Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị
TCCS - Ngày 15-7-2022, tại thành phố Đà Nẵng, Ban Tổ chức Trung ương, Hội đồng Lý luận Trung ương và Thành ủy Đà Nẵng phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị - những vấn đề lý luận và thực tiễn”.
Các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Trương Thị Mai, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; GS, TS. Nguyễn Xuân Thắng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, cùng các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Quang Dương; Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng đồng chủ trì hội thảo.
Dự hội thảo có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, lãnh đạo một số ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương, lãnh đạo các tỉnh ủy, thành ủy khu vực miền Trung - Tây Nguyên, các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo Đề án Trung ương 6 khóa XIII; các chuyên gia, nhà khoa học...
Phát biểu khai mạc hội thảo, GS, TS. Nguyễn Xuân Thắng nêu rõ, 92 năm qua, Đảng ta đã không ngừng nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi để đổi mới, bổ sung và hoàn thiện phương thức lãnh đạo; không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu, phù hợp với những bước chuyển chiến lược trong tiến trình cách mạng Việt Nam và sự phát triển của đất nước.
Trong thời kỳ đổi mới, việc lãnh đạo, định hình, phát triển và hoàn thiện mô hình chủ nghĩa xã hội Việt Nam được thực hiện với ba trụ cột: Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
GS, TS. Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của Đảng trong điều kiện mới là nội dung rất quan trọng trong 10 nhiệm vụ xây dựng Đảng mà Văn kiện Đại hội XIII đã đề ra, nhằm đáp ứng yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, bảo đảm đổi mới chính trị đồng bộ, phù hợp với đổi mới kinh tế, phù hợp với tiến trình xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phát huy dân chủ trong điều kiện một đảng duy nhất lãnh đạo, cầm quyền và trong điều kiện bản thân Đảng và hệ thống chính trị đang tiếp tục đổi mới tổ chức, hoạt động, khắc phục những bất cập, hạn chế, nhất là tình trạng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, tham nhũng, tiêu cực...
Phát biểu đề dẫn hội thảo, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Quang Dương khẳng định, trong những năm qua, Đảng ta ngày càng nhận thức rõ hơn ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với khả năng thực hiện các mục tiêu, tầm nhìn, sứ mệnh của Đảng; đối với nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng và phát huy trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, tinh thần thượng tôn pháp luật, khắc phục buông lỏng lãnh đạo hoặc bao biện, làm thay Nhà nước…
Dấu mốc quan trọng là tại Hội nghị Trung ương 5 khóa X, Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận và ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TW với các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị có nhiều đổi mới quan trọng… Đồng chí Nguyễn Quang Dương cho biết, hội thảo có nhiệm vụ nhận diện vấn đề, phân tích, đánh giá những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và tổng kết bài học kinh nghiệm qua 15 năm thực hiện Nghị quyết số 15- NQ/TW. Từ đó, làm rõ những yêu cầu đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trước tình hình, nhiệm vụ mới; cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc tiếp tục hoàn thiện, đổi mới phương thức lãnh đạo nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ban Tổ chức hội thảo đã nhận được 35 tham luận của đại diện các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương. Có 11 ý kiến tham luận trình bày tại hội thảo, trong đó có 10 ý kiến của các đồng chí bí thư tỉnh ủy tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên, tập trung làm rõ, sâu sắc hơn những vấn đề lý luận, nhất là những bất cập trong thực tiễn đòi hỏi phải đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
Phát biểu tại hội thảo, GS, TS. Lê Hữu Nghĩa, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cho rằng, cần nhận thức triệt để và sâu sắc hơn tầm quan trọng, vai trò, vị trí của vấn đề đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, theo đó có ba vấn đề quan trọng về đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trong giai đoạn hiện nay, bao gồm: Thứ nhất, nhận thức về đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng chưa sâu sắc, đúng tầm quan trọng. Phương thức lãnh đạo phải gắn liền với vai trò lãnh đạo của Đảng, chỉ có phương thức lãnh đạo hiệu quả thì Đảng mới lãnh đạo được; thứ hai, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng cần gắn liền với 3 trụ cột là phương hướng phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa; phương thức lãnh đạo của Đảng phải phù hợp với các chức năng của từng nhánh quyền lực bao gồm hành pháp, lập pháp và tư pháp, do đó, cần có quy định cụ thể để sự lãnh đạo của Đảng phù hợp với các nhánh quyền lực; thứ ba, gắn chặt công tác tổ chức, cán bộ với đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. Tiếp tục đổi mới công tác cán bộ, nhất là các khâu đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển... cần có tư duy mới, điều chỉnh căn bản, toàn diện, thực chất trước yêu cầu mới.
Đồng chí Hồ Văn Niên, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai cũng nêu 3 vấn đề về đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trong thực tiễn đối với tỉnh Gia Lai: Thứ nhất: Cần thực hiện tốt quy chế làm việc bảo đảm nguyên tắc lãnh đạo của Đảng đó là nguyên tắc tập trung dân chủ. Quy chế rõ ràng, cụ thể thì công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng sẽ đạt được hiệu quả; thứ hai, cần thảo luận và đánh giá hiệu quả trách nhiệm của các ban cán sự đảng, đảng đoàn ở các cơ quan chính quyền và các cơ quan tư pháp. Trách nhiệm của tập thể khi xây dựng quy chế làm việc của ban cán sự đảng và đảng đoàn. Sự phối kết hợp giữa cấp ủy và đảng đoàn, ban cán sự đảng trong đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng; thứ ba, trách nhiệm của người đứng đầu, vai trò của người đứng đầu đóng vai trò quan trọng trong đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng. Do đó, người đứng đầu phải nêu cao trách nhiệm của bản thân trong chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước; ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm trong lãnh đạo, quản lý, điều hành cơ quan.
Phát biểu chỉ đạo và tổng kết hội thảo, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai nhấn mạnh, hội thảo tiếp nhận được nhiều ý kiến quý, phong phú, sát hợp thực tiễn. Theo đồng chí Trương Thị Mai, phương thức lãnh đạo của Đảng là một vấn đề cơ bản, hệ trọng; đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh, tình hình mới, nhằm góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền của Đảng:
Thứ nhất, cần đổi mới việc ban hành và thực hiện nghị quyết của Đảng, nhằm tạo thuận lợi nhất cho quá trình triển khai đưa chủ trương, đường lối của Đảng đi vào cuộc sống một cách nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả hơn. Đồng thời, cần nâng cao năng lực dự báo, đánh giá tình hình, năng lực cụ thể hóa để bảo đảm việc tổ chức thực hiện phải phù hợp với đặc điểm, với địa bàn, với từng đơn vị, cơ quan, tổ chức khác nhau.
Thứ hai, cần phân định rõ ràng hơn cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội. Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng thông qua tổ chức đảng và đảng viên hoạt động trong các hệ thống chính trị đạt được hiệu quả cao, phù hợp với từng loại hình tổ chức và lĩnh vực khác nhau.
Thứ ba, cần có quy định cụ thể, rõ ràng về trách nhiệm, quyền hạn, mối quan hệ công tác giữa tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong mối quan hệ với tập thể cấp ủy, cơ quan, đơn vị để tránh trường hợp bao biện làm thay hoặc buông lỏng lãnh đạo, quản lý. Nếu tùy tiện sẽ phá vỡ nguyên tắc lãnh đạo của Đảng, nếu buông lỏng lãnh đạo sẽ không kiểm soát được quyền lực. Do đó, cần nghiên cứu xây dựng hệ thống các quy chế, quy trình làm việc cụ thể, rõ ràng giữa các cá nhân, tổ chức trong hệ thống chính trị.
Thứ tư, về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, yêu cầu phải có đủ phẩm chất, uy tín, phải ngang tầm nhiệm vụ được giao. Đội ngũ cán bộ tốt thì mới đổi mới được phương thức lãnh đạo tốt, kịp thời, hiệu quả. Vì vậy, xây dựng đội ngũ cán bộ phải luôn được xem là xương sống trong đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. "Cán bộ nào thì phong trào đó"; muốn đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, phải có đội ngũ cán bộ xứng tầm, được bố trí đúng năng lực, sở trường, chuyên môn.
Thứ năm, đổi mới phong cách lãnh đạo và lề lối làm việc của các cấp ủy, tổ chức đảng, nói đi đôi với làm, làm việc khoa học, dân chủ, sâu sát cơ sở, gắn bó với nhân dân, thường xuyên kiểm tra, giám sát, tăng cường áp dụng công nghệ vào công tác lãnh đạo...
Hội thảo đã có nhiều đóng góp quan trọng, cung cấp thêm cơ sở lý luận và thực tiễn quý để Ban Chỉ đạo tiếp tục hoàn thiện Đề án “Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa X) về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị”, trình Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII xem xét, quyết định./.
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị - Những vấn đề lý luận và thực tiễn  (24/06/2022)
Phát động Cuộc thi viết chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch lần thứ hai, năm 2022  (05/06/2022)
Ngành hàng không phục hồi sau đại dịch COVID-19  (27/05/2022)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam