Triển vọng xuất khẩu
Theo số liệu của Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu tháng 2 ước đạt 4,3 tỉ USD, tăng hơn 25% so với tháng 1. Tính chung 2 tháng qua, kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 8 tỉ USD.
Trong nhóm ngành hàng xuất khẩu, nhóm hàng nông lâm thủy sản có mức tăng cao nhất là 10,4%. Đáng chú ý là mặt hàng gạo có mức tăng đột biến. Hai tháng qua, nhiều hợp đồng xuất khẩu gạo đã được các doanh nghiệp ký kết với tổng khối lượng gần 1 triệu tấn, tăng gần gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Giá gạo xuất khẩu trong 2 tháng qua cũng đạt mức khá. Nếu như tháng 1 trung bình đạt 396 USD/tấn thì tháng 2 tăng lên trên 400 USD/tấn, nhờ đó kim ngạch xuất khẩu gạo tháng 2 đạt 270 triệu USD. Dự báo giá gạo thế giới tiếp tục tăng lên do Trung Quốc năm nay bị hạn nặng, nhiều khả năng phải tăng nhập khẩu lương thực. Do sức mua của thị trường này rất lớn nên khi tăng mua sẽ đẩy cầu trên thị trường lương thực thế giới.
Các mặt hàng thuộc nhóm nông, lâm thủy sản khác cũng có mức tăng khá là: hạt tiêu tăng tới 186% về lượng và tăng hơn 30% về giá trị, cà phê tăng gần 31% về giá trị...
Tính chung kim ngạch xuất khẩu 2 tháng qua của cả nước giảm 5% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, mức giảm này là chấp nhận được bởi nếu so sánh với các nước xuất khẩu lớn trên thế giới và trong khu vực thì tốc độ giảm kim ngạch của Việt Nam vẫn ở mức thấp nhất, như Nhật Bản xuất khẩu tháng 1 giảm gần một nửa so với cùng kỳ, Trung Quốc giảm hơn 17%, Xin-ga-po giảm gần 35%...
Trong 2 tháng đầu năm, một số mặt hàng có thế mạnh của nước ta và chiếm thị phần lớn trên thị trường thế giới bắt đầu tăng giá trở lại so với cuối năm 2008. Đây là lợi thế để các doanh nghiệp tận dụng, chủ động liên kết và có sự thống nhất cao trong xuất bán như: cùng giảm bán ra khi giá thế giới hạ sẽ duy trì được giá bán có lợi nhất. Riêng đối với người nông dân, cần phân tích và cập nhật thông tin, không nên bán ồ ạt nông sản trước các thông tin không xác thực của tư thương để tránh bị thua thiệt./.
Việt Nam vẫn là điểm đầu tư hấp dẫn  (20/03/2009)
“Chia sẻ nguồn nước, Chia sẻ cơ hội”  (20/03/2009)
Tiềm năng của nước chính là sức mạnh thống nhất hơn là tác nhân xung đột  (20/03/2009)
3 thành viên Chính phủ sẽ trả lời chất vấn tại Phiên họp thứ 18 Ủy ban Thường vụ Quốc hội  (19/03/2009)
Chương trình hợp tác giữa Liên hợp quốc và Việt Nam về bình đẳng giới  (19/03/2009)
Chương trình hợp tác giữa Liên hợp quốc và Việt Nam về bình đẳng giới  (19/03/2009)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên