Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân lên đường tham dự IPU-140
Sáng 06-4 theo giờ địa phương, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã rời Brussels, Vương quốc Bỉ, lên đường tham dự Đại hội đồng lần thứ 140 Liên minh Nghị viện thế giới (IPU-140) và các hội nghị liên quan tại Doha, Qatar.
Trước đó từ ngày 03 đến 06-4, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã có chuyến thăm làm việc với Nghị viện châu Âu.
Chủ tịch Quốc hội Việt Nam tham dự Đại hội đồng lần thứ 140 Liên minh Nghị viện thế giới (IPU-140) và các hội nghị liên quan tại Doha, Qatar theo lời mời của Chủ tịch IPU Gabriela Cuevas Barron và Chủ tịch Nghị viện Qatar Ahmad Bin Abdullah Al Mahmoud.
Liên minh Nghị viện thế giới (Inter Parliamentary Union - IPU) là một tổ chức quốc tế tập hợp đại diện của Nghị viện các quốc gia có chủ quyền. Liên minh được thành lập năm 1889 tại Paris (Pháp), theo sáng kiến của hai nghị sỹ yêu chuộng hòa bình là William Cremer (người Anh) và Fréderic Passy (người Pháp).
Với 178 nghị viện thành viên và 12 thành viên liên kết, Liên minh Nghị viện thế giới (IPU) là trung tâm của hoạt động ngoại giao Nghị viện khắp thế giới, hoạt động nhằm mục đích vì hòa bình, hợp tác giữa các nước và Nghị viện các nước.
IPU bao gồm các Đoàn đại biểu quốc gia đại diện cho các Nghị viện hoặc Quốc hội tương ứng. Đoàn đại biểu quốc gia có nghĩa vụ thông báo cho Nghị viện và Chính phủ nước mình về những nghị quyết mà IPU thông qua; Thúc đẩy việc thực hiện nghị quyết; Thông báo cho Ban Thư ký của IPU.
Hiện nay, trụ sở chính của IPU được đặt tại Geneva (Thụy Sĩ). Chủ tịch IPU nhiệm kỳ 2017 - 2020 là bà Gabriela Cuevas Barron - Thượng nghị sỹ của Mexico. Tổng Thư ký IPU trong nhiệm kỳ 2018-2022 là ông Martin Chungoong - người Cameroon.
Mục tiêu chính của IPU gồm thúc đẩy giao lưu, hợp tác, trao đổi kinh nghiệm giữa các Nghị viện và nghị sĩ các nước; tham vấn, thể hiện quan điểm về các vấn đề liên quan tới lợi ích quốc tế nhằm đề xuất hành động cho các nghị viện và nghị sỹ. IPU tích cực đóng góp vào việc bảo vệ, thúc đẩy nhân quyền trên toàn thế giới, yếu tố thiết yếu cho nền dân chủ nghị viện và sự phát triển, nâng cao nhận thức, tăng cường hiệu quả hoạt động của các thể chế đại nghị.
Việt Nam là thành viên chính thức của IPU vào tháng 4-1979. Từ đó đến nay, Việt Nam luôn là thành viên tích cực và có trách nhiệm tại IPU, có đóng góp thực chất cho Đại hội đồng. Những đóng góp này có tác động lan tỏa, được bạn bè quốc tế và khu vực đánh giá cao. Thông qua diễn đàn IPU, quan hệ song phương của Quốc hội Việt Nam với Nghị viện các nước được thiết lập và tăng cường.
Tháng 4-2015, Quốc hội Việt Nam đảm nhiệm cương vị Chủ tịch và tổ chức thành công Đại hội đồng IPU-132 với việc thông qua Tuyên bố Hà Nội, đóng góp quan trọng vào quá trình xây dựng Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững.
Theo Đại sứ Việt Nam tại Qatar Nguyễn Đình Thao, tại Đại hội đồng lần này, Đoàn Việt Nam dự kiến có nhiều sáng kiến đóng góp cho việc nâng cao vai trò của nghị viện với vai trò là “nền tảng để tăng cường giáo dục vì hòa bình, an ninh và pháp quyền” như chủ đề của Phiên họp toàn thể đã đề ra./.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Họp mặt Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ  (06/04/2019)
Thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Hà Lan phát triển sâu rộng, hiệu quả hơn  (06/04/2019)
Lãnh đạo Đảng, Chính phủ sẽ đối thoại với 2.500 doanh nhân tư nhân tại Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2019  (06/04/2019)
Đoàn Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIII của Đảng khảo sát và làm việc tại tỉnh Kon Tum  (06/04/2019)
Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn công tác nhân sự  (06/04/2019)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên