Tăng cường hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam với các nước
Tại cuộc gặp với Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Patrick Shanahan, hai bên cho rằng hợp tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong thời gian qua đã đạt được hiệu quả thiết thực, phù hợp với mối quan hệ Đối tác toàn diện giữa hai nước, góp phần duy trì hòa bình và ổn định tại khu vực và trên thế giới.
Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Patrick Shanahan nhấn mạnh Hoa Kỳ hoan nghênh tiếng nói của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới, đồng thời ủng hộ Việt Nam đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào năm 2020.
Ông Patrick Shanahan đánh giá cao việc Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.
Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch hoan nghênh và đề nghị Hoa Kỳ tiếp tục hợp tác để sớm hoàn thành Dự án xử lý ô nhiễm chất dioxin tại sân bay Biên Hòa (khởi công tháng 4-2019), cũng như tiếp tục ủng hộ việc Việt Nam triển khai Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 2 và Đại đội công binh tại phái bộ gìn giữ hòa bình do Liên hợp quốc chỉ định.
Về hợp tác trong thời gian tới, hai bên nhất trí tiếp tục triển khai các lĩnh vực hợp tác hiện có phù hợp với các thỏa thuận đã ký kết; trong đó ưu tiên việc khắc phục hậu quả chiến tranh, hợp tác đào tạo, duy trì các cơ chế đối thoại và trao đổi đoàn cấp cao…
Tại cuộc gặp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng New Zealand Ron Mark, hai bên nhất trí tiếp tục tăng cường trao đổi đoàn các cấp, phát huy hơn nữa các lĩnh vực đã đạt được nhiều kết quả, cũng như tìm kiếm khả năng hợp tác trong các lĩnh vực phù hợp với nhu cầu của hai bên trong thời gian tới như: Đào tạo, an ninh mạng, tìm kiếm cứu nạn, tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.
Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch cho biết với tư cách là thành viên tích cực của ASEAN, Việt Nam ủng hộ New Zealand thúc đẩy quan hệ hợp tác với ASEAN, trong đó có hợp tác quốc phòng, đồng thời đề nghị New Zealand ủng hộ và tham gia các hoạt động khi Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN vào năm 2020.
Tại cuộc gặp với Bộ trưởng Quốc phòng Anh Penny Mordaunt, hai Bộ trưởng hoan nghênh quan hệ hợp tác quốc phòng song phương đang phát triển tốt đẹp, đặc biệt trên lĩnh vực trao đổi đoàn, đào tạo và gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.
Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch cám ơn Bộ Quốc phòng Anh hỗ trợ Việt Nam trong triển khai Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1 tại Nam Sudan và hỗ trợ Việt Nam trong đào tạo tiếng Anh cho lực lượng tham gia gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.
Để quan hệ quốc phòng song phương tương xứng với quan hệ Đối tác Chiến lược hiện nay, hai bộ trưởng nhất trí thời gian tới tăng cường trao đổi đoàn ở các cấp; triển khai hiệu quả các cơ chế đối thoại, hợp tác; tiếp tục hoàn thiện và ký kết các văn bản hợp tác; phối hợp ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương; thúc đẩy việc hợp tác nghiên cứu; tăng cường hợp tác trong lĩnh vực Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc...
Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch đề nghị Anh tiếp tục hỗ trợ và mở rộng đào tạo tiếng Anh cho quân nhân Việt Nam, đồng thời cho biết Bộ Quốc phòng Việt Nam sẵn sàng đón các sỹ quan của Quân đội Anh sang tham gia các khoá học tiếng Việt và Quan chức quốc phòng quốc tế do Việt Nam tổ chức thời gian tới.
Tại cuộc gặp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Singapore Ng Eng Heng, hai Bộ trưởng thống nhất sẽ thúc đẩy triển khai một số lĩnh vực hợp tác như: trao đổi đoàn, đào tạo, giao lưu sỹ quan trẻ, hợp tác giữa các lực lượng, quân y, cứu hộ cứu nạn, công nghiệp quốc phòng, tham vấn và ủng hộ các sáng kiến của nhau tại các diễn đàn đa phương, nhất là trong năm Việt Nam đảm nhiệm cương vị Chủ tịch ASEAN trong năm 2020.
Tại cuộc gặp với Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly, hai bên khẳng định tiếp tục nâng cao hiệu quả các cơ chế hợp tác hiện có và tìm kiếm cơ hội hợp tác trong các lĩnh vực hai bên cùng quan tâm và có thế mạnh.
Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch cho biết Việt Nam luôn ủng hộ các nỗ lực tích cực của Pháp nhằm góp phần duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác cùng phát triển tại khu vực; sẵn sàng ủng hộ Pháp tăng cường hợp tác với ASEAN.
Tại cuộc gặp với Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Haji Mohamad Sabu, hai Bộ trưởng nhất trí phối hợp triển khai nhằm đưa quan hệ quốc phòng song phương đi vào chiều sâu, thiết thực, tương xứng hơn nữa với quan hệ Đối tác chiến lược của hai nước, theo đó tiếp tục thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác đang triển khai hiệu quả như đào tạo, hải quân, cảnh sát biển…
Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch đề nghị hai bên tích cực chỉ đạo các lực lượng hoạt động trên biển của hai nước trong quá trình xử lý ngư dân vi phạm vùng biển của nhau, cần đối xử nhân đạo với ngư dân trên tinh thần quan hệ Đối tác chiến lược, sử dụng các biện pháp tuyên truyền, giáo dục, xua đuổi, ngăn chặn là chính, tránh sử dụng vũ lực đối với ngư dân.
Hai bên sẽ sử dụng có hiệu quả đường dây nóng nhằm trao đổi thông tin kịp thời và chính xác, ngăn chặn và giải quyết hiệu quả vụ việc từ sớm, không để tạo ra căng thẳng, ảnh hưởng tới quan hệ hai nước.
Mặt khác, hai bên sẽ nghiên cứu thiết lập Nhóm làm việc chung giữa các lực lượng chức năng trên biển của hai nước nhằm báo cáo và tham mưu cho lãnh đạo Chính phủ và Bộ Quốc phòng mỗi nước trong xử lý các sự vụ trên biển.
Tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Jeong Kyeong-Doo, Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch nhấn mạnh Việt Nam sẵn sàng tiếp tục đóng góp cho tiến trình hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên. Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc khẳng định Hàn Quốc ủng hộ quan điểm của Việt Nam về việc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982). Hai bộ trưởng cũng nhất trí tiếp tục thúc đẩy hợp tác song phương trên cơ sở.
Tuyên bố tầm nhìn chung về hợp tác quốc phòng Việt Nam-Hàn Quốc đến năm 2030, trong đó có lĩnh vực công nghiệp quốc phòng và trao đổi đoàn cấp cao.
Tại cuộc gặp Bộ trưởng Quốc phòng Australia Linda Reynolds, hai bên bày tỏ sự hài lòng về kết quả hợp tác quốc phòng hiệu quả và thiết thực trong thời gian qua, trong đó nổi bật là việc hai bên ký Tuyên bố tầm nhìn chung về thúc đẩy quan hệ quốc phòng Việt Nam-Australia, đồng thời nhất trí đẩy mạnh hợp tác trên nhiều lĩnh vực như giáo dục đào tạo, tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.
Tại cuộc gặp với Bộ trưởng Quốc phòng Mông Cổ Enkhbold Nyamaa, hai Bộ trưởng cho rằng trên cơ sở Bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng song phương ký năm 2013, các nội dung hợp tác giữa hai nước đã đem lại những kết quả thiết thực.
Để hợp tác quốc phòng song phương tương xứng với tiềm năng và quan hệ hai nước, bên cạnh việc tích cực triển khai các lĩnh vực hợp tác theo khuôn khổ Bản ghi nhớ năm 2013, hai Bộ trưởng thống nhất thúc đẩy hợp tác về trao đổi đoàn, đào tạo, nâng cao năng lực của các lực lượng vũ trang, gìn giữ hòa bình cũng như tìm kiếm khả năng hợp tác trong các lĩnh vực phù hợp với nhu cầu của hai bên như công nghiệp quốc phòng, quân y, hậu cần…
Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch mời Bộ trưởng Mông Cổ sớm sang thăm Việt Nam để cùng trao đổi các biện pháp nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc phòng song phương.
Bên cạnh các cuộc tiếp xúc song phương, Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch cũng có các cuộc trao đổi bên lề với Đại diện cấp cao của EU về chính sách an ninh và đối ngoại Federica Mogherini và Bộ trưởng Quốc phòng Canada về một số biện pháp thúc đẩy hợp tác quốc phòng trong thời gian tới./.
Phó Thủ tướng Thường trực phát động Chiến dịch thanh niên tình nguyện và làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Bắc Kạn  (02/06/2019)
Toàn văn bài phát biểu của Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch tại Đối thoại Shangri-La lần thứ 18  (02/06/2019)
Đối thoại Shangri-La: Cần xây dựng lòng tin chiến lược, tăng cường hợp tác, đối thoại  (02/06/2019)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Viettel cần đạt mục tiêu đứng trong nhóm 10 doanh nghiệp viễn thông lớn nhất thế giới vào năm 2025  (01/06/2019)
Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị làm việc tại tỉnh Thái Bình  (01/06/2019)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Thủ tướng Lào  (01/06/2019)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển