Nhật Bản nối lại ODA dành cho Việt Nam - Tổng nguồn vốn ban đầu được xác nhận khoảng 900 triệu USD
Tin từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, chiều nay (31-3) tại Hà Nội sẽ diễn ralễ ký công hàm nối lại viện trợ phát triển chính thức của Nhật Bản dành cho Việt Nam.
Tổng nguồn vốn ban đầu được xác nhận khoảng 900 triệu USD, tập trung cho 4 dự án: đường sắt đô thị Hà Nội; dự án thoát nước Hà Nội giai đoạn 2; dự án thoát nước và cải tạo môi trường thành phố Hải Phòng; dự án nâng cấp hệ thống các cầu và tuyến tỉnh lộ.
Sau những động thái tích cực của việc Nhật Bản tuyên bố nối lại viện trợ mới cho Việt Nam, ngày 2-3-2009, gói thầu đầu tiên sử dụng nguồn vốn ODA Nhật Bản trị giá 18 triệu USD (hợp đồng dịch vụ tư vấn giám sát xây dựng đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây) đã được ký giữa Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam với liên danh nhà thầu Nippon Koei (Nhật Bản) và Công ty cổ phần tư vấn giao thông vận tải phía Nam (TEDI South). Gói thầu do Nhật Bản hỗ trợ vốn ODA này có giá trị trúng thầu hơn 1,2 tỉ yên Nhật và khoảng 91 tỉ đồng Việt Nam, tương đương 18 triệu USD, dự kiến hoàn thành trong 45 tháng.
Theo thỏa thuận giữa hai bên, cơ quan đấu thầu công khai sẽ được thành lập trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Trung tâm Hỗ trợ đấu thầu sẽ cử chuyên gia tham gia Hội đồng thẩm định thầu với vai trò bên thứ ba, để đánh giá và lựa chọn nhà thầu tốt nhất cho các dự án vốn hỗ trợ phát triển chính thức sử dụng vốn vay từ Nhật Bản. Hoạt động hậu kiểm cũng được phía Việt Nam thực hiện. Bộ Kế hoạch và Đầu tư bắt đầu quá trình hậu kiểm các dự án có vốn vay ODA của Nhật Bản từ quý I/2009.
Kể từ khi nối lại viện trợ cho Việt Nam vào năm 1991, Nhật Bản liên tục dẫn đầu danh sách các quốc gia viện trợ ODA cho Việt Nam. Hiện Nhật Bản cũng là một trong những nhà tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam. Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản JBIC cho biết, Việt Nam là một trong ba điểm rót vốn quan trọng nhất của Nhật Bản, sau Ấn Độ và In-đô-nê-xi-a./.
Phát triển các trường đại học Việt Nam hướng tới tiêu chuẩn quốc tế  (31/03/2009)
Giới thiệu chính sách mới trên các số Công báo từ ngày 07-03-2009 đến ngày 31-3-2009  (31/03/2009)
Thế giới đang đối mặt với nguy cơ giảm phát  (31/03/2009)
Công tác tư tưởng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước  (31/03/2009)
Phong trào chống mặt trái của toàn cầu hóa và vấn đề đặt ra với Việt Nam  (31/03/2009)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên