Phụng Hiệp đổi mới và phát triển
Nhận thức và vận dụng sáng tạo các nghị quyết của Đảng vào điều kiện cụ thể của địa phương, Phụng Hiệp đang tạo ra những đổi thay căn bản, tốc độ tăng trưởng kinh tế với nhịp độ cao và thành tựu xóa đói, giảm nghèo là những bài học kinh nghiệm quý cho huyện trên con đường phát triển.
Huyện Phụng Hiệp (tỉnh Hậu Giang) có diện tích tự nhiên là 48.481 ha, dân số 208.089 người. Trung tâm huyện là nơi hội tụ của 7 ngã sông, tạo thành chợ nổi trên sông với tên gọi Ngã Bảy, là nơi giao lưu hàng hóa, du lịch và dịch vụ… nối liền với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Có hai tuyến quốc lộ xuyên qua là Quốc lộ 1A và Quốc lộ 61 với trên 40km.
Hai mươi năm đồng hành cùng cả nước thực hiện công cuộc đổi mới, Phụng Hiệp đã từng bước phát triển về mọi mặt.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm sau cao hơn năm trước, bình quân mỗi năm tăng 10%. Từ nền kinh tế thuần nông, do chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, đến nay đã hình thành rõ rệt 3 khu vực nông nghiệp, công nghiệp, thương mại và dịch vụ, góp phần tích cực vào giải quyết các vấn đề xã hội, nâng cao mức sống người dân.
Đặc biệt, trong nhiệm kỳ 2000-2005, tốc độ phát triển của huyện khá nổi bật. Giá trị sản xuất tăng gấp 2 lần nhiệm kỳ trước; cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh từ khu vực I sang khu vực II, III. Công nghiệp tiểu thủ công nghiệp tăng trưởng nhanh, bình quân hàng năm tăng 28,43% (tăng 3,5 lần năm 2000); dịch vụ, thương mại cũng tăng 1,96 lần so với năm 2000. Trong 5 năm, tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn huyện đạt 259,5 tỉ đồng, đặc biệt, trong 3 năm gần đây, mỗi năm tăng 30%. Năm 2006, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện đạt 10,17%, thu nhập bình quân đầu người đạt 5,52 triệu đồng/người/năm; tổng sản lượng sản xuất nông nghiệp đạt 983 tỉ đồng, đạt 101% kế hoạch; sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt 760,525 tỉ đồng, (tăng 0,5% so với năm 2005); thương mại, dịch vụ đạt 436,5 tỉ đồng (tăng 15% so với năm 2005) và vượt 68% chỉ tiêu tỉnh giao, thu ngân sách trên địa bàn đạt 14,1 tỉ đồng,…
Xác định nông nghịêp là thế mạnh, Đảng bộ huyện đã tập trung đầu tư phát triển nền nông nghiệp toàn diện, trước hết là đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi tạo nguồn và thủy lợi nội đồng. Nhằm phát huy những lợi thế vốn có, huyện đã chỉ đạo, vận động nhân dân mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, trên cơ sở quy hoạch phát triển sản xuất hợp lý, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và sinh thái của từng vùng. Nếu như năm 1985, phần lớn diện tích đất nông nghiệp chỉ độc canh cây lúa, nhiều diện tích phải bỏ hoang do trũng thấp, nhiễm phèn, thì đến nay, nông dân đã khai thác và canh tác trên toàn bộ diện tích với gần 40.000 ha. Nhiều vùng chuyên canh lúa, mía, cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Các loại cây đặc sản, như: bưởi Năm roi, quýt đường, sầu riêng, măng cụt, xoài cát Hòa Lộc…đã đóng góp tích cực vào việc nâng cao mức sống người dân, xóa hộ đói, giảm hộ nghèo. Số hộ nghèo đã giảm từ 60% năm 1985, xuống còn 5% năm 2005.
Các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế, giao thông... có những cải thiện đáng kể. Do kinh tế phát triển nên huyện đã có điều kiện tập trung vốn đầu tư cho trường học, trạm y tế, giao thông, điện, nước sạch, vệ sinh môi trường… làm cho bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới.
Hệ thống giao thông nông thôn đường bộ, về cơ bản, đã hoàn chỉnh. Trước đây, phương tiện giao thông nông thôn chủ yếu là ghe, tàu, thì đến nay, xe 2 bánh dễ dàng đi lại trong cả hai mùa mưa nắng, trên tất cả các tuyến đường nông thôn; xe ôtô con từ trung tâm huyện đến được tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn.
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa cơ sở” được triển khai mạnh mẽ. Hoạt động này được huyện xác định là có quan hệ gắn bó chặt chẽ với phát triển kinh tế và xây dựng hệ thống chính trị, tạo thế “kiềng ba chân”, tạo cơ sở vững chắc cho việc tiếp tục nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Phụng Hiệp đang tập trung phấn đấu xây dựng 2 xã đạt tiêu chí nông thôn mới vào năm 2010.
Chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân được nâng lên rõ rệt, nhiều năm liền không có dịch bệnh xảy ra trên diện rộng. Về giáo dục, đã đạt chuẩn phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và đã hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở sớm hơn một năm so với yêu cầu của tỉnh; 81% hộ dân có điện sử dụng; 13/14 xã, thị trấn có trạm y tế (1 xã mới chia tách); 17/68 trường đã được kiên cố hóa, xóa trường tre lá tạm bợ và tình trạng học 3 ca.
Tình hình trật tự an toàn xã hội được đảm bảo và giữ vững; hệ thống chính trị luôn được Huyện ủy và cấp ủy cơ sở quan tâm xây dựng, hàng năm trên 80% đảng bộ, chi bộ đạt trong sạch vững mạnh, chất lượng ngày càng được nâng cao. Quy chế Dân chủ ở cơ sở triển khai rộng rãi, phát huy được sức mạnh của toàn dân.
Công tác cải cách hành chính đã tạo sự chuyển biến tích cực, tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà trong dân từng bước được ngăn chặn và đẩy lùi, góp phần xây dựng bộ máy chính quyền ngày càng trong sạch vững mạnh. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể đổi mới nội dung và phương thức tập hợp, vận động quần chúng, thu hút gần 60% dân số trong độ tuổi vào các tổ chức đoàn thể và tích cực tham gia thực hiện mạnh mẽ các phong trào hành động cách mạng tại địa phương.
Mục tiêu, nhiệm vụ trong 5 năm tới. Đảng bộ huyện lần thứ IX, nhiệm kỳ 2006-2010 (vòng 2) đã xác định mục tiêu, nhiệm vụ trong 5 năm tới (2006-2010) là: “Tập trung chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nông nghiệp, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ; huy động mọi nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện đưa huyện phát triển với tốc độ cao và bền vững hơn, nhằm đến năm 2010 tạo được bộ mặt mới của huyện, có mức phát triển khá trong tỉnh, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân nâng cao rõ so với hiện nay; tăng cường quốc phòng và an ninh, đảm bảo ổn định chính trị và trật tự xã hội; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Để thực hiện được mục tiêu, nhiệm vụ trên, Huyện xác định:
- Tiếp tục tăng cường đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội toàn diện, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Chú trọng nhân rộng các mô hình kinh tế nông nghiệp hiệu quả cho thu nhập từ 50 triệu đồng/ha/năm trở lên; ổn định diện tích quy hoạch chuyên canh mía, lúa; phát triển cây màu, cây công nghiệp theo hướng thâm canh; tiếp tục cải tạo, quy hoạch lại diện tích vườn cây ăn trái có giá trị kinh tế cao, đáp ứng yêu cầu thị trường; phát huy diện tích ao, mương vườn, mặt nước ruộng lúa để nuôi tôm càng xanh, cá đồng… kết hợp chăn nuôi gia súc, gia cầm góp phần tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống.
- Chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu cây trồng vật nuôi, áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất, góp phần thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Bố trí cây trồng, vật nuôi phù hợp; hướng dẫn nông dân áp dụng khoa học kỹ thuật vào đồng ruộng; hỗ trợ vốn, giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế; tạo được thương hiệu sản phẩm đáp ứng yêu cầu thị trường, xuất khẩu, đồng thời tạo mọi điều kịên giúp nông dân liên doanh liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, nhằm phát huy hiện quả đồng vốn, giảm chi phí sản xuất, lợi nhuận, nâng cao thu nhập cho nông dân.
- Đẩy mạnh phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, khuyến khích đầu tư phát triển các làng nghề truyền thống, chế biến hàng nông sản, góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động, sử dụng lao động nhàn rỗi của nông dân tại địa phương. Xúc tiến công tác quy hoạch, thu hút các nhà đầu tư xây dựng khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong các khu quy hoạch với hệ thống giao thông thuận lợi.
- Phát triển thương mại, dịch vụ ở các chợ đầu mối, mở rộng các chợ nông thôn. Nâng cao hiệu quả thu chi ngân sách và hoạt động tín dụng… phát triển văn hóa, xã hội; đảm bảo quốc phòng an ninh; xây dựng hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh.
- Tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là hệ thống giao thông; các trung tâm thương mại và các chợ đầu mối ở nông thôn; xây dựng hoàn chỉnh mạng lưới điện, trường, trạm đáp ứng yêu cầu của nhân dân; xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi, khép kín phục vụ tưới tiêu 100% diện tích nông nghiệp.
- Chú trọng công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, góp phần xóa đói, giảm nghèo; thực hiện tốt chính sách xã hội; đáp ứng yêu cầu học hành, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân; phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp trong từng xóm ấp, xây dựng xã hội văn minh, dân chủ.
- Tuyên truyền, phân tích cho cán bộ, đảng viên, nhân dân, doanh nghiệp và người lao động nhận thức đầy đủ hơn về quá trình gia nhập WTO, nhất là những thời cơ, thách thức, giải pháp, chiến lược và kế hoạch hội nhập, trên cơ sở đó tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động, sự đồng thuận trong xã hội, phát huy tinh thần đoàn kết, chủ động, ý thức trách nhiệm, sáng tạo của nhân dân đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
- Tiếp tục xây dựng và củng cố nền quốc phòng – an ninh vững chắc, phát huy mạnh mẽ phong trào nhân dân tự quản ở từng xóm, ấp; tăng cường giáo dục ý thức chấp hành pháp luật trong nội bộ và nhân dân, nhằm đẩy lùi các loại tội phạm, tệ nạn trong xã hội. Xây dựng hệ thống quốc phòng, an ninh vững mạnh, kịp thời đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm và những âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong các tầng lớp nhân dân. Nâng cao vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở Đảng, đảng viên, góp phần xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh; tiếp tục sắp xếp, kiện toàn bộ máy chính trị từ huyện đến cơ sở, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới.
- Đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện tốt Quy chế Dân chủ ở cơ sở, thực hiện có hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực… góp phần xây dựng hệ thống chính trị ngày càng trong sạch vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Từ trong ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa văn nghệ  (07/08/2007)
Những trọng tâm công tác của Chính phủ đến hết năm 2007  (06/08/2007)
Tạp chí Cộng sản kỷ niệm 77 năm ngày ra số đầu (5-8-1930 - 5-8-2007)  (04/08/2007)
Một số hình ảnh của Lễ Kỷ niệm  (04/08/2007)
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay