Diễn đàn quan hệ hợp tác triển khai Chương trình hỗ trợ các huyện nghèo
Hôm nay, ngày 18-3 tại Hà Nội, Diễn đàn quan hệ hợp tác triển khai Chương trình hỗ trợ các huyện nghèo đã được tổ chức dưới sự phối hợp của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (cơ quan chủ trì) và các cơ quan Liên hợp quốc, các nhà tài trợ song phương và các tổ chức phi chính phủ.
Xoá đói giảm nghèo là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, địa bàn, giữa các dân tộc, nhóm dân cư. Thành tựu xoá đói giảm nghèo trong những năm qua đã góp phần tăng trưởng kinh tế bền vững và thực hiện công bằng xã hội, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Tuy nhiên, kết quả giảm nghèo chưa vững chắc, chênh lệch giàu - nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư chưa được thu hẹp, đặc biệt là những huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao. Ngày 27-12-2008, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP, về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo.
Trong những năm qua, Việt Nam đã nhận được sự hợp tác, hỗ trợ đáng kể và có hiệu quả về kỹ thuật cũng như về tài chính của các nước, các tổ chức của Liên hợp quốc, tổ chức quốc tế và tổ chức phi chính phủ nước ngoài trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo.
Để đẩy mạnh việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này, năm 2006, Nhóm hỗ trợ quốc tế về giảm nghèo (ISG-PR) được thành lập theo quyết định số 1919/QĐ-LĐTNXH của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, và đã có những hoạt động bước đầu.
Diễn đàn “Triển khai quan hệ hợp tác, triển khai Chương trình hỗ trợ các huyện nghèo” là một trong những hoạt động quan trọng của SG-PR. Trên cơ sở đó, ISG-PR và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ phối hợp với các cơ quan Liên hợp quốc, các nhà tài trợ song phương và các tổ chức phi chính phủ tổ chức diễn đàn thường niên, định kỳ vào Quý 3 hằng năm về quan hệ hợp tác triển khai Chương trình hỗ trợ các huyện nghèo với các mục đích sau:
Thứ nhất, chia sẻ kinh nghiệm quốc tế, kinh nghiệm của các nước trên thế giới (đặc biệt là các nước ASEAN), các tổ chức Liên hợp quốc trong việc thực hiện các chương trình giảm nghèo, nhằm tăng cường phối hợp hiệu quả, tránh chồng chéo, trùng lắp trong công tác giảm nghèo nói chung và đối với 61 huyện nghèo nói riêng.
Thứ hai, bảo đảm sẵn sàng cung cấp các thông tin liên quan đến các dự án/chương trình đang thực hiện và đang chuẩn bị trong công tác giảm nghèo nói chung và đối với 61 huyện nghèo nói riêng.
Thứ ba, tạo điều kiện thực hiện và thúc đẩy cơ chế hợp tác giữa Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội với các đối tác và các nhà tài trợ quan tâm đến lĩnh vực xoá đói, giảm nghèo cũng như các lĩnh vực phúc lợi xã hội, nhằm bảo đảm xóa đói giảm nghèo bền vững gắn liền với phát triển kinh tế, đặc biệt là ở 61 huyện nghèo.
Trong thời gian giữa các diễn đàn thường niên, sẽ hình thành Nhóm thường trực và các Nhóm chuyên đề hoạt động thường xuyên theo các mảng chuyên môn: Nhóm chuyên đề về phát triển nguồn nhân lực; Nhóm chuyên đề về phúc lợi xã hội; Nhóm chuyên đề về chia sẻ thông tin; Nhóm chuyên đề về theo dõi, giám sát và đánh giá. Các nhóm sẽ họp định kỳ hằng quý, chia sẻ thông tin qua họp, weblink, tờ thông tin, thực hiện các hoạt động chung do nhóm quyết định, hội thảo, tập huấn nâng cao năng lực…
Các lĩnh vực hoạt động của Diễn đàn bao gồm: 1. Thúc đẩy đối thoại chính sách; 2. Huy động và thu hút nguồn tài trợ trong và ngoài nước; 3. Xây dựng, tổ chức các nghiên cứu chuyên đề, các đề xuất dự án; 4. Thu thập và phổ biến thông tin; 5. Xây dựng năng lực quản lý; 6 giám sát và đánh giá./.
Hội nghị biểu dương già làng tiêu biểu khu vực Tây Nguyên  (18/03/2009)
Hội nghị biểu dương già làng tiêu biểu khu vực Tây Nguyên  (18/03/2009)
Phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc đưa tàu Ngư Chính 311 ra hoạt động tại Biển Đông  (18/03/2009)
Nghệ An đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh và thu hút đầu tư  (18/03/2009)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên