Chủ tịch Quốc hội bắt đầu thăm làm việc với Nghị viện châu Âu tại Bỉ
21:57, ngày 03-04-2019
Theo đặc phái viên TTXVN, đúng 11 giờ 51 phút (giờ địa phương), ngày 03-4, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã đến sân bay Melsbroek, thủ đô Brussels, bắt đầu thăm làm việc với Nghị viện châu Âu (EP) tại Vương quốc Bỉ theo lời mời của Chủ tịch Nghị viện châu Âu Antonio Tajani.
Đón Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam tại sân bay có: Đại sứ Việt Nam tại Bỉ, Vũ Anh Quang; Hạ nghị sỹ, Chủ tịch Nhóm nghị sỹ hữu nghị Bỉ-Việt Georges Dallemagne, lãnh đạo Vụ lễ tân, Bộ Ngoại giao Vương quốc Bỉ; cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam; đại diện Hội người Việt Nam tại Bỉ…
Tham gia đoàn công tác có các Ủy viên Trung ương Đảng: Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Văn Giàu; Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc; Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Hà Ngọc Chiến; Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định; Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Nguyễn Thúy Anh; Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí; Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa; Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Long Trần Văn Rón; Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Điện Biên Trần Văn Sơn; Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung.
Ngày 28-11-1990, Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao.
Năm 1996, EU mở Phái đoàn Đại diện của Ủy ban châu Âu (EC) tại Hà Nội. Quan hệ giữa Quốc hội Việt Nam và Nghị viện châu Âu không ngừng được thúc đẩy và phát triển tốt đẹp, trở thành trụ cột quan trọng trong quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam - EU.
Các hoạt động trao đổi đoàn thường xuyên và đối thoại định kỳ, tiếp xúc giữa các nghị sỹ tại các diễn đàn nghị viện đa phương đã đóng góp tích cực cho quan hệ hữu nghị hợp tác giữa Việt Nam và EU nói chung cũng như quan hệ nghị viện nói riêng. Hai bên đã thành lập Nhóm Nghị sỹ hữu nghị song phương.
Tham gia đoàn công tác có các Ủy viên Trung ương Đảng: Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Văn Giàu; Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc; Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Hà Ngọc Chiến; Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định; Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Nguyễn Thúy Anh; Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí; Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa; Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Long Trần Văn Rón; Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Điện Biên Trần Văn Sơn; Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung.
Ngày 28-11-1990, Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao.
Năm 1996, EU mở Phái đoàn Đại diện của Ủy ban châu Âu (EC) tại Hà Nội. Quan hệ giữa Quốc hội Việt Nam và Nghị viện châu Âu không ngừng được thúc đẩy và phát triển tốt đẹp, trở thành trụ cột quan trọng trong quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam - EU.
Các hoạt động trao đổi đoàn thường xuyên và đối thoại định kỳ, tiếp xúc giữa các nghị sỹ tại các diễn đàn nghị viện đa phương đã đóng góp tích cực cho quan hệ hữu nghị hợp tác giữa Việt Nam và EU nói chung cũng như quan hệ nghị viện nói riêng. Hai bên đã thành lập Nhóm Nghị sỹ hữu nghị song phương.
Chuyến thăm làm việc với Nghị viện châu Âu của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân lần này nhằm trao đổi về quan hệ hợp tác nghị viện giữa Quốc hội Việt Nam với Nghị viện các nước thành viên EU, Nghị viện châu Âu, thúc đẩy quan hệ ASEAN với EU...
Chuyến thăm cũng nhằm trao đổi về các vấn đề song phương, khu vực và quốc tế cùng quan tâm./.
Chuyến thăm cũng nhằm trao đổi về các vấn đề song phương, khu vực và quốc tế cùng quan tâm./.
Chủ tịch Quốc hội dự lễ bàn giao máy bay Airbus tại Pháp  (03/04/2019)
Thủ tướng gửi thư chúc mừng Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây  (03/04/2019)
Tiếp tục các hoạt động của Chủ tịch Quốc hội tại Pháp  (03/04/2019)
Cục diện châu Á - Thái Bình Dương năm 2018 và triển vọng năm 2019  (03/04/2019)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên