Các nỗ lực thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ
23:11, ngày 20-04-2019
TCCSĐT - Ngày 20-4-2019, Đoàn Thượng nghị sỹ Hoa Kỳ do Thượng nghị sỹ Patrick Leahy, Phó Chủ tịch Ủy ban Chuẩn chi, Thượng viện Hoa Kỳ dẫn đầu đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam đã có buổi gặp gỡ lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh và tham dự lễ khởi động dự án xử lý dioxin tại sân bay Biên Hòa, điểm nóng ô nhiễm dioxin lớn nhất ở Việt Nam.
Hợp tác trên nhiều mặt và luôn nỗ lực thúc đẩy quan hệ cho sự phát triển chung
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, trong buổi tiếp Thượng nghị sỹ Patrick Leahy, Phó Chủ tịch Ủy ban Chuẩn chi, Thượng viện Hoa Kỳ, chào mừng đoàn đến thăm Thành phố Hồ Chí Minh, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ, hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ đang thực hiện nhiều hoạt động hướng tới kỷ niệm 25 năm quan hệ ngoại giao hai nước trong năm tới.
Thời gian qua, hai nước có nhiều hoạt động hợp tác trên nhiều mặt và luôn nỗ lực thúc đẩy quan hệ cho sự phát triển chung. Trong đó, với vai trò, vị trí của mình, Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân đã nỗ lực thúc đẩy hợp tác hai nước về giáo dục, khoa học, kinh tế...
Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân bày tỏ trân trọng những nỗ lực của Hoa Kỳ nói chung, cá nhân Thượng nghị sỹ Patrick Leahy nói riêng trong giải quyết các vấn đề do chiến tranh để lại, trong đó có vấn đề chất độc da cam. Đồng thời khẳng định, Việt Nam sẽ là thành viên đáng tin cậy để thúc đẩy quan hệ hợp tác hai nước ngày càng phát triển.
Chia sẻ về vấn đề năng lượng, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân cho biết, hiện Việt Nam chưa sử dụng nhiều các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, năng lượng gió vào trong đời sống, một phần là do chi phí cao. Hy vọng trong thời gian tới sẽ có giải pháp để thúc đẩy việc sử dụng năng lượng tái tạo trong đời sống, sản xuất.
Cảm ơn Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân đã dành thời gian tiếp đoàn, Thượng nghị sỹ Patrick Leahy cho biết, chuyến thăm Việt Nam lần này góp phần giúp ông và đoàn đoàn hiểu hơn về đất nước, con người Việt Nam. Từ đó có thể hình dung được những gì đang làm và sẽ làm trong tương lai để thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia.
Theo Thượng nghị sỹ Patrick Leahy, không có một đáp án duy nhất trong việc giải quyết vấn đề năng lượng và trong tất cả các vấn đề khác cũng vậy; quan trọng là hợp tác như thế nào để giải quyết các vấn đề được đặt ra.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, trong buổi tiếp Thượng nghị sỹ Patrick Leahy, Phó Chủ tịch Ủy ban Chuẩn chi, Thượng viện Hoa Kỳ, chào mừng đoàn đến thăm Thành phố Hồ Chí Minh, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ, hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ đang thực hiện nhiều hoạt động hướng tới kỷ niệm 25 năm quan hệ ngoại giao hai nước trong năm tới.
Thời gian qua, hai nước có nhiều hoạt động hợp tác trên nhiều mặt và luôn nỗ lực thúc đẩy quan hệ cho sự phát triển chung. Trong đó, với vai trò, vị trí của mình, Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân đã nỗ lực thúc đẩy hợp tác hai nước về giáo dục, khoa học, kinh tế...
Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân bày tỏ trân trọng những nỗ lực của Hoa Kỳ nói chung, cá nhân Thượng nghị sỹ Patrick Leahy nói riêng trong giải quyết các vấn đề do chiến tranh để lại, trong đó có vấn đề chất độc da cam. Đồng thời khẳng định, Việt Nam sẽ là thành viên đáng tin cậy để thúc đẩy quan hệ hợp tác hai nước ngày càng phát triển.
Chia sẻ về vấn đề năng lượng, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân cho biết, hiện Việt Nam chưa sử dụng nhiều các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, năng lượng gió vào trong đời sống, một phần là do chi phí cao. Hy vọng trong thời gian tới sẽ có giải pháp để thúc đẩy việc sử dụng năng lượng tái tạo trong đời sống, sản xuất.
Cảm ơn Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân đã dành thời gian tiếp đoàn, Thượng nghị sỹ Patrick Leahy cho biết, chuyến thăm Việt Nam lần này góp phần giúp ông và đoàn đoàn hiểu hơn về đất nước, con người Việt Nam. Từ đó có thể hình dung được những gì đang làm và sẽ làm trong tương lai để thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia.
Theo Thượng nghị sỹ Patrick Leahy, không có một đáp án duy nhất trong việc giải quyết vấn đề năng lượng và trong tất cả các vấn đề khác cũng vậy; quan trọng là hợp tác như thế nào để giải quyết các vấn đề được đặt ra.
Khắc phục hậu quả chất độc hóa học là nhiệm vụ cấp bách
Tới dự lễ khởi động dự án xử lý dioxin tại sân bay Biên Hòa có Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình cùng lãnh đạo Bộ Quốc phòng, đại diện một số bộ, ngành của Việt Nam. Phía Hoa Kỳ tham dự buổi lễ có Thượng nghị sĩ Patrick Leahy, Phó Chủ tịch Ủy ban Chuẩn chi Thượng viện Hoa Kỳ; cùng Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam và các Thượng nghị sỹ trong Đoàn Thượng viện Hoa Kỳ.
Lãnh đạo Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam cho biết: Năm 2016 USAID đã hợp tác với các cơ quan chức năng của Việt Nam hoàn thành việc đánh giá tình trạng ô nhiễm dioxin tại sân bay Biên Hòa - nơi lưu chứa và chiết nạp dioxin chính trong thời kỳ quân đội Hoa Kỳ tham chiến tại Việt Nam. Theo kết quả đánh giá, khối lượng đất và trầm tích nhiễm dioxin cần xử lý là 500.000 mét khối, gấp khoảng bốn lần so với khối lượng đã xử lý tại sân bay Đà Nẵng. Tiếp sau hoạt động đánh giá, USAID đã ký các thỏa thuận với Bộ Quốc phòng Việt Nam vào đầu năm 2018 cho giai đoạn đầu kéo dài năm năm với kinh phí cam kết là 183 triệu USD để thực hiện dự án xử lý ô nhiễm dioxin tại khu vực sân bay Biên Hòa. Dự án sẽ được tiến hành tại những khu vực có nguy cơ cao trong khu vực sân bay Biên Hòa với thời gian dự kiến là 10 năm bằng các phương pháp xử lý và cô lập như từng được sử dụng tại sân bay Đà Nẵng.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, Trưởng ban chỉ đạo Quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học sau chiến tranh ở Việt Nam, thay mặt Thủ tướng Chính phủ đã đánh giá cao các cơ quan chức năng của Việt Nam đã nỗ lực phối hợp với cơ quan chức năng của Hoa Kỳ thực hiện một khối lượng công việc rất lớn và làm tốt công tác chuẩn bị để hôm nay có thể tổ chức lễ khởi động dự án, đánh dấu sự kiện quan trọng trong hợp tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ về khắc phục hậu quả chiến tranh. Phó Thủ tướng đánh giá cao phía Hoa Kỳ đã tích cực hỗ trợ xây dựng dự án, đặc biệt là sự quan tâm, hỗ trợ của cá nhân ngài Patrick Leahy và các Thượng nghị sĩ cho dự án trong thời gian qua.
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình nhấn mạnh: Cuộc chiến tranh ở Việt Nam kết thúc đã lâu nhưng hậu quả chất độc hóa học/dioxin vẫn còn ảnh hưởng lớn đối với sức khỏe con người và môi trường. Nhiều vùng bị phun rải chất độc da cam/dioxin trong chiến tranh, trong đó sân bay Biên Hòa, là một trong những địa điểm nóng về tồn lưu dioxin tại Việt Nam. Số liệu thống kê cho thấy, Việt Nam hiện có khoảng 4,8 triệu người bị phơi nhiễm chất độc da cam/dioxin, hơn 3 triệu người là nạn nhân chất độc da cam/dioxin, gây ảnh hưởng đến cả thế hệ thứ ba. Chính vì vậy Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam luôn xác định công tác khắc phục hậu quả chất độc hóa học sau chiến tranh là nhiệm vụ cấp bách, thể hiện tính nhân đạo, nhân văn sâu sắc, góp phần thực hiện tốt mục tiêu bảo vệ tính mạng, sức khỏe, an toàn cho nhân dân, làm sạch môi trường, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế, xã hội bền vững.
Phó Thủ tướng nêu rõ: Trong thời gian qua các cơ quan chức năng của Việt Nam và Hoa Kỳ đã phối hợp chặt chẽ thực hiện nhiều hoạt động như: nghiên cứu, điều tra, khảo sát, đánh giá môi trường bị ô nhiễm dioxin; thực hiện tám dự án hỗ trợ y tế, chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng cho người khuyết tật Việt Nam ở một số tỉnh bị phun rải chất da cam; gần đây nhất là xử lý thành công hơn 150 nghìn mét khối đất ở điểm nóng ô nhiễm chất độc dioxin sân bay Đà Nẵng, để bàn giao hơn 32,4 héc ta đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Phó Thủ tướng đánh giá rằng những kết quả trên tuy mới là bước đầu nhưng có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ đối tác toàn diện giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Thay mặt Chính phủ Việt Nam, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cảm ơn Quốc hội, Chính phủ, nhân dân Hoa Kỳ về việc hợp tác cùng với Việt Nam khắc phục hậu quả chất độc hóa học/ dioxin ở Việt Nam trong những năm qua.
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Quốc phòng Việt Nam tiếp tục chỉ đạo chủ đầu tư phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của Hoa Kỳ tổ chức thực hiện thành công dự án, bảo đảm chất lượng, hiệu quả, đúng tiến độ. Đặc biệt là lưu ý tới việc bảo đảm xử lý triệt để theo quy chuẩn, tiêu chuẩn Việt Nam, bảo đảm an toàn cho sức khỏe con người; tiếp tục hợp tác chặt chẽ với các cơ quan chức năng của Hoa Kỳ để huy động nhiều nguồn lực nhằm thúc đẩy công tác khắc phục hậu quả chất độc hóa học sau chiến tranh ở Việt Nam.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, cho biết: Khu vực sân bay Biên Hòa là một trong các điểm bị ô nhiễm chất độc hóa học/dioxin rất nặng nề với diện tích trên 52 héc ta, có khối lượng trên 500.000 mét khối đất đá cần phải xử lý, tẩy độc. Theo tính toán của các cơ quan chức năng Việt Nam và Hoa Kỳ, chi phí xử lý cần trên 390 triệu USD, tùy thuộc vào mức độ, yêu cầu xử lý và quy hoạch sử dụng đất.
Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh cho rằng với nỗ lực của hai phía Việt Nam và Hoa Kỳ, đặc biệt là kinh nghiệm từ dự án xử lý dioxin tại sân bay Đà Nẵng, thì dự án chắc chắn sẽ thành công. Thứ trưởng mong muốn Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan chức năng của Hoa Kỳ và các tổ chức quốc tế tiếp tục hỗ trợ, phối hợp chặt chẽ với phía Việt Nam để bổ sung ngân sách cho việc thực hiện thành công dự án nhằm đáp ứng mục tiêu xử lý triệt để chất độc hóa học/dioxin khu vực sân bay Biên Hòa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương, đóng góp vào việc tăng cường mối quan hệ toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ./.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, Trưởng ban chỉ đạo Quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học sau chiến tranh ở Việt Nam, thay mặt Thủ tướng Chính phủ đã đánh giá cao các cơ quan chức năng của Việt Nam đã nỗ lực phối hợp với cơ quan chức năng của Hoa Kỳ thực hiện một khối lượng công việc rất lớn và làm tốt công tác chuẩn bị để hôm nay có thể tổ chức lễ khởi động dự án, đánh dấu sự kiện quan trọng trong hợp tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ về khắc phục hậu quả chiến tranh. Phó Thủ tướng đánh giá cao phía Hoa Kỳ đã tích cực hỗ trợ xây dựng dự án, đặc biệt là sự quan tâm, hỗ trợ của cá nhân ngài Patrick Leahy và các Thượng nghị sĩ cho dự án trong thời gian qua.
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình nhấn mạnh: Cuộc chiến tranh ở Việt Nam kết thúc đã lâu nhưng hậu quả chất độc hóa học/dioxin vẫn còn ảnh hưởng lớn đối với sức khỏe con người và môi trường. Nhiều vùng bị phun rải chất độc da cam/dioxin trong chiến tranh, trong đó sân bay Biên Hòa, là một trong những địa điểm nóng về tồn lưu dioxin tại Việt Nam. Số liệu thống kê cho thấy, Việt Nam hiện có khoảng 4,8 triệu người bị phơi nhiễm chất độc da cam/dioxin, hơn 3 triệu người là nạn nhân chất độc da cam/dioxin, gây ảnh hưởng đến cả thế hệ thứ ba. Chính vì vậy Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam luôn xác định công tác khắc phục hậu quả chất độc hóa học sau chiến tranh là nhiệm vụ cấp bách, thể hiện tính nhân đạo, nhân văn sâu sắc, góp phần thực hiện tốt mục tiêu bảo vệ tính mạng, sức khỏe, an toàn cho nhân dân, làm sạch môi trường, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế, xã hội bền vững.
Phó Thủ tướng nêu rõ: Trong thời gian qua các cơ quan chức năng của Việt Nam và Hoa Kỳ đã phối hợp chặt chẽ thực hiện nhiều hoạt động như: nghiên cứu, điều tra, khảo sát, đánh giá môi trường bị ô nhiễm dioxin; thực hiện tám dự án hỗ trợ y tế, chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng cho người khuyết tật Việt Nam ở một số tỉnh bị phun rải chất da cam; gần đây nhất là xử lý thành công hơn 150 nghìn mét khối đất ở điểm nóng ô nhiễm chất độc dioxin sân bay Đà Nẵng, để bàn giao hơn 32,4 héc ta đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Phó Thủ tướng đánh giá rằng những kết quả trên tuy mới là bước đầu nhưng có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ đối tác toàn diện giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Thay mặt Chính phủ Việt Nam, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cảm ơn Quốc hội, Chính phủ, nhân dân Hoa Kỳ về việc hợp tác cùng với Việt Nam khắc phục hậu quả chất độc hóa học/ dioxin ở Việt Nam trong những năm qua.
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Quốc phòng Việt Nam tiếp tục chỉ đạo chủ đầu tư phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của Hoa Kỳ tổ chức thực hiện thành công dự án, bảo đảm chất lượng, hiệu quả, đúng tiến độ. Đặc biệt là lưu ý tới việc bảo đảm xử lý triệt để theo quy chuẩn, tiêu chuẩn Việt Nam, bảo đảm an toàn cho sức khỏe con người; tiếp tục hợp tác chặt chẽ với các cơ quan chức năng của Hoa Kỳ để huy động nhiều nguồn lực nhằm thúc đẩy công tác khắc phục hậu quả chất độc hóa học sau chiến tranh ở Việt Nam.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, cho biết: Khu vực sân bay Biên Hòa là một trong các điểm bị ô nhiễm chất độc hóa học/dioxin rất nặng nề với diện tích trên 52 héc ta, có khối lượng trên 500.000 mét khối đất đá cần phải xử lý, tẩy độc. Theo tính toán của các cơ quan chức năng Việt Nam và Hoa Kỳ, chi phí xử lý cần trên 390 triệu USD, tùy thuộc vào mức độ, yêu cầu xử lý và quy hoạch sử dụng đất.
Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh cho rằng với nỗ lực của hai phía Việt Nam và Hoa Kỳ, đặc biệt là kinh nghiệm từ dự án xử lý dioxin tại sân bay Đà Nẵng, thì dự án chắc chắn sẽ thành công. Thứ trưởng mong muốn Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan chức năng của Hoa Kỳ và các tổ chức quốc tế tiếp tục hỗ trợ, phối hợp chặt chẽ với phía Việt Nam để bổ sung ngân sách cho việc thực hiện thành công dự án nhằm đáp ứng mục tiêu xử lý triệt để chất độc hóa học/dioxin khu vực sân bay Biên Hòa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương, đóng góp vào việc tăng cường mối quan hệ toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ./.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dự Lễ công bố Nghị quyết về thành lập thành phố Chí Linh thuộc tỉnh Hải Dương  (20/04/2019)
Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ làm việc tại Hà Tĩnh  (20/04/2019)
Lãnh đạo Đảng, Mặt trận Tổ quốc chúc đồng bào Công giáo luôn mạnh khỏe, đón một mùa Lễ Phục sinh an lành  (20/04/2019)
Quan hệ Nga - NATO: Những mâu thuẫn khó dung hòa  (20/04/2019)
Về tinh giản biên chế của các cơ quan Trung ương hiện nay  (20/04/2019)
Người nghèo có thể ấm no trên “cánh đồng hội nhập”?  (20/04/2019)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên