Khai mạc Phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
21:54, ngày 10-04-2019
TCCSĐT - Ngày 10-4, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp thứ 33.
Trong thời gian từ ngày 10 đến 18-4, tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tập trung cho ý kiến về các nội dung chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV và xem xét, quyết định các nội dung theo thẩm quyền.
Khai mạc phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về 15 nội dung.
Về công tác xây dựng pháp luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về 9 dự án Luật gồm: Luật cho ý kiến về việc tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia; cho ý kiến (lần 2) về dự án Luật Thư viện; Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; Luật Lực lượng dự bị động viên; Luật Chứng khoán (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ và nghe Chính phủ báo cáo một số vấn đề về dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi).
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020 của Quốc hội; cho ý kiến về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2020 và việc chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Báo cáo kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực đến hết năm 2018” và Báo cáo của Chính phủ về việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2018.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định danh mục dự án sử dụng dự phòng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 nguồn ngân sách Trung ương; việc bổ sung danh mục mới vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020. Xem xét, quyết định việc điều chỉnh địa giới hành chính 5 xã và giải thể 1 xã của huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai; thành lập 5 phường thuộc thị xã Long Khánh và thành lập thành phố Long Khánh thuộc tỉnh Đồng Nai.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, khối lượng công việc của phiên họp là khá lớn, trong khi thời gian làm việc chỉ có 6 ngày. Một số nội dung được chuyển từ tháng 3 sang tháng 4 và bổ sung một số nội dung cần thiết theo đề nghị của các cơ quan hữu quan, nên đây là phiên họp cuối để Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến các dự án trình tại Kỳ họp thứ 7 tới.
Đối với dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị, ngay sau khi nghe ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc này, cơ quan chủ trì soạn thảo cần sớm triển khai ngay việc xây dựng hồ sơ dự án Bộ luật. Trong đó, chú ý thể hiện các quan điểm trong 3 công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), thể hiện tính nhân văn, tiến bộ trong quy định pháp luật.
Về công tác chuẩn bị nội dung của phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân biểu dương công tác chuẩn bị cho phiên họp có tiến bộ, tài liệu cơ bản gửi đến bảo đảm thời hạn được Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định. Một số nội dung mới bổ sung như dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật Sở hữu trí tuệ, nhưng các cơ quan tích cực phối hợp để trình ngay đầu phiên họp.
Tuy công tác chuẩn bị phiên họp có chuyển biến tích cực, theo Chủ tịch Quốc hội, vẫn còn một số nội dung chậm gửi tài liệu. Chủ tịch Quốc hội đề nghị các thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghiên cứu thấu đáo và có cách thức thảo luận hiệu quả, xem xét toàn diện các dự án và tập trung vào những nội dung còn ý kiến khác nhau để bảo đảm các nội dung trình Quốc hội đủ điều kiện và chất lượng.
Khai mạc phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về 15 nội dung.
Về công tác xây dựng pháp luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về 9 dự án Luật gồm: Luật cho ý kiến về việc tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia; cho ý kiến (lần 2) về dự án Luật Thư viện; Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; Luật Lực lượng dự bị động viên; Luật Chứng khoán (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ và nghe Chính phủ báo cáo một số vấn đề về dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi).
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020 của Quốc hội; cho ý kiến về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2020 và việc chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Báo cáo kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực đến hết năm 2018” và Báo cáo của Chính phủ về việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2018.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định danh mục dự án sử dụng dự phòng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 nguồn ngân sách Trung ương; việc bổ sung danh mục mới vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020. Xem xét, quyết định việc điều chỉnh địa giới hành chính 5 xã và giải thể 1 xã của huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai; thành lập 5 phường thuộc thị xã Long Khánh và thành lập thành phố Long Khánh thuộc tỉnh Đồng Nai.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, khối lượng công việc của phiên họp là khá lớn, trong khi thời gian làm việc chỉ có 6 ngày. Một số nội dung được chuyển từ tháng 3 sang tháng 4 và bổ sung một số nội dung cần thiết theo đề nghị của các cơ quan hữu quan, nên đây là phiên họp cuối để Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến các dự án trình tại Kỳ họp thứ 7 tới.
Đối với dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị, ngay sau khi nghe ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc này, cơ quan chủ trì soạn thảo cần sớm triển khai ngay việc xây dựng hồ sơ dự án Bộ luật. Trong đó, chú ý thể hiện các quan điểm trong 3 công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), thể hiện tính nhân văn, tiến bộ trong quy định pháp luật.
Về công tác chuẩn bị nội dung của phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân biểu dương công tác chuẩn bị cho phiên họp có tiến bộ, tài liệu cơ bản gửi đến bảo đảm thời hạn được Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định. Một số nội dung mới bổ sung như dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật Sở hữu trí tuệ, nhưng các cơ quan tích cực phối hợp để trình ngay đầu phiên họp.
Tuy công tác chuẩn bị phiên họp có chuyển biến tích cực, theo Chủ tịch Quốc hội, vẫn còn một số nội dung chậm gửi tài liệu. Chủ tịch Quốc hội đề nghị các thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghiên cứu thấu đáo và có cách thức thảo luận hiệu quả, xem xét toàn diện các dự án và tập trung vào những nội dung còn ý kiến khác nhau để bảo đảm các nội dung trình Quốc hội đủ điều kiện và chất lượng.
Tiếp theo, với sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020 của Quốc hội; xem xét, quyết định việc điều chỉnh địa giới hành chính 5 xã và giải thể 1 xã của huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai; thành lập 5 phường thuộc thị xã Long Khánh và thành lập thành phố Long Khánh thuộc tỉnh Đồng Nai.
** Buổi chiều, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật Sở hữu trí tuệ.
Bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ
Trình bày Tờ trình của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, để thực thi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), tổng số có 8 luật cần phải sửa đổi, bổ sung, trong đó có Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ. Do vậy, việc ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật Sở hữu trí tuệ là cần thiết.
Dự án Luật được xây dựng nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về việc thi hành đầy đủ, nghiêm túc các cam kết quốc tế đồng thời bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, minh bạch, khả thi, dễ tiếp cận, hiệu lực và hiệu quả của hệ thống pháp luật, đồng thời bảo đảm sự tương thích với các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên, đặc biệt là Hiệp định CPTPP.
Theo Tờ trình của Chính phủ, nội dung sửa đổi, bổ sung Luật Kinh doanh bảo hiểm tập trung vào một số vấn đề như: Bổ sung các quy định về giải thích từ ngữ đối với dịch vụ phụ trợ bảo hiểm; tư vấn bảo hiểm; đánh giá rủi ro bảo hiểm; tính toán bảo hiểm; giám định tổn thất bảo hiểm; hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm; sửa đổi, bổ sung quy định về quyền tham gia các tổ chức xã hội-nghề nghiệp của tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm; quy định về cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm...
Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 9 điều, khoản trong Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành để thực thi 11 nhóm chính sách đã cam kết trong 8 điều khoản của Hiệp định CPTPP theo 5 nhóm vấn đề lớn, gồm sáng chế, chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, kiểm soát biên giới.
Rà soát quy định về dịch vụ phụ trợ bảo hiểm
Qua thảo luận, các đại biểu nhất trí, việc sửa đổi Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật Sở hữu trí tuệ là cần thiết nhằm thực thi các cam kết đã có hiệu lực trong Hiệp định CPTPP, việc sửa đổi này đã được Quốc hội xác định trong Nghị quyết số 72/2018/QH14. Trong thời gian qua, Chính phủ đã tích cực chỉ đạo cơ quan hữu quan chuẩn bị hồ sơ dự án Luật.
Các tài liệu trong Hồ sơ bảo đảm quy định của pháp luật về nội dung và hình thức, đủ điều kiện trình Quốc hội thảo luận xem xét, thông qua theo trình tự, thủ tục rút gọn tại Kỳ họp thứ 7.
Dự án Luật sửa đổi, bổ sung 7 điều thuộc 5 chương của Luật Kinh doanh bảo hiểm. Nhiều đại biểu đánh giá, những quy định được sửa đổi, bổ sung đã cơ bản đáp ứng yêu cầu thực hiện cam kết của Việt Nam về mở cửa thị trường dịch vụ phụ trợ bảo hiểm theo Hiệp định CPTPP.
Về điều kiện cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm, khoản 6 Điều 1 dự thảo Luật bổ sung Điều 94b Luật Kinh doanh bảo hiểm, quy định điều kiện cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm là bảo đảm tài chính trong việc cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm bằng một trong các hình thức: bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, bảo lãnh thanh toán ngân hàng, bảo hiểm bảo lãnh, ký quỹ, vốn chủ sở hữu (điều kiện về vốn của chủ sở hữu chỉ áp dụng với tổ chức).
Nhiều ý kiến cho rằng, quy định này có những điểm chưa phù hợp với tính chất là điều kiện kinh doanh của tổ chức, cá nhân. Bởi, các hình thức đảm bảo tài chính nêu trên còn chung chung, chưa có tính định lượng để làm cơ sở cho cơ quan quản lý nhà nước kiểm soát hoạt động của chủ thể kinh doanh.
Các hình thức bảo đảm tài chính này chưa có sự phân định rạch ròi giữa 3 yếu tố là điều kiện kinh doanh của tổ chức, cá nhân; quyền, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm và biện pháp bảo đảm của hợp đồng dịch vụ phụ trợ bảo hiểm.
Các đại biểu đề nghị, cơ quan soạn thảo xác định lại tính chất của các điều kiện này theo hướng: nếu là điều kiện kinh doanh, phải được quy định cụ thể ngay tại Điều 94b của Luật Kinh doanh bảo hiểm hoặc Dự thảo Nghị định.
Nếu là trách nhiệm của tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm, phải quy định trong điều luật về quyền, trách nhiệm của chủ thể cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm. Nếu là biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng dịch vụ phụ trợ bảo hiểm cần chuyển vào quy định tại khoản 3 Điều 94a về hợp đồng dịch vụ phụ trợ bảo hiểm.
Về việc bổ sung các dịch vụ phụ trợ bảo hiểm mới phát sinh, Khoản 3 Điều 4 của dự thảo Luật quy định: “Các dịch vụ phụ trợ bảo hiểm mới phát sinh trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm do Chính phủ quy định. Trước khi ban hành nghị định này phải được sự đồng ý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội”.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Trương Minh Hoàng cho biết, theo quy định tại khoản 2 Điều 4 của Dự thảo Luật, dịch vụ phụ trợ bảo hiểm gồm 5 loại hình cụ thể là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
Như vậy, trường hợp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm mới phát sinh cũng được xác định là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Căn cứ vào khoản 2 Điều 7 và Điều 8 của Luật Đầu tư, Quốc hội mới là cơ quan có thẩm quyền ban hành Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
Tuy nhiên, để bảo đảm thực hiện cam kết trong Hiệp định CPTPP về “Mỗi bên cho phép các tổ chức tài chính của một bên khác cung cấp bất kỳ dịch vụ tài chính mới nào mà bên đó cho phép các tổ chức tài chính của mình cung cấp, trong những trường hợp tương tự…” cũng như phù hợp với quy định của Luật Đầu tư, bảo đảm kịp thời đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước đối với dịch vụ phụ trợ bảo hiểm mới phát sinh trong tương lai, căn cứ vào quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Thường trực Ủy ban Pháp luật tán thành quy định như dự thảo Luật.
Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nêu rõ: Nếu quy định ngành nghề kinh doanh có điều kiện sẽ mâu thuẫn với dịch vụ bảo hiểm khi Việt Nam tham gia vào Tổ chức thương mại thế giới (WTO).
Hiện nay, hai dịch vụ gồm đại lý bảo hiểm và môi giới bảo hiểm không được xem là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. "Nếu đưa ra một số dịch vụ phụ trợ và nói đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện sẽ mâu thuẫn. Đây là điều kiện để kinh doanh, nhưng phải giải thích cho rõ," Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Các đại biểu cũng đề nghị xác định rõ 5 loại hình dịch vụ phụ trợ bảo hiểm trong dự thảo Luật là ngành nghề kinh doanh có điều kiện hay là điều kiện kinh doanh? Theo Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp, Quốc hội xác định danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Do vậy, các cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra cần rà soát kỹ nội dung này.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằng, kinh doanh bảo hiểm là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Dịch vụ phụ trợ bảo hiểm mới phát sinh được xác định là ngành nghề kinh doanh có điều kiện vì thế, nếu chờ sửa danh mục của Luật Đầu tư thì không bảo đảm tính kịp thời.
Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất giao cho Chính phủ ban hành nghị định sau đó báo cáo với Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định vấn đề này để bảo đảm tính kịp thời thực hiện cam kết của Hiệp định CPTPP./.
Bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ
Trình bày Tờ trình của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, để thực thi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), tổng số có 8 luật cần phải sửa đổi, bổ sung, trong đó có Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ. Do vậy, việc ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật Sở hữu trí tuệ là cần thiết.
Dự án Luật được xây dựng nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về việc thi hành đầy đủ, nghiêm túc các cam kết quốc tế đồng thời bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, minh bạch, khả thi, dễ tiếp cận, hiệu lực và hiệu quả của hệ thống pháp luật, đồng thời bảo đảm sự tương thích với các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên, đặc biệt là Hiệp định CPTPP.
Theo Tờ trình của Chính phủ, nội dung sửa đổi, bổ sung Luật Kinh doanh bảo hiểm tập trung vào một số vấn đề như: Bổ sung các quy định về giải thích từ ngữ đối với dịch vụ phụ trợ bảo hiểm; tư vấn bảo hiểm; đánh giá rủi ro bảo hiểm; tính toán bảo hiểm; giám định tổn thất bảo hiểm; hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm; sửa đổi, bổ sung quy định về quyền tham gia các tổ chức xã hội-nghề nghiệp của tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm; quy định về cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm...
Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 9 điều, khoản trong Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành để thực thi 11 nhóm chính sách đã cam kết trong 8 điều khoản của Hiệp định CPTPP theo 5 nhóm vấn đề lớn, gồm sáng chế, chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, kiểm soát biên giới.
Rà soát quy định về dịch vụ phụ trợ bảo hiểm
Qua thảo luận, các đại biểu nhất trí, việc sửa đổi Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật Sở hữu trí tuệ là cần thiết nhằm thực thi các cam kết đã có hiệu lực trong Hiệp định CPTPP, việc sửa đổi này đã được Quốc hội xác định trong Nghị quyết số 72/2018/QH14. Trong thời gian qua, Chính phủ đã tích cực chỉ đạo cơ quan hữu quan chuẩn bị hồ sơ dự án Luật.
Các tài liệu trong Hồ sơ bảo đảm quy định của pháp luật về nội dung và hình thức, đủ điều kiện trình Quốc hội thảo luận xem xét, thông qua theo trình tự, thủ tục rút gọn tại Kỳ họp thứ 7.
Dự án Luật sửa đổi, bổ sung 7 điều thuộc 5 chương của Luật Kinh doanh bảo hiểm. Nhiều đại biểu đánh giá, những quy định được sửa đổi, bổ sung đã cơ bản đáp ứng yêu cầu thực hiện cam kết của Việt Nam về mở cửa thị trường dịch vụ phụ trợ bảo hiểm theo Hiệp định CPTPP.
Về điều kiện cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm, khoản 6 Điều 1 dự thảo Luật bổ sung Điều 94b Luật Kinh doanh bảo hiểm, quy định điều kiện cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm là bảo đảm tài chính trong việc cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm bằng một trong các hình thức: bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, bảo lãnh thanh toán ngân hàng, bảo hiểm bảo lãnh, ký quỹ, vốn chủ sở hữu (điều kiện về vốn của chủ sở hữu chỉ áp dụng với tổ chức).
Nhiều ý kiến cho rằng, quy định này có những điểm chưa phù hợp với tính chất là điều kiện kinh doanh của tổ chức, cá nhân. Bởi, các hình thức đảm bảo tài chính nêu trên còn chung chung, chưa có tính định lượng để làm cơ sở cho cơ quan quản lý nhà nước kiểm soát hoạt động của chủ thể kinh doanh.
Các hình thức bảo đảm tài chính này chưa có sự phân định rạch ròi giữa 3 yếu tố là điều kiện kinh doanh của tổ chức, cá nhân; quyền, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm và biện pháp bảo đảm của hợp đồng dịch vụ phụ trợ bảo hiểm.
Các đại biểu đề nghị, cơ quan soạn thảo xác định lại tính chất của các điều kiện này theo hướng: nếu là điều kiện kinh doanh, phải được quy định cụ thể ngay tại Điều 94b của Luật Kinh doanh bảo hiểm hoặc Dự thảo Nghị định.
Nếu là trách nhiệm của tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm, phải quy định trong điều luật về quyền, trách nhiệm của chủ thể cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm. Nếu là biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng dịch vụ phụ trợ bảo hiểm cần chuyển vào quy định tại khoản 3 Điều 94a về hợp đồng dịch vụ phụ trợ bảo hiểm.
Về việc bổ sung các dịch vụ phụ trợ bảo hiểm mới phát sinh, Khoản 3 Điều 4 của dự thảo Luật quy định: “Các dịch vụ phụ trợ bảo hiểm mới phát sinh trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm do Chính phủ quy định. Trước khi ban hành nghị định này phải được sự đồng ý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội”.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Trương Minh Hoàng cho biết, theo quy định tại khoản 2 Điều 4 của Dự thảo Luật, dịch vụ phụ trợ bảo hiểm gồm 5 loại hình cụ thể là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
Như vậy, trường hợp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm mới phát sinh cũng được xác định là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Căn cứ vào khoản 2 Điều 7 và Điều 8 của Luật Đầu tư, Quốc hội mới là cơ quan có thẩm quyền ban hành Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
Tuy nhiên, để bảo đảm thực hiện cam kết trong Hiệp định CPTPP về “Mỗi bên cho phép các tổ chức tài chính của một bên khác cung cấp bất kỳ dịch vụ tài chính mới nào mà bên đó cho phép các tổ chức tài chính của mình cung cấp, trong những trường hợp tương tự…” cũng như phù hợp với quy định của Luật Đầu tư, bảo đảm kịp thời đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước đối với dịch vụ phụ trợ bảo hiểm mới phát sinh trong tương lai, căn cứ vào quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Thường trực Ủy ban Pháp luật tán thành quy định như dự thảo Luật.
Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nêu rõ: Nếu quy định ngành nghề kinh doanh có điều kiện sẽ mâu thuẫn với dịch vụ bảo hiểm khi Việt Nam tham gia vào Tổ chức thương mại thế giới (WTO).
Hiện nay, hai dịch vụ gồm đại lý bảo hiểm và môi giới bảo hiểm không được xem là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. "Nếu đưa ra một số dịch vụ phụ trợ và nói đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện sẽ mâu thuẫn. Đây là điều kiện để kinh doanh, nhưng phải giải thích cho rõ," Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Các đại biểu cũng đề nghị xác định rõ 5 loại hình dịch vụ phụ trợ bảo hiểm trong dự thảo Luật là ngành nghề kinh doanh có điều kiện hay là điều kiện kinh doanh? Theo Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp, Quốc hội xác định danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Do vậy, các cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra cần rà soát kỹ nội dung này.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằng, kinh doanh bảo hiểm là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Dịch vụ phụ trợ bảo hiểm mới phát sinh được xác định là ngành nghề kinh doanh có điều kiện vì thế, nếu chờ sửa danh mục của Luật Đầu tư thì không bảo đảm tính kịp thời.
Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất giao cho Chính phủ ban hành nghị định sau đó báo cáo với Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định vấn đề này để bảo đảm tính kịp thời thực hiện cam kết của Hiệp định CPTPP./.
Cử hành trọng thể Lễ tang Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên  (10/04/2019)
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và sự hiện hữu của kinh tế chia sẻ  (10/04/2019)
Thủ tướng Hà Lan kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam  (10/04/2019)
Việt Nam và Hà Lan nhất trí xây dựng quan hệ Đối tác toàn diện  (09/04/2019)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên