Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương: Thành phố Hồ Chí Minh cần xây dựng văn hóa đáp ứng phát triển bền vững
23:12, ngày 20-04-2019
Ngày 20-4-2019, Đoàn công tác của Ban Tuyên giáo Trung ương do đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, làm trưởng đoàn, đã làm việc với Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh để kiểm tra, đánh giá việc triển khai, thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW (khóa XI) về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” trên địa bàn thành phố.
Báo cáo của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh tại buổi làm việc cho biết: Qua năm năm thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW thành phố đã đạt được những kết quả tích cực. Nhận thức về vai trò của văn hóa trong đẩy mạnh toàn diện sự nghiệp đổi mới, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, về trách nhiệm xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững đất nước từ phía các cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân đã được nâng lên.
Kinh tế thành phố phát triển đã tạo điều kiện đầu tư cho lĩnh vực văn hóa, xây dựng con người; phát huy phẩm chất yêu nước, đoàn kết, năng động, vượt khó, nhân ái, nghĩa tình của nhân dân thành phố, xây dựng môi trường văn hóa, đời sống văn hóa, từng bước đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao của nhân dân thành phố. Đời sống văn hóa ở cơ sở được cải thiện, nâng cao; hoạt động văn hóa - nghệ thuật phong phú, sôi động, có nhiều sáng tạo, nỗ lực bám sát thực tiễn. Hệ thống thiết chế văn hóa từng bước được củng cố, phát huy, đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ thực tiễn; các chính sách phát triển giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ được cụ thể hóa và đi vào đời sống, góp phân nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho thành phố.
Đề cập những mặt còn tồn tại, hạn chế, báo cáo của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh nhận định: Nhận thức về xây dựng và phát triển văn hóa, con người của một số cấp ủy đảng, chính quyền chưa thật sâu sắc và chưa đúng tầm trước tình hình mới; tư duy về xây dựng văn hóa và phát triển văn hóa, con người chưa tương xứng với tư duy phát triển kinh tế. Cùng với đó, tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có một số lãnh đạo thành phố, đã tác động tiêu cực ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân đối với Đảng. Trong khi đó, những nỗ lực trong giáo dục truyền thống yêu nước, xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa chưa tạo được nội lực đủ mạnh để tạo nên sức đề kháng chống lại sự xâm lấn, lây lan và diễn biến phức tạp của những yếu tố độc hại có tính hủy hoại nhân cách, gây nên suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống trong xã hội.
Báo cáo chỉ rõ: Những thành tựu đạt được trong lĩnh vực văn hóa chưa ngang tầm với vị trí, vai trò, khả năng và yêu cầu xây dựng, bảo vệ, phát triển thành phố; vai trò quản lý Nhà nước trên lĩnh vực văn hóa chưa đáp ứng nhu cầu phát triển; quy hoạch phát triển đô thị thiếu đồng bộ, quy hoạch xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội chưa gắn bó chặt chẽ với văn hóa. Mặt khác, sự chuyển biến về nếp sống văn minh đô thị trên một số mặt chưa thật sự rõ nét, ý thức tôn trọng pháp luật trong một bộ phận người dân chưa cao. Công tác đấu tranh phản bác quan điểm sai trái trong văn học - nghệ thuật thiếu chủ động và sự chỉ đạo chưa đồng bộ, kịp thời; chưa quan tâm đúng mức đến xây dựng đội ngũ cán bộ văn hóa.
Dự báo tình hình trong thời gian tới, báo cáo của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Nhiều loại hình giải trí mới sẽ ra đời, nhu cầu thưởng thức văn hóa, nghệ thuật của khán giả sẽ rất đa dạng đồng thời có sự phân hóa thị hiếu thẩm mỹ một cách sâu sắc; lối sống văn hóa trong cộng đồng xã hội và gia đình có nhiều biến đổi, công tác lý luận văn hóa - văn học nghệ thuật chậm đổi mới không đáp ứng yêu cầu phát triển, việc bảo tồn các giá trị văn hóa, nghệ thuật truyền thống gặp nhiều khó khăn, bất cập.
Đồng chí Trần Lưu Quang, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, nêu rõ: Vấn đề xây dựng và phát triển văn hóa, con người luôn được thành phố quan tâm và đã đạt được nhiều kết quả nhất định. Tuy nhiên, các kết quả đạt được chưa được như kỳ vọng và yêu cầu thực tế. Từ câu chuyện về tội phạm ma túy ngày càng phức tạp đã phát sinh ra nhiều vấn đề xã hội khác mà thành phố phải đối mặt. Trong thời gian tới, cùng với nỗ lực của thành phố trong việc triển khai đồng bộ các giải pháp, thành phố mong muốn Trung ương tiếp tục quan tâm sâu sát hơn nữa, hỗ trợ thành phố trong quá trình triển khai các chương trình, nhiệm vụ.
Đánh giá cao những kết quả quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW của Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua, đồng chí Võ Văn Thưởng nhấn mạnh: Trong mọi giai đoạn Đảng luôn đặc biệt coi trọng vấn đề xây dựng, phát triển văn hóa và con người, phát triển văn hóa có vị trí quan trọng ngang với kinh tế - chính trị. Thành phố Hồ Chí Minh là một đô thị đặc biệt, trung tâm lớn về mọi mặt của cả nước và trong thời gian qua Thành ủy đã chủ động, tích cực sáng tạo trong chỉ đạo, lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ xây dựng phát triển văn hóa. Vấn đề xây dựng phát triển văn hóa được thành phố chú trọng song song với nhiệm vụ phát triển kinh tế - chính trị. Trong mục tiêu xây dựng, phát triển thành phố thì “văn minh”, “nghĩa tình” là những thành tố quan trọng được đặt cùng với các yếu tố “hiện đại”.
Tuy nhiên, đồng chí Võ Văn Thưởng cũng nêu rõ: Việc đầu tư cho văn hóa cũng như kết quả đạt được trong phát triển văn hóa, con người so với yêu cầu thực tiễn và tiềm lực của thành phố là chưa tương xứng; thành phố chưa có nhà hát, hệ thống bảo tàng, thư viện xứng tầm. Trong khi đời sống thực tiễn của thành phố luôn sôi động, nhiều cái mới mẻ, nhưng những tác phẩm văn học - nghệ thuật lại chưa phản ánh được nhịp sống sôi động đó.
“Xây dựng và phát triển văn hóa, con người luôn đòi hỏi cả việc xây và chống, trong đó xây là cơ bản, còn chống phải quyết liệt. Thành phố cần nỗ lực hơn nữa để đạt được những kết quả tốt hơn, tương xứng với tiềm lực của thành phố và yêu cầu phát triển bền vững. Thành phố phải là nơi đóng góp để hoàn thiện đường lối của Đảng, kinh nghiệm về thực hiện các mô hình hay nhân rộng cho cả nước”, đồng chí Võ Văn Thưởng nhấn mạnh./.
Kinh tế thành phố phát triển đã tạo điều kiện đầu tư cho lĩnh vực văn hóa, xây dựng con người; phát huy phẩm chất yêu nước, đoàn kết, năng động, vượt khó, nhân ái, nghĩa tình của nhân dân thành phố, xây dựng môi trường văn hóa, đời sống văn hóa, từng bước đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao của nhân dân thành phố. Đời sống văn hóa ở cơ sở được cải thiện, nâng cao; hoạt động văn hóa - nghệ thuật phong phú, sôi động, có nhiều sáng tạo, nỗ lực bám sát thực tiễn. Hệ thống thiết chế văn hóa từng bước được củng cố, phát huy, đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ thực tiễn; các chính sách phát triển giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ được cụ thể hóa và đi vào đời sống, góp phân nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho thành phố.
Đề cập những mặt còn tồn tại, hạn chế, báo cáo của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh nhận định: Nhận thức về xây dựng và phát triển văn hóa, con người của một số cấp ủy đảng, chính quyền chưa thật sâu sắc và chưa đúng tầm trước tình hình mới; tư duy về xây dựng văn hóa và phát triển văn hóa, con người chưa tương xứng với tư duy phát triển kinh tế. Cùng với đó, tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có một số lãnh đạo thành phố, đã tác động tiêu cực ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân đối với Đảng. Trong khi đó, những nỗ lực trong giáo dục truyền thống yêu nước, xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa chưa tạo được nội lực đủ mạnh để tạo nên sức đề kháng chống lại sự xâm lấn, lây lan và diễn biến phức tạp của những yếu tố độc hại có tính hủy hoại nhân cách, gây nên suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống trong xã hội.
Báo cáo chỉ rõ: Những thành tựu đạt được trong lĩnh vực văn hóa chưa ngang tầm với vị trí, vai trò, khả năng và yêu cầu xây dựng, bảo vệ, phát triển thành phố; vai trò quản lý Nhà nước trên lĩnh vực văn hóa chưa đáp ứng nhu cầu phát triển; quy hoạch phát triển đô thị thiếu đồng bộ, quy hoạch xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội chưa gắn bó chặt chẽ với văn hóa. Mặt khác, sự chuyển biến về nếp sống văn minh đô thị trên một số mặt chưa thật sự rõ nét, ý thức tôn trọng pháp luật trong một bộ phận người dân chưa cao. Công tác đấu tranh phản bác quan điểm sai trái trong văn học - nghệ thuật thiếu chủ động và sự chỉ đạo chưa đồng bộ, kịp thời; chưa quan tâm đúng mức đến xây dựng đội ngũ cán bộ văn hóa.
Dự báo tình hình trong thời gian tới, báo cáo của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Nhiều loại hình giải trí mới sẽ ra đời, nhu cầu thưởng thức văn hóa, nghệ thuật của khán giả sẽ rất đa dạng đồng thời có sự phân hóa thị hiếu thẩm mỹ một cách sâu sắc; lối sống văn hóa trong cộng đồng xã hội và gia đình có nhiều biến đổi, công tác lý luận văn hóa - văn học nghệ thuật chậm đổi mới không đáp ứng yêu cầu phát triển, việc bảo tồn các giá trị văn hóa, nghệ thuật truyền thống gặp nhiều khó khăn, bất cập.
Đồng chí Trần Lưu Quang, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, nêu rõ: Vấn đề xây dựng và phát triển văn hóa, con người luôn được thành phố quan tâm và đã đạt được nhiều kết quả nhất định. Tuy nhiên, các kết quả đạt được chưa được như kỳ vọng và yêu cầu thực tế. Từ câu chuyện về tội phạm ma túy ngày càng phức tạp đã phát sinh ra nhiều vấn đề xã hội khác mà thành phố phải đối mặt. Trong thời gian tới, cùng với nỗ lực của thành phố trong việc triển khai đồng bộ các giải pháp, thành phố mong muốn Trung ương tiếp tục quan tâm sâu sát hơn nữa, hỗ trợ thành phố trong quá trình triển khai các chương trình, nhiệm vụ.
Đánh giá cao những kết quả quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW của Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua, đồng chí Võ Văn Thưởng nhấn mạnh: Trong mọi giai đoạn Đảng luôn đặc biệt coi trọng vấn đề xây dựng, phát triển văn hóa và con người, phát triển văn hóa có vị trí quan trọng ngang với kinh tế - chính trị. Thành phố Hồ Chí Minh là một đô thị đặc biệt, trung tâm lớn về mọi mặt của cả nước và trong thời gian qua Thành ủy đã chủ động, tích cực sáng tạo trong chỉ đạo, lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ xây dựng phát triển văn hóa. Vấn đề xây dựng phát triển văn hóa được thành phố chú trọng song song với nhiệm vụ phát triển kinh tế - chính trị. Trong mục tiêu xây dựng, phát triển thành phố thì “văn minh”, “nghĩa tình” là những thành tố quan trọng được đặt cùng với các yếu tố “hiện đại”.
Tuy nhiên, đồng chí Võ Văn Thưởng cũng nêu rõ: Việc đầu tư cho văn hóa cũng như kết quả đạt được trong phát triển văn hóa, con người so với yêu cầu thực tiễn và tiềm lực của thành phố là chưa tương xứng; thành phố chưa có nhà hát, hệ thống bảo tàng, thư viện xứng tầm. Trong khi đời sống thực tiễn của thành phố luôn sôi động, nhiều cái mới mẻ, nhưng những tác phẩm văn học - nghệ thuật lại chưa phản ánh được nhịp sống sôi động đó.
“Xây dựng và phát triển văn hóa, con người luôn đòi hỏi cả việc xây và chống, trong đó xây là cơ bản, còn chống phải quyết liệt. Thành phố cần nỗ lực hơn nữa để đạt được những kết quả tốt hơn, tương xứng với tiềm lực của thành phố và yêu cầu phát triển bền vững. Thành phố phải là nơi đóng góp để hoàn thiện đường lối của Đảng, kinh nghiệm về thực hiện các mô hình hay nhân rộng cho cả nước”, đồng chí Võ Văn Thưởng nhấn mạnh./.
Các nỗ lực thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ  (20/04/2019)
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dự Lễ công bố Nghị quyết về thành lập thành phố Chí Linh thuộc tỉnh Hải Dương  (20/04/2019)
Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ làm việc tại Hà Tĩnh  (20/04/2019)
Lãnh đạo Đảng, Mặt trận Tổ quốc chúc đồng bào Công giáo luôn mạnh khỏe, đón một mùa Lễ Phục sinh an lành  (20/04/2019)
Quan hệ Nga - NATO: Những mâu thuẫn khó dung hòa  (20/04/2019)
Về tinh giản biên chế của các cơ quan Trung ương hiện nay  (20/04/2019)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên