Sri Lanka rúng động với 8 vụ nổ liên tiếp trong ngày
Tám vụ nổ liên tiếp đã xảy ra tại Sri Lanka trong ngày 21-4. 6 vụ nổ xảy ra buổi sáng tại 3 nhà thờ và 3 khách sạn làm gần 160 người thiệt mạng và hơn 500 người bị thương.
Vụ nổ thứ 7 xảy ra tại một khách sạn ở thủ đô Colombo của Sri Lanka chiều 21-4 đã làm ít nhất 2 người thiệt mạng. Khách sạn nói trên nằm ở khu vực ngoại ô Dehiwela của thủ đô Colombo.
Vụ nổ thứ 8 tại thủ đô Colombo của Sri Lanka. Chính phủ nước này đã ban bố lệnh giới nghiêm, có hiệu lực ngay lập tức và chưa xác định thời hạn.
Vụ tấn công xảy ra vào đúng ngày lễ Phục sinh của Thiên Chúa giáo. Các vụ nổ đầu tiên được ghi nhận tại nhà thờ St Anthony ở thủ đô Colombo và nhà thờ St Sebastian ở thị trấn Negombo.
Ngay sau đó, cảnh sát xác nhận đã xảy ra các vụ nổ tại 3 khách sạn hạng sang ở thủ đô Colombo và tại một nhà thờ ở thị trấn Batticalao.
Giới chức y tế tại Batticalao cho biết hơn 300 người đã bị thương riêng trong vụ nổ xảy ra tại nhà thờ ở đây.
Nhà thờ St. Anthony và 3 khách sạn ở Colombo xảy ra các vụ nổ là nơi du khách nước ngoài thường xuyên lui đến.
Theo hãng tin AFP, trong số nạn nhân thiệt mạng trong các vụ nổ có 35 người nước ngoài.
Tân Hoa Xã cho biết có 4 công dân Trung Quốc trong số người bị thương. Hiện chưa rõ động cơ của vụ tấn công cũng như chưa có cá nhân hay tổ chức nào lên tiếng thừa nhận đã thực hiện vụ tấn công.
Theo thống kê chưa đầy đủ, tổng cộng 8 vụ nổ đã xảy ra trong ngày 21-4 tại các nhà thờ Thiên Chúa giáo và các khách sạn hạng sang ở thủ đô Colombo, thị trấn Batticalao, Negombo và các khu vực ngoại ô thủ đô là Dehiwela và Dematagoda, làm 207 người đã thiệt mạng và 450 người bị thương.
Chia sẻ với Chính phủ và người dân Sri Lanka
Được tin các vụ đánh bom tại Sri Lanka làm nhiều người thiệt mạng và bị thương, ngày 21-4, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã gửi điện chia buồn đến Tổng thống Sri Lanka Maithripala Sirisena.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng đã gửi điện chia buồn đến Thủ tướng Sri Lanka Ranil Wickremesinghe và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã gửi điện chia buồn đến Chủ tịch Quốc hội Sri Lanka Karu Jayasuriya.
Cùng ngày, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã gửi điện chia buồn đến Bộ trưởng Ngoại giao Sri Lanka Tilak Janak Marapana.
Tại New Delhi, các nhà lãnh đạo Ấn Độ đã lên án loạt vụ đánh bom ở Sri Lanka, đồng thời bày tỏ tình đoàn kết với quốc gia láng giềng. Phát biểu trên mạng xã hội Twitter, Thủ tướng Narendra Modi "cực lực lên án các vụ nổ khủng khiếp ở Sri Lanka."
Ông viết: "Không có chỗ cho những hành động tàn bạo như vậy trong khu vực của chúng ta. Nhân dân Ấn Độ luôn đoàn kết với người dân Sri Lanka."
Trong khi đó, Tổng thống Ấn Độ Ram Nath Kovind tuyên bố: "Ấn Độ lên án các vụ tấn công khủng bố ở Sri Lanka và gửi lời chia buồn đến người dân và chính phủ nước này. Những hành động bạo lực vô nghĩa nhằm vào người dân vô tội như vậy không có chỗ trong xã hội văn minh. Chúng tôi một lòng đoàn kết với Sri Lanka."
Cùng ngày, Ngoại trưởng Jordan Ayman Safadi cũng lên án "các vụ tấn công khủng bố đáng sợ tại Sri Lanka."
Trong dòng trạng thái trên mạng Twitter, ông Safadi bày tỏ chia buồn và "lên án mạnh mẽ các tội ác khủng khiếp" đồng thời nhấn mạnh các nước cùng nhau chống khủng bố và tư tưởng hằn thù.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã lên án các vụ tấn công trên, gọi đây là "các vụ tấn công vào toàn thể nhân loại."
Trong một bình luận trên mạng Twitter, ông Erdogan đã bày tỏ chia buổn với các gia đình nạn nhân và toàn thể nhân dân Sri Lanka.
Tổng thống Bangladesh Abdul Hamid và Thủ tướng Sheikh Hasina đã lên án loạt vụ tấn công và bày tỏ chia buồn.
Tiếp tục phản ứng của các nước đối với loạt vụ tấn công tại Sri Lanka, Tổng thống Israel Reuven Rivlin lên án "hành động tội phạm hèn hạ."
Cùng ngày, Chủ tịch Đại hội Do Thái Thế giới Ronald S. Lauder ra tuyên bố nhấn mạnh: "Người Do Thái-và toàn thể nhân loại văn minh-lên án hành động tàn ác này và kêu gọi không khoan nhượng với những kẻ đã sử dụng khủng bố để đạt mục đích của chúng."
Tuyên bố nêu rõ vụ tấn công "nhắc nhở rằng cuộc chiến chống khủng bố cần phải được ưu tiên trong chương trình nghị sự quốc tế và theo đuổi không ngừng."
Cùng ngày, Thủ tướng Luxemburg Xavier Bettel cho rằng các vụ tấn công nhằm vào các nhà thờ ở Sri Lanka "là một hành động diệt chủng thực sự chống lại người Cơ đốc giáo," đồng thời kêu gọi cầu nguyện cho các nạn nhân vô tội.
Trong khi đó, Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez khẳng định: "Khủng bố và sự man rợ sẽ không bao giờ đánh bại chúng ta."
Tổng thống Ireland Michael D.Higgins nhấn mạnh: "Quyền tự do cầu nguyện là một quyền cơ bản" và bày tỏ tình đoàn kết của nhân dân Ireland với các gia đình nạn nhân.
Interpol sẵn sàng giúp điều tra các vụ nổ tại Sri Lanka
Ngày 21-4, Tổng thư ký Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế (Interpol) Jurgen Stock lên án vụ tấn công đẫm máu ở Sri Lanka, đồng thời khẳng định tổ chức này sẵn sàng giúp đỡ nhà chức trách Sri Lanka điều tra vụ việc.
Đăng tải trên trang Twitter, ông Stock nêu rõ: "Interpol cực lực lên án vụ tấn công kinh hoàng ở Sri Lanka và sẵn sàng hỗ trợ toàn diện cuộc điều tra do giới chức Sri Lanka tiến hành."
Ông cũng bày tỏ "dành những suy nghĩ và những lời cầu nguyện cho các nạn nhân cũng như gia đình và bạn bè của họ."
Theo ông Stock, Interpol có thể cử các nhóm chuyên trách tới Sri Lanka để hỗ trợ điều tra./.
Trưng bày giới thiệu hơn 900 cuốn sách về Chủ tịch Hồ Chí Minh  (21/04/2019)
Quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch  (21/04/2019)
Mở ra không gian rộng lớn cho quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với Romania và Cộng hòa Séc trên nhiều lĩnh vực  (21/04/2019)
V.I.Lênin - Lãnh tụ vĩ đại của cách mạng vô sản thế giới  (21/04/2019)
Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương: Thành phố Hồ Chí Minh cần xây dựng văn hóa đáp ứng phát triển bền vững  (20/04/2019)
Các nỗ lực thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ  (20/04/2019)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên