim Chung. Kèm với dòng thông tin trên là số điện thoại của Trung uý Vũ Thế Tâm người giúp đỡ cháu Nam khi bị lạc trên đường. Sau vài giờ dòng thông tin trên xuất hiện trên mạng internet, những người quen biết nhà anh Hiền đang hớt hải đi tìm con liên hệ với Trung úy Tâm tại đồn Công an Kim Chung. Trước đó trên đường tuần tra, phát hiện cháu bé đi xe đạp dáng điệu mệt lả, bằng linh cảm nghề nghiệp, Trung úy Tâm đã tiếp cận cho cháu ăn uống để tìm hiểu thông tin. Ban đầu cháu rất hoảng hốt vì đạp xe qua cầu Thăng Long mà không biết đường quay về nên chỉ nói được tên của mình, tên bố, và tên khu phố... Từ những dữ liệu chắp nối rời rạc, Trung úy Tâm đã có những thông tin trên mạng ban đầu tìm ra gia đình cháu Nam khi cháu bị lạc cách nhà hơn 10km. Sau khi nghe câu chuyện, anh Hiền đã vô cùng xúc động, gửi lời cảm ơn đến các đồng chí công an thủ đô và gửi một phần vật chất cảm ơn Trung úy Tâm nhưng đồng chí đã từ chối.
Đại úy Tạ Xuân Hậu, Đội Cảnh sát giao thông số 14, Tổ trưởng tổ công tác Y24/141 vừa là tấm gương trên mặt trận phòng, chống tội phạm vừa là điển hình gương người tốt việc tốt trong lực lượng cảnh sát giao thông. Câu chuyện Đại úy Hậu gây xúc động mọi người chính là hình ảnh người chiến sĩ cảnh sát giao thông đang ân cần thăm hỏi một cháu bé khóc ven đường vì bị lạc lan tỏa trên báo chí và mạng xã hội thời gian gần đây. Theo báo cảo của Phòng Cảnh sát giao thông, khoảng 9h30 ngày 22-11-2019, tổ công tác của Đội Cảnh sát giao thông số 14 do Đại úy Tạ Xuân Hậu làm tổ trưởng đang tuần tra, kiểm soát khi đến trước cổng bến xe Nước Ngầm phát hiện một bé gái nằm co ro trên vỉa hè, bên cạnh là chiếc túi. Tổ công tác đã tiếp cận tìm hiểu hoàn cảnh của cháu bé. Tại đây cháu cho biết là Nguyễn Thị Phương, 13 tuổi, ở Hậu Lộc, Thanh Hóa. Phương cho biết do ở quê nghèo, mới nghỉ học (lớp 7) để ra Hà Nội xin việc. Do không quen biết ai và không xin được việc nên tìm đường ra bến xe về quê. Tuy nhiên, do không có tiền ăn, tiền mua vé và bị mệt, đói đã nằm ra vỉa hè trước cổng bến xe Nước Ngầm. Đích thân Đại úy Tạ Xuân Hậu khi phát hiện vụ việc đã đưa cháu Phương về trụ sở Công an phường Hoàng Liệt, Thanh Trì chăm sóc, cho ăn uống và đã liên hệ được với mẹ của Phương. Đồng thời ngay trong sáng cùng ngày, Đại úy Hậu đã liên hệ với nhà xe tri trả toàn bộ lộ phí đưa cháu Phương về quê.
Ở mỗi đơn vị Công an Thành phố từ nếp xa xưa, anh em thường được đánh giá là khá “thiện chiến” trong công tác và luôn mang tính cách hào hiệp, trượng nghĩa của người lính Thủ đô. Những người chiến sĩ công an Thủ đô chưa từng nghĩ sẽ nuối tiếc nếu chẳng may phải đánh đổi tuổi xuân hay tính mạng để giành lấy sự yên bình cho nhân dân. Mỗi cá nhân người chiến sĩ một khi đã dấn thân vào mặt trận phòng chống tội phạm hay đi giữa đời thường đều tâm niệm, hoàn thành tốt nhiệm vụ và đảm bảo an toàn, tính mạng cho chính mình và người dân./.
141 - “Nắm đấm thép” tấn công tội phạm của Công an thành phố Hà Nội  (29/12/2019)
Xây dựng Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội vững mạnh toàn diện, làm nòng cốt trong xây dựng khu vực phòng thủ thành phố Hà Nội vững chắc  (01/12/2019)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển