Nghệ An đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh và thu hút đầu tư
Ngày 16-3-2009, tại thành phố Vinh, Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An tổ chức Hội thảo Khoa học với chủ đề: “Giải pháp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, thu hút đầu tư, thực hiện có hiệu quả các dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nghệ An trong hội nhập kinh tế quốc tế”.
Đồng chí Nguyễn Thế Trung, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An, cùng đông đảo các nhà quản lý, doanh nhân, đại diện các tỉnh và các nhà khoa học tham dự Hội thảo.
Nghệ An nằm ở trung tâm vùng Bắc Trung bộ, trên tuyến giao lưu Bắc - Nam và Đông - Tây; hội đủ các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển, đường thủy nội địa; là cầu nối giữa hai miền Bắc - Nam, và là cửa ngõ thông ra biển Đông của Trung Lào và vùng Đông Bắc Thái Lan qua Cảng Cửa Lò.
Nghệ An là quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Danh nhân văn hoá thế giới, cũng là điểm khởi đầu của “Con đường Di sản văn hóa miền Trung”.
Vị trí địa lý cũng với những yếu tố truyền thống, tinh thần hiếu học, cần cù, sáng tạo, Nghệ An được đánh giá là có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp chế biến, kinh tế rừng và biển.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của tỉnh giai đoạn 2005-2008 trên 10%. Năm 2008, mặc dù phải đối mặt với lạm phát và suy thoái kinh tế, thiên tai và dịch bệnh, nhưng cơ cấu kinh tế của tỉnh vẫn chuyển dịch theo hướng tích cực: tỷ trọng công nghiệp - xây dựng chiếm 32,53%; dịch vụ 36,99%; nông, lâm, ngư nghiệp 30,48%. Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng và được mùa khá toàn diện, giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng 6,61%/. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 17,08%. Kinh tế dịch vụ vượt mức kế hoạch đề ra, giá trị sản xuất dịch vụ tăng 11,77%. Kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn đạt 235 triệu USD. Doanh thu du lịch tăng 21,1%. Thu ngân sách vượt mức dự toán đề ra với 2.801,5 tỷ đồng. Lĩnh vực xã hội có tiến bộ đều trên các mặt. An sinh xã hội được bảo đảm tốt hơn. |
Trong những năm gần đây, kết quả thu hút đầu tư của Nghệ An đã có chuyển biến tích cực. Từ năm 2001, Nghệ An đã ban hành một số chính sách ưu đãi trên nguyên tắc: Nhà đầu tư được hưởng quyền lợi cao nhất và thực hiện nghĩa vụ thấp nhất theo quy định của pháp luật và chính sách của tỉnh; đồng thời tăng cường cải cách hành chính...
Nhiều tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đã đăng ký và triển khai dự án đầu tư tại tỉnh Nghệ An. Tính từ năm 2001 đến nay, Nghệ An đã thu hút được 25 dự án FDI còn hiệu lực với số vốn đăng ký 251,15 triệu USD và 235 dự án đầu tư trong nước với số vốn đăng ký 54.253,66 tỷ đồng.
Riêng năm 2008, thu hút đầu tư đạt kết quả khả quan với 61 dự án (55 dự án đầu tư trong nước và 6 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI). Vốn đăng ký đạt 13.460,86 tỉ đồng (trong đó dự án mới đạt 12.985,66 tỉ đồng; dự án điều chỉnh tăng vốn 475,20 tỉ đồng) bằng 112,52% mức thực hiện của năm 2007 và vượt mức kế hoạch đề ra của năm 2008.
Một số dự án FDI đã đi vào hoạt động ổn định, đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao, có sức lan tỏa một vùng rộng lớn, điển hình là liên doanh mía đường Nghệ An Tate&Lyle với số vốn đăng ký 90 triệu USD, hiện nay đang có kế hoạch tăng vốn, mở rộng quy mô sản xuất lên tới 16.000 tấn mía cây/ngày.
Cùng với phân tích kết quả đạt được, các tham luận tại hội thảo cũng chỉ ra những vấn đề còn nổi cộm trong đầu tư phát triển Nghệ An:
- Các dự án đầu tư vào Nghệ An còn thấp so với tiềm năng và lợi thế của tỉnh, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của tỉnh. Hầu hết các dự án đầu tư trong thời gian qua có quy mô nhỏ, ít sử dụng công nghệ hiện đại. Hiệu quả kinh tế - xã hội như đóng góp ngân sách, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động, sản phẩm mới mang tính đột phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa nhiều.
- Chưa có các dự án lớn đầu tư hạ tầng kỹ thuật mạnh để xây dựng kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh đồng bộ, nhất là kết cấu hạ tầng của các khu công nghiệp. Những yếu tố cơ bản tạo nên kết cấu hạ tầng còn kém chất lượng, như: đường giao thông vào các vùng sâu, cùng xa; thông tin, nhất là internet chưa phát triển rộng khắp, chất lượng chưa ổn định; chất lượng điện cung cấp chưa cao… làm cho các nhà đầu tư gặp không ít trở ngại trong quá trình hoạt động.
- Các dự án đầu tư vào Nghệ An, chủ yếu là các nhà đầu tư trong nước, các dự án có vốn đầu tư nước ngoài vẫn còn rất ít. Tỷ lệ vốn thực hiện so với vốn đăng ký đạt thấp, bình quân từ năm 2006 đến 2008 đạt 25%.
- Công tác đầu tư ở Nghệ An đang gặp một số khó khăn trong việc thực hiện các luật đối với nhà đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước có liên quan. Một số nhóm vấn đề phát sinh từ thực tiễn hoạt động đầu tư và thu hút đầu tư với các quy định có liên quan trong Luật Đất đai; Luật Môi trường; Luật Xây dựng..... đã có ảnh hưởng không nhỏ tới việc thu hút đầu tư của Nghệ An.
Theo kết quả điều tra của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), trong những năm qua, “chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh” (PCI), Nghệ An mới chỉ được xếp vào hạng trung bình trong tổng số 63 tỉnh thành cả nước.
Phát biểu tại Hội thảo, đồng chí Nguyễn Thế Trung đã đánh giá cao những ý kiến đóng góp của các nhà khoa học và nhấn mạnh, trong thời gian tới lãnh đạo tỉnh sẽ bàn sâu về môi trường đầu tư theo phương châm: Chính quyền đồng hành cùng với doanh nghiệp để tìm giải pháp thu hút mạnh đầu tư cho phát triển thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XVI./.
Nỗ lực ngăn chặn những tác động xấu của khủng hoảng tài chính toàn cầu  (17/03/2009)
Nỗ lực ngăn chặn những tác động xấu của khủng hoảng tài chính toàn cầu  (17/03/2009)
Nỗ lực ngăn chặn những tác động xấu của khủng hoảng tài chính toàn cầu  (17/03/2009)
Việt Nam sẽ lấy lại đà tăng trưởng  (17/03/2009)
Chiến lược công tác kiểm tra, giám sát của Đảng trong tình hình mới  (17/03/2009)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên