Mục lục Tạp chí Cộng sản số 796 (2-2009)
HỘI NGHỊ LẦN THỨ CHÍN BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA X
*** Thông báo Hội nghị
MỪNG ĐẢNG - MỪNG XUÂN
Nông Đức Mạnh - Giữ vững bản lĩnh, tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vượt qua thách thức, vững bước đi lên
Lời Bộ biên tập: Đầu Xuân Kỷ Sửu 2009, đồng chí Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã dành thời gian trả lời phỏng vấn Tạp chí Cộng sản xung quanh những vấn đề về kinh tế - xã hội và công tác xây dựng Đảng. Chúng tôi trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc nội dung cuộc phỏng vấn này.
Phạm Gia Khiêm - Ngoại giao Việt Nam năm 2008 và phương hướng năm 2009
Bám sát các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước, thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa, với sự phối hợp chặt chẽ giữa các kênh đối ngoại Đảng, Nhà nước và ngoại giao nhân dân, sự kết hợp hài hòa giữa ngoại giao song phương và ngoại giao đa phương, giữa ngoại giao chính trị - ngoại giao kinh tế - ngoại giao văn hóa, ngoại giao Việt Nam năm 2008 đã đạt nhiều thành tựu quan trọng, góp phần giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trương Vĩnh Trọng - Tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí để xây dựng đất nước
Công cuộc đổi mới đất nước đã giành nhiều thành tựu quan trọng, toàn diện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Cùng với thành tựu chung đó, chúng ta cũng đã đạt được một số thành tích đáng kể trong việc hạn chế những yếu tố tiêu cực, tệ nạn xã hội, trong đó có tệ tham nhũng, lãng phí. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, đạt được những thành tích trên là cả một sự cố gắng lớn của toàn Đảng, toàn dân ta thời gian qua.
Phạm Quang Nghị - Thủ đô Hà Nội thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm 2008, thiết thực chào mừng Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội
Năm 2008 Hà Nội được điều chỉnh địa giới và đã trở thành một trong những thủ đô có diện tích lớn nhất thế giới. Do vậy, Hà Nội vừa phải ổn định tổ chức để phát triển; đồng thời, khẩn trương chuẩn bị chu đáo cho Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội
Lê Thanh Hải - Đảng bộ và nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh góp sức cùng cả nước làm nên những mùa xuân đổi mới
Đón chào Xuân Kỷ Sửu - 2009, mừng Đảng quang vinh 79 tuổi, cùng với đồng bào cả nước, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh vừa phấn khởi, tự hào về những thành tựu kinh tế - xã hội mà đất nước ta đã đạt được sau gần 3 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, vừa lo lắng, trăn trở trước những ảnh hưởng tiêu cực do tình hình khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu đang tác động nhiều mặt đến nền kinh tế nước ta nói chung và với Thành phố nói riêng. Những khó khăn khách quan đang đặt chúng ta trước những thách thức đòi hỏi phải nỗ lực vượt qua, nhưng những thành tựu to lớn của sự nghiệp đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng là cơ sở thực tiễn để chúng ta vững tin vào tương lai, lạc quan đón chào mùa xuân mới.
MÙA XUÂN - ĐẤT NƯỚC
Nguyễn Văn Thuận - Hải Phòng tăng cường công tác xây dựng Đảng, tạo chuyển biến về chất trong phát triển kinh tế - xã hội
Trong những năm gần đây, thành phố Hải Phòng luôn có bước chuyển biến mạnh mẽ về kinh tế - xã hội, do đã phát huy được nội lực và tận dụng tốt thời cơ thu hút đầu tư. Kết quả đó có một nguyên nhân rất quan trọng mang tính quyết định đó là thời gian qua, Hải Phòng đã làm tốt công tác xây dựng Đảng.
Nguyễn Thế Trung - Nghệ An tập trung đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
Nghệ An có đặc điểm nổi bật là đất rộng, người đông, tài nguyên thiên nhiên phong phú, con người cần cù chịu khó, hiếu học, nhưng vẫn đang ở trong tốp tỉnh nghèo của cả nước. Câu hỏi lớn đặt ra đối với Nghệ An hiện nay là làm thế nào để tạo được bước đột phá cho phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế? Giải pháp cho câu hỏi đó chính là đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, phấn đấu đưa Nghệ An trở thành một trong những tỉnh khá của cả nước như Bác Hồ hằng mong muốn.
Hồ Xuân Mãn - Kết quả và bài học kinh nghiệm xóa đói, giảm nghèo ở Thừa Thiên - Huế
Xóa đói, giảm nghèo là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm giải quyết tình trạng nghèo nàn, lạc hậu cũng như sự chênh lệch mức sống giữa các vùng, miền, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Đối với Thừa Thiên - Huế, do điều kiện đặc thù của tỉnh, vấn đề xóa đói, giảm nghèo càng quan trọng và cấp thiết, đòi hỏi Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh chú trọng tổ chức thực hiện.
Huỳnh Phong Tranh - Lâm Đồng huy động các nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế nhanh, bền vững
Xác định đúng và triển khai tốt các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm đặt ra cho cả nhiệm kỳ 5 năm và cho từng năm, đặc biệt đã ban hành và triển khai khá đồng bộ các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, nên những năm gần đây Lâm Đồng đã huy động và tập trung các nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế - xã hội đạt kết quả cao, tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2006 - 2008 đạt trên 15.500 tỉ đồng, bằng 44,3% GDP, ước tính 5 năm 2006 - 2010 đầu tư gấp 3,2 lần so với giai đoạn 2001 - 2005.
Nguyễn Tấn Quyên - Thành phố trẻ Cần Thơ trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Từ ngày 1-1-2004, thành phố Cần Thơ chính thức trực thuộc Trung ương theo tinh thần Nghị quyết của Quốc hội về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh. Sau một năm, ngày 17-2-2005, Bộ Chính trị khóa IX ban hành Nghị quyết số 45-NQ/TW về "Xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước". Đây là một Nghị quyết đặc biệt quan trọng, mở ra bước ngoặt mới cho sự phát triển của thành phố Cần Thơ.
Lê Danh Vĩnh - Về những tác động sau hai năm gia nhập WTO đối với một số ngành hàng của Việt Nam
Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) được 2 năm. So với quãng đường 11 năm, kể từ ngày Việt Nam nộp đơn xin gia nhập WTO đến khi là thành viên chính thức, thì thời gian trên là quá ngắn ngủi. Tuy nhiên, việc đánh giá tác động của 2 năm đầu tiên gia nhập lại có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng để chúng ta nhìn nhận một cách thực chất hơn về những vấn đề mang tính dự đoán trước đây, từ đó có những giải pháp chiến lược và đối sách phù hợp hơn.
Trương Quốc Bình - Đổi mới hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị kho tàng di sản văn hóa
Di sản văn hóa của mỗi dân tộc kết đọng những chân giá trị của quá trình sáng tạo văn hóa, là những biểu hiện khách quan của truyền thống lịch sử và đặc thù dân tộc. Bảo tồn các di sản văn hóa là một trong những hoạt động gắn liền với việc bảo vệ và phát huy bản sắc dân tộc - tạo dựng sự phát triển của tương lai mỗi dân tộc từ những mối liên hệ đặc thù của quá khứ và hiện tại.
Ngô Văn Doanh - Lễ hội chuyển mùa đầu năm ở Đông - Nam Á và Việt Nam
Đành rằng, mọi lễ tết được gọi là "năm mới" của các dân tộc trên thế giới đều mang một ý nghĩa chuyển tiếp linh thiêng từ thời điểm cuối của một chu trình thời gian cũ đã qua sang thời điểm đầu của một chu trình thời gian mới sẽ đến; thế nhưng, cái chu trình thời gian cũ và mới lặp đi lặp lại ấy của năm mới lại được biểu hiện ở mỗi vùng văn hóa có khác nhau. Do những đặc thù của điều kiện tự nhiên và văn hóa chi phối, tính chất chuyển tiếp linh thiêng của năm mới của các dân tộc Đông - Nam Á cũng có sắc thái riêng của mình.
Lê Thảo - Gia đình Việt Nam trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường
"Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng cả đời người, là môi trường quan trọng trong giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách". Từ bao đời nay, gia đình Việt Nam luôn là chỗ dựa vững chắc, nơi nuôi dưỡng, ươm mầm và gắn kết những giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc. Thế nhưng, trước những đổi thay nhanh chóng của thời đại, những biến chuyển của xã hội trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, gia đình Việt Nam có còn giữ được những nét đẹp truyền thống như xưa?
THẾ GIỚI: VẤN ĐỀ - SỰ KIỆN
Kim Ngọc - Kinh tế thế giới năm 2008 và dự báo năm 2009
Cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua được đánh giá là "tồi tệ nhất" kể từ sau Đại suy thoái (1929 - 1930), đã gây thiệt hại nặng nề đối với nền kinh tế thế giới. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) và các cơ quan nghiên cứu kinh tế quốc tế đều nhận định: năm 2008, kinh tế thế giới suy giảm mạnh, tăng trưởng kinh tế chậm lại đáng kể ở hầu hết các nền kinh tế, không chỉ ở Mỹ, Nhật Bản, khu vực đồng tiền chung châu Âu mà còn cả ở Trung Quốc, Ấn Độ và các nền kinh tế đang nổi lên khác.
Phạm Tất Thắng - Trung Quốc: Những đổi mới trong công tác tư tưởng lý luận sau 30 năm cải cách mở cửa
Từ khi tiến hành công cuộc cải cách mở cửa đến nay, Đảng Cộng sản Trung Quốc luôn coi chủ nghĩa Mác, tư tưởng Mao Trạch Đông, lý luận Đặng Tiểu Bình, tư tưởng quan trọng "ba đại diện", quan niệm "phát triển khoa học" làm nền tảng soi đường cho công cuộc phát triển đất nước. Không ngừng sáng tạo lý luận trong thời kỳ mới là nhiệm vụ quan trọng trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc.
Hà Mỹ Hương - Sự phát triển quan hệ hợp tác giữa ASEAN với các bên đối thoại
Là một tổ chức khu vực phát triển năng động, ASEAN từ lâu đã rất chú trọng đến việc thúc đẩy quan hệ hợp tác với các đối tác ngoài khu vực, đặc biệt là với các nước lớn. Trên tinh thần hợp tác cùng có lợi, các mối quan hệ này không ngừng phát triển và đạt được một số thành quả nhất định.
Bùi Hải Thiêm - Đối ngoại đa phương kênh đảng khu vực châu Á - Thái Bình Dương
Một đặc điểm nổi bật của thế giới hiện đại là "sân khấu" chính trị quốc tế không còn là sân chơi độc diễn của các chủ thể nhà nước mà đã thu hút sự tham gia ngày càng rộng rãi của các "diễn viên" vốn trước đây được coi là "không chuyên" như các tổ chức phi chính phủ, phong trào nhân dân, tổ chức tình nguyện, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các hiệp hội, các nhóm vận động,... Tất cả các lực lượng được coi là "mới nổi" này đều có sự ảnh hưởng nhất định trên trường quốc tế. Trong đó, đáng chú ý hơn cả là các đảng chính trị của các nước tham gia ngày càng tích cực và từng bước thể hiện vai trò rõ nét của mình trên vũ đài chính trị thế giới qua việc thiết lập kênh giao tiếp quốc tế đa phương ngày càng mở rộng.
QUA SÁCH BÁO NƯỚC NGOÀI
Phương Trà - Việt Nam - dấu ấn của sự đổi mới
Năm 2008, Việt Nam được bạn bè thế giới ghi nhận về những đóng góp tích cực trong lĩnh vực ngoại giao, nâng cao hơn vị thế trên trường quốc tế; về những bước đi đúng hướng trong việc vực dậy nền kinh tế quốc gia trước bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu để tiếp tục vững bước đi lên...
Giới thiệu chính sách mới trên các số Công báo ra từ ngày 26-1-2009 đến ngày 14-2-2009  (28/02/2009)
Chuyến công du gây nhiều suy đoán  (28/02/2009)
Các nước tiếp tục bác bỏ Báo cáo nhân quyền của Mỹ  (27/02/2009)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên