Hội nghị Tổng kết công tác năm 2019 của Văn phòng Chính phủ
TCCS - Ngày 25-12-2019, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã dự Hội nghị tổng kết công tác năm 2019, triển khai nhiệm vụ năm 2020 của Văn phòng Chính phủ - cơ quan tham mưu, tổng hợp phục vụ hoạt động của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Cùng dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình và đại diện lãnh đạo một số ban, bộ, ngành trung ương.
Năm 2019, Văn phòng Chính phủ đã giải quyết một khối lượng công việc đồ sộ; tiếp nhận gần 120.000 văn bản; tham mưu, trình lãnh đạo Chính phủ gần 14.000 phiếu trình giải quyết công việc; ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành gần 26.000 văn bản.
Văn phòng Chính phủ đóng góp rất tích cực, hiệu quả trong việc xây dựng, trình Trung ương thông qua đề cương và dự thảo các báo cáo của Tiểu ban kinh tế - xã hội, bao gồm Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030 và Phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025.
Tổ công tác của Thủ tướng về đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao đã tổ chức 18 tổ tiến hành kiểm tra đối với 24 bộ, cơ quan và 17 địa phương, trong đó có nhiều bộ, cơ quan, địa phương được kiểm tra 2 - 3 lần; số nhiệm vụ quá hạn đến nay chỉ còn 2,07%.
Văn phòng Chính phủ đã tiếp nhận 5.571 phản ánh, kiến nghị của người dân, trong đó có 229 phản ánh, kiến nghị thuộc phạm vi theo quy định đã được chuyển đến các bộ, cơ quan xử lý; tiếp nhận 1.175 phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp, đã đề nghị các bộ, cơ quan xử lý 936 phản ánh, kiến nghị theo thẩm quyền. Hầu hết người dân và doanh nghiệp hài lòng với kết quả xử lý của cơ quan có thẩm quyền.
Đặc biệt, công tác xây dựng Chính phủ điện tử đạt được nhiều bước tiến vượt bậc, là một trong những điểm nhấn quan trọng của năm 2019. Văn phòng Chính phủ đã khai trương, đưa vào vận hành 3 hệ thống quan trọng, tạo tiền đề xây dựng Chính phủ điện tử: Trục liên thông văn bản quốc gia (có 95/95 cơ quan ở Trung ương và địa phương đã kết nối; có hơn 1 triệu văn bản được gửi, nhận, tiết kiệm hơn 1.200 tỷ đồng/năm so với gửi văn bản giấy); Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ (E-cabinet) (đã phục vụ 8 phiên họp Chính phủ, xử lý 176 phiếu lấy ý kiến thành viên Chính phủ); Cổng dịch vụ công quốc gia (sau 10 ngày khai trương, đã có trên 4,3 triệu lượt truy cập, ước tính sẽ tiết kiệm chi phí xã hội được hơn 4.200 tỷ đồng/năm).
Đây là những bước đi đổi mới, quyết liệt, góp phần hiện thực hóa quyết tâm của Chính phủ trong đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số.
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đánh giá, sự đổi mới, sáng tạo, quyết liệt và tiên phong trong hành động, trung thành, tận tụy, công tâm khách quan, tất cả vì mục tiêu chung... là những giá trị, là những điểm nổi bật mà tập thể cán bộ, nhân viên, người lao động Văn phòng Chính phủ đã thể hiện rõ nét trong năm 2019.
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cũng nhận xét, công tác xây dựng thể chế dù đã cải thiện nhiều nhưng vẫn còn đề án chậm tiến độ hoặc phải điều chỉnh. Năng lực tham mưu tổng hợp đã có nhiều tiến bộ nhưng trong một số trường hợp chưa đáp ứng yêu cầu, vẫn còn trường hợp xử lý văn bản chậm hoặc không thực hiện đúng quy chế làm việc. Công tác theo dõi, nắm tình hình thực tiễn và thông tin dư luận để chủ động tham mưu đề xuất còn hạn chế.
Về phương hướng, nhiệm vụ năm 2020, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình yêu cầu Văn phòng Chính phủ làm thật tốt nhiệm vụ xây dựng chương trình, kế hoạch công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, kịp thời phát hiện, báo cáo tình hình, nguy cơ không hoàn thành.
Phó Thủ tướng yêu cầu, năm 2019, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ cần tiếp tục đẩy mạnh kiểm tra việc thực hiện những nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao cho các bộ, cơ quan, địa phương.
Cùng với đó là Văn phòng Chính Phủ cần không ngừng nâng cao hơn nữa chất lượng tham mưu tổng hợp; đội ngũ cán bộ, công chức của Văn phòng Chính phủ phải có trình độ, năng lực, phẩm chất tốt, tinh thần làm việc “vô tư, trong sáng”, tất cả vì mục tiêu chung.
Đặc biệt, Phó Thủ tướng yêu cầu Văn phòng Chính phủ chủ động hơn nữa nắm bắt tình hình thực tiễn cuộc sống, các vấn đề nóng, nhạy cảm, thu hút sự quan tâm dư luận xã hội để kịp thời tham mưu, đề xuất xây dựng, ban hành các cơ chế, chính sách, giải pháp phục vụ chỉ đạo, điều hành kinh tế - xã hội.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Văn phòng Chính phủ lắng nghe hơn nữa tiếng nói của nhân dân, của doanh nghiệp để phục vụ công tác tham mưu; góp phần tạo sự đồng thuận xã hội; tiếp tục theo dõi sát thông tin dư luận về những vấn đề bức xúc, nhất là phản ánh của người dân và doanh nghiệp, đề xuất xử lý, trả lời, giải đáp kịp thời.
Cùng với đó, xây dựng Đảng bộ Văn phòng Chính phủ trong sạch, vững mạnh, thật sự thân ái, đoàn kết; mỗi đảng viên, cán bộ, công chức phải không ngừng học tập, rèn luyện về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, trao dồi kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, làm việc công tâm, khách quan, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Hữu Nguyên (tổng hợp)
Doanh nhân Việt Nam phải có khát vọng, có lòng tự tôn dân tộc mãnh liệt  (24/12/2019)
Thủ tướng Chính phủ tiếp lãnh đạo bộ quốc phòng, quân đội các nước  (21/12/2019)
Thủ tướng Chính phủ thăm chính thức Cộng hòa Liên bang Myanmar  (19/12/2019)
Làm sâu sắc thêm quan hệ truyền thống giữa hai nước Việt Nam - Myanmar  (19/12/2019)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển