Nâng cao hiệu quả tuyên truyền biển, đảo đối với đồng bào các tỉnh Tây Nguyên
15:04, ngày 18-04-2019
TCCSĐT - Thực hiện Chương trình ký kết phối hợp tuyên truyền biển, đảo giữa Đảng ủy Quân chủng Hải quân với Tỉnh ủy các tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Nông, những năm qua, Đảng ủy Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn phối hợp với Ban Tuyên giáo các tỉnh trên thực hiện tuyên truyền về biển, đảo đến cán bộ, đảng viên và nhân dân 3 tỉnh Tây Nguyên, góp phần nâng cao nhận thức của nhân dân về vị trí, vai trò của biển đảo và trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển, đảo.
Đoàn cán bộ của Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn tặng quà cho các em học sinh nghèo vượt khó học giỏi tại huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai |
Các nội dung thông tin tuyên truyền được báo cáo viên là cán bộ của Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn truyền đạt trực tiếp tại các địa phương của 3 tỉnh Tây Nguyên gồm: vị trí vai trò của biển đảo đối với phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh của đất nước; cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền biển, đảo nước ta; tình hình thế giới, trong nước tác động đến tình hình Biển Đông; những động thái mới của các nước đối với Biển Đông trong thời gian gần đây; một số kết quả trong xây dựng lực lượng Hải quân tiến lên hiện đại và kết quả công tác đấu tranh và bảo vệ chủ quyền biển đảo của Hải quân nhân dân Việt Nam; dự báo tình hình và những vấn đề đặt ra trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc hiện nay và những điều cần biết, con đường để cống hiến, trưởng thành của thế hệ trẻ trong Quân chủng Hải quân; các hoạt động cung cấp dịch vụ hậu cần, kỹ thuật nghề cá tại các âu tàu trên quần đảo Trường Sa, các hoạt động cứu hộ, cứu nạn, giúp đỡ ngư dân… giúp nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân về chính sách đối ngoại và chủ trương của Đảng và Nhà nước ta trong việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo.
Phó Trưởng Ban Tuyên giáo huyện Kon Plông Nguyễn Thị Hằng cho biết: “Nội dung tuyên truyền biển, đảo của các đồng chí báo cáo viên thuộc Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn truyền đạt tại các hội nghị rất có ý nghĩa. Nhiều nội dung sát thực, giúp hiểu rõ hơn về tình hình biển, đảo, nhất là những sơ sở pháp lý, quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong giải quyết vấn đề biển, đảo.
Ngoài hình thức tuyên truyền miệng, Tổng Công Tân cảng Sài Gòn đã phối hợp với Ban Tuyên giáo các địa phương kịp thời cung cấp tài liệu thông tin về tình hình biển đảo, cung cấp hàng trăm cuốn Bản tin Tân cảng Sài Gòn cho các địa phương; phối hợp với 60 báo, tạp chí tổ chức tuyên truyền rộng rãi trên các báo, trang thông tin điện tử với các chuyên trang, chuyên mục: “Biển, đảo Việt Nam”, “Hướng về biển, đảo quê hương”, “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam”... có nhiều bài viết, phóng sự, đăng tải những hình ảnh về trải nghiệm thực tế giúp cán bộ, nhân dân các dân tộc 03 tỉnh hiểu biết thêm về đời sống, điều kiện công tác và những hy sinh thầm lặng của cán bộ, chiến sỹ và nhân dân tại các huyện đảo và Nhà giàn, góp phần bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Tổ chức trưng bày, triển lãm; cử đoàn công tác đi thăm cán bộ, chiến sĩ, nhân dân trên quần đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1...
Một hình thức tuyên truyền về biển, đảo hiệu quả và có sức lan tỏa rộng rãi như “Cuộc thi tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam” năm 2018 do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đăk Nông tổ chức. Cuộc thi được tổ chức công phu, hấp dẫn, chặt chẽ với 3 vòng thi: trắc nghiệm trực tuyến trên trang thông tin điện tử, tự luận và hùng biện. Sau 6 tháng triển khai trên trang thông tin điện tử đã có gần 80 ngàn lượt theo dõi; có hơn 19.000 tài khoản thi trắc nghiệm. Đồng chí Hà Trung Ký, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Đăk Nông cho biết: “Thành công của hội thi là có sự tham gia đông đảo bà con nhân dân đồng bào có đạo, đồng bào dân tộc thiểu số và thanh niên nông dân. Có thể nói, đồng bào các dân tộc Tây Nguyên rất quan tâm đến tình hình biển đảo, quan trọng nhất là chúng ta phải có hình thức, phương pháp và nội dung tuyên truyền phù hợp để thu hút mọi tầng lớp nhân dân tham gia, giúp họ tìm hiểu sâu hơn, đúng hơn về tình hình biển, đảo”.
Chỉ tính riêng trong năm 2018 đến quý I-2019, Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn đã cử 23 lượt báo cáo viên trực tiếp đến 3 tỉnh Tây Nguyên tuyên truyền 21 buổi về biển, đảo cho hơn 6.300 lượt nghe gồm cán bộ chủ chốt, cán bộ lão thành cách mạng, cựu chiến binh, thanh niên, học sinh, sinh viên và đồng bào có đạo… Thượng tá Phạm Đức Hùng, Chủ nhiệm Chính trị Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn cho biết: Nội dung, chất lượng tuyên truyền về biển, đảo ở các tỉnh Tây Nguyên phụ thuộc rất lớn vào việc xác định đối tượng, phương pháp tuyên truyền. Nếu là đồng bào thiểu số thì phải kết hợp giữa tuyên truyền miệng với phương pháp trực quan thông qua tờ rơi, xem ảnh, phóng sự ngắn về biển, đảo; chú trọng đến các thành phần là thanh niên, học sinh và đồng bào có đạo tại các địa bàn khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng ít có điều kiện để tiếp cận thông tin về biển, đảo. Kết hợp giữa tuyên truyền với đấu tranh, phản bác các luận điệu sai trái, đồng thời hướng dẫn bà con tiếp cận thông tin chính thống”.
Ngoài ra, Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn còn phối hợp với cấp uỷ, chính quyền các địa phương thực hiện công tác dân vận, đền ơn đáp nghĩa, công tác an sinh xã hội mang tính nhân văn sâu sắc, tạo sức lan tỏa cao trong cán bộ, đảng viên, nhân dân và đồng bào các dân tộc Tây Nguyên như: nhận phụng dưỡng suốt đời 24 Mẹ Việt Nam Anh hùng (trong đó: Kon Tum 06 Mẹ; Gia Lai 10 Mẹ; Đăk Nông 08 Mẹ); xây dựng nhà tình nghĩa cho gia đình chính sách có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; hỗ trợ vốn, nông cụ sản xuất cho gia đình có công, hộ nghèo; tặng học bổng “Thắp sáng ước mơ” cho các em học sinh nghèo học giỏi. Phụ nữ Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn còn phát động phong trào chung tay cùng phụ nữ nghèo nơi biên cương, tết cho trẻ em nghèo, tặng vở, đồ dùng học tập và quần áo cho học sinh nghèo, gia đình chính sách, con em gia đình chính sách khó khăn trên địa bàn 3 tỉnh Tây Nguyên…
Với những cách làm hiệu quả, thiết thực, công tác tuyên truyền về biển, đảo trên địa bàn 03 tỉnh Tây Nguyên thời gian qua đã có bước chuyển biến tích cực, giúp cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân Tây Nguyên hiểu kịp thời, chính xác, đầy đủ về quan điểm, chủ trương, chính sách, hành động của Việt Nam trong giải quyết các vấn đề liên quan đến biển, đảo phù hợp với quy định của Việt Nam và pháp luật quốc tế; nâng cao nhận thức trách nhiệm và tạo sự đồng thuận cao trong toàn xã hội đối với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ Quốc trong tình hình hiện nay./.
Phó Trưởng Ban Tuyên giáo huyện Kon Plông Nguyễn Thị Hằng cho biết: “Nội dung tuyên truyền biển, đảo của các đồng chí báo cáo viên thuộc Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn truyền đạt tại các hội nghị rất có ý nghĩa. Nhiều nội dung sát thực, giúp hiểu rõ hơn về tình hình biển, đảo, nhất là những sơ sở pháp lý, quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong giải quyết vấn đề biển, đảo.
Ngoài hình thức tuyên truyền miệng, Tổng Công Tân cảng Sài Gòn đã phối hợp với Ban Tuyên giáo các địa phương kịp thời cung cấp tài liệu thông tin về tình hình biển đảo, cung cấp hàng trăm cuốn Bản tin Tân cảng Sài Gòn cho các địa phương; phối hợp với 60 báo, tạp chí tổ chức tuyên truyền rộng rãi trên các báo, trang thông tin điện tử với các chuyên trang, chuyên mục: “Biển, đảo Việt Nam”, “Hướng về biển, đảo quê hương”, “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam”... có nhiều bài viết, phóng sự, đăng tải những hình ảnh về trải nghiệm thực tế giúp cán bộ, nhân dân các dân tộc 03 tỉnh hiểu biết thêm về đời sống, điều kiện công tác và những hy sinh thầm lặng của cán bộ, chiến sỹ và nhân dân tại các huyện đảo và Nhà giàn, góp phần bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Tổ chức trưng bày, triển lãm; cử đoàn công tác đi thăm cán bộ, chiến sĩ, nhân dân trên quần đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1...
Một hình thức tuyên truyền về biển, đảo hiệu quả và có sức lan tỏa rộng rãi như “Cuộc thi tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam” năm 2018 do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đăk Nông tổ chức. Cuộc thi được tổ chức công phu, hấp dẫn, chặt chẽ với 3 vòng thi: trắc nghiệm trực tuyến trên trang thông tin điện tử, tự luận và hùng biện. Sau 6 tháng triển khai trên trang thông tin điện tử đã có gần 80 ngàn lượt theo dõi; có hơn 19.000 tài khoản thi trắc nghiệm. Đồng chí Hà Trung Ký, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Đăk Nông cho biết: “Thành công của hội thi là có sự tham gia đông đảo bà con nhân dân đồng bào có đạo, đồng bào dân tộc thiểu số và thanh niên nông dân. Có thể nói, đồng bào các dân tộc Tây Nguyên rất quan tâm đến tình hình biển đảo, quan trọng nhất là chúng ta phải có hình thức, phương pháp và nội dung tuyên truyền phù hợp để thu hút mọi tầng lớp nhân dân tham gia, giúp họ tìm hiểu sâu hơn, đúng hơn về tình hình biển, đảo”.
Chỉ tính riêng trong năm 2018 đến quý I-2019, Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn đã cử 23 lượt báo cáo viên trực tiếp đến 3 tỉnh Tây Nguyên tuyên truyền 21 buổi về biển, đảo cho hơn 6.300 lượt nghe gồm cán bộ chủ chốt, cán bộ lão thành cách mạng, cựu chiến binh, thanh niên, học sinh, sinh viên và đồng bào có đạo… Thượng tá Phạm Đức Hùng, Chủ nhiệm Chính trị Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn cho biết: Nội dung, chất lượng tuyên truyền về biển, đảo ở các tỉnh Tây Nguyên phụ thuộc rất lớn vào việc xác định đối tượng, phương pháp tuyên truyền. Nếu là đồng bào thiểu số thì phải kết hợp giữa tuyên truyền miệng với phương pháp trực quan thông qua tờ rơi, xem ảnh, phóng sự ngắn về biển, đảo; chú trọng đến các thành phần là thanh niên, học sinh và đồng bào có đạo tại các địa bàn khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng ít có điều kiện để tiếp cận thông tin về biển, đảo. Kết hợp giữa tuyên truyền với đấu tranh, phản bác các luận điệu sai trái, đồng thời hướng dẫn bà con tiếp cận thông tin chính thống”.
Ngoài ra, Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn còn phối hợp với cấp uỷ, chính quyền các địa phương thực hiện công tác dân vận, đền ơn đáp nghĩa, công tác an sinh xã hội mang tính nhân văn sâu sắc, tạo sức lan tỏa cao trong cán bộ, đảng viên, nhân dân và đồng bào các dân tộc Tây Nguyên như: nhận phụng dưỡng suốt đời 24 Mẹ Việt Nam Anh hùng (trong đó: Kon Tum 06 Mẹ; Gia Lai 10 Mẹ; Đăk Nông 08 Mẹ); xây dựng nhà tình nghĩa cho gia đình chính sách có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; hỗ trợ vốn, nông cụ sản xuất cho gia đình có công, hộ nghèo; tặng học bổng “Thắp sáng ước mơ” cho các em học sinh nghèo học giỏi. Phụ nữ Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn còn phát động phong trào chung tay cùng phụ nữ nghèo nơi biên cương, tết cho trẻ em nghèo, tặng vở, đồ dùng học tập và quần áo cho học sinh nghèo, gia đình chính sách, con em gia đình chính sách khó khăn trên địa bàn 3 tỉnh Tây Nguyên…
Với những cách làm hiệu quả, thiết thực, công tác tuyên truyền về biển, đảo trên địa bàn 03 tỉnh Tây Nguyên thời gian qua đã có bước chuyển biến tích cực, giúp cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân Tây Nguyên hiểu kịp thời, chính xác, đầy đủ về quan điểm, chủ trương, chính sách, hành động của Việt Nam trong giải quyết các vấn đề liên quan đến biển, đảo phù hợp với quy định của Việt Nam và pháp luật quốc tế; nâng cao nhận thức trách nhiệm và tạo sự đồng thuận cao trong toàn xã hội đối với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ Quốc trong tình hình hiện nay./.
Mộc Châu: Nông dân làm giàu nhờ các mô hình kinh tế trang trại, gia trại  (18/04/2019)
Mộc Châu: Nông dân làm giàu nhờ các mô hình kinh tế trang trại, gia trại  (18/04/2019)
Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh  (17/04/2019)
Tiếp tục nội dung Phiên họp thứ 33 Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV  (17/04/2019)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp Chủ tịch Hạ viện Cộng hòa Séc  (17/04/2019)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên