Hoạt động của các Phó Thủ tướng Chính phủ ngày 27-3-2019
20:28, ngày 27-03-2019
TCCSĐT - Ngày 27-3, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã chỉ đạo cuộc họp xử lý các dự án, nhà máy yếu kém, thua lỗ của ngành công thương; Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, dự và cắt băng khai mạc Hội chợ du lịch quốc tế Việt Nam năm 2019; Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng dự Lễ khánh thành Nhà máy tuyển đồng số 2 thuộc dự án Khai thác mở rộng và nâng công suất khu mỏ-tuyển đồng Sin Quyền của Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam.
Sáng 27-3, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban chỉ đạo đã chủ trì cuộc họp nhằm đánh giá các công việc, nhiệm vụ đặt ra từ phiên họp tháng 9-2018, thúc đẩy việc xử lý các nhà máy, dự án thua lỗ.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đánh giá các tập đoàn, tổng công ty đang đầu tư vào các dự án, nhà máy này đã triển khai kịp thời, hiệu quả nhiều công việc được giao trong thời gian qua để tháo gỡ khó khăn.
Cụ thể, trong số 6 nhà máy trước đây có hoạt động sản xuất kinh doanh thì tới nay có 2 nhà máy bước đầu có lãi là Nhà máy phân bón DAP 1 Hải Phòng và Thép Việt - Trung. Bốn nhà máy còn lại vẫn tiếp tục từng bước khắc phục khó khăn để ổn định sản xuất và giảm dần mức độ thua lỗ là đạm Hà Bắc (giảm lỗ 226,2 tỷ đồng), DAP 2 Lào Cai (288,5 tỷ đồng), đạm Ninh Bình (10 tỷ đồng). Các nhà máy này đang tiếp tục giảm lỗ trong 2 tháng đầu năm 2019.
Trong số 3 nhà máy dừng sản xuất kinh doanh, đến nay đã có 2 dự án vận hành ổn định trở lại là Nhà máy xơ sợi Đình Vũ (PVTex) và Ethanol Quảng Ngãi. Còn Ethanol Bình Phước đang xây dựng kế hoạch và xác định thời điểm vận hành sản xuất phù hợp với điều kiện thị trường.
Theo Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Hoá chất Việt Nam (Vinachem) Nguyễn Phú Cường, DAP số 1 Hải Phòng đã có lợi nhuận đạt 195,55 tỷ đồng (tăng 180,767 tỷ đồng so với 2017) và trong 2 tháng đầu năm 2019, Nhà máy tiếp tục duy trì thành tích này với lợi nhuận ước đạt 12,047 tỷ đồng.
Ông Cường kiến nghị với Ban Chỉ đạo đưa DAP 1 Hải Phòng ra khỏi danh sách các doanh nghiệp, dự án yếu kém vì đã hoạt động ổn định trong 3 năm liền, bảo đảm được các tiêu chí mà Bộ Công Thương đang dự thảo.
Theo đó, Bộ Công Thương đã dự thảo 5 tiêu chí để đưa dự án ra khỏi danh sách gồm: Đã hoàn thiện nhiệm vụ giải quyết dứt điểm các thủ tục quyết toán dự án hoàn thành, các vướng mắc, tranh chấp với nhà thầu trong hợp đồng EPC. Sản xuất kinh doanh ổn định, có lãi từ 1 năm trở lên đồng thời phải có phương án sản xuất kinh doanh ổn định và có lãi trong các năm tiếp theo. Không có nợ quá hạn (gồm gốc và lãi) liên tục trong thời gian tối thiểu 3 tháng tại các tổ chức tín dụng. Chấp hành đầy đủ pháp luật về nghĩa vụ thuế và các khoản thu nộp ngân sách có liên quan khác. Đã hoàn thành các nhiệm vụ được giao trực tiếp trong kế hoạch hành động xử lý các tồn đọng, yếu kém.
Đồng tình với kiến nghị của Vinachem, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương nhanh chóng hoàn tất các tiêu chí, thủ tục, phối hợp với Vinachem sớm đưa DAP 1 Hải Phòng ra khỏi danh sách nhằm gia tăng tín nhiệm cho Nhà máy, huy động tốt hơn vốn sản xuất, kinh doanh.
Công ty Thép Việt - Trung cũng có lợi nhuận năm thứ 2 liên tiếp khi năm 2018 đạt 469 tỷ đồng. Tuy nhiên, Tổng Giám đốc Tổng công ty thép Nguyễn Đình Phúc cho rằng Thép Việt- Trung chưa hoàn thành các nghĩa vụ thuế, phí và tình hình sản xuất những tháng đầu năm 2019 còn khó khăn nên hy vọng nhà máy này sẽ ra khỏi danh sách trong thời gian tới.
Một điểm sáng nữa là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia (PVN) đã xử lý dứt điểm tranh chấp pháp lý với nhà thầu EPC tại Nhà máy xơ sợi Đình Vũ (PVTex) mà PVN không phải thanh toán các chi phí lên tới 23 triệu USD, tạo ra cơ sở để thực hiện định giá, kiểm toán kết quả định giá nhà máy và cơ cấu lại PVTex.
Không chỉ vậy, Phó Tổng Giám đốc PVN Lê Mạnh Hùng cho biết PVTex còn vận hành ổn định 10 dây chuyền sợi cho ra hơn 4.000 tấn sản phẩm, lợi nhuận thu về bù đắp được các chi phí sản xuất. PVTex đang làm việc với các ngân hàng để thu xếp vốn khởi động toàn bộ nhà máy trong năm nay. Tuy nhiên, việc xử lý vướng mắc pháp lý với nhà thầu lại không dễ dàng tại các nhà máy, dự án còn lại, nhất là nhà máy đạm Ninh Bình và dự án mở rộng Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2.
Tổng Giám đốc Tổng công ty Thép cho biết không đàm phán được với nhà thầu MCC vì điều kiện tiên quyết của nhà thầu là phải tăng vốn đầu tư thêm 100 triệu USD để hoàn thành dứt điểm dự án. Hiện nay, Tổng công ty Thép đang chờ ý kiến của Bộ Tư pháp về xử lý pháp lý.
Trong khi đó, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu cho rằng phía Tổng công ty Thép phải tiếp tục làm rõ các vướng mắc với nhà thầu, cáo bạch rõ thực trạng của dự án để xử lý theo hướng có lợi hơn cho Tổng công ty.
Với nhà máy đạm Ninh Bình, ông Phan Chí Hiếu cho biết công ty luật đề xuất chưa khởi kiện nhà thầu mà tiếp tục đàm phán. Tuy nhiên, Bộ Tư pháp nhận thấy nhà thầu EPC có nhiều vi phạm và Vinachem cũng gặp hạn chế về nghĩa vụ tài chính nhưng không nhiều.
Ví các vướng mắc pháp lý như vấn đề “hóc xương”, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng phải xử lý được thì mới thực hiện được tiếp các thủ tục bán, thoái vốn được khỏi các nhà máy, dự án. Trưởng Ban chỉ đạo yêu cầu các bộ và doanh nghiệp tập trung xử lý vấn đề này cũng như việc quyết toán các dự án trên tinh thần kiên nhẫn để đạt được thoả thuận với các bên liên quan, theo hướng có lợi nhất.
Nhưng nếu khó đàm phán được với nhà thầu EPC, Trưởng Ban chỉ đạo bày tỏ đồng tình với Bộ Tư pháp về việc “đưa ra toà xử lý”, đồng thời giao Bộ Tư pháp nghiên cứu phương án chưa giải quyết được pháp lý thì liệu tập đoàn, tổng công ty có thể thoái vốn khỏi các nhà máy?
Đi vào các dự án cụ thể, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương, Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, các tập đoàn, tổng công ty nhanh chóng báo cáo việc nhà máy Ethanol Quảng Ngãi sẽ thoái vốn hay sáp nhập với Công ty lọc hoá dầu Bình Sơn. Nhà máy Ethanol Phú Thọ lựa chọn phương án phá sản hoặc sớm thoái vốn; xử lý Nhà máy bột giấy Phương Nam thận trọng, bảo đảm nguyên tắc tách ra khỏi Tổng công ty Giấy để áp dụng đấu giá tài sản thanh lý và tồn kho.
Với nhà máy Ethanol Bình Phước, Phó Thủ tướng đề nghị PVN phối hợp với doanh nghiệp nắm cổ phần chi phối khởi động nhà máy để thoái vốn Nhà nước.
Bộ Công Thương chuyển giao Tổng công ty Thép về Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước quản lý, xử lý dứt điểm hợp đồng EPC và giải chấp bảo lãnh của Tổng công ty thép trước khi cổ phần hóa.
“Các bộ, cơ quan liên quan chủ động triển khai nhiệm vụ được giao, xử lý theo thẩm quyền và báo cáo kịp thời tới Ban chỉ đạo các vướng mắc”, Trưởng Ban chỉ đạo yêu cầu và đề nghị Uỷ ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp sẽ tiếp quản công việc Thường trực Ban chỉ đạo từ Bộ Công Thương, bổ sung Chủ tịch Ủy ban Nguyễn Hoàng Anh làm Phó Trưởng Ban Thường trực, cùng với Phó Trưởng Ban chỉ đạo, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh để đốc thúc công việc.
** Cũng trong sáng cùng ngày, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban Chỉ đạo Nhà nước về du lịch đã dự và cắt băng khai mạc Hội chợ du lịch quốc tế Việt Nam năm 2019 (VITM 2019) với chủ đề “Du lịch xanh,” cùng đại diện lãnh đạo một số bộ, ban, ngành Trung ương và Hà Nội. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng đến thăm nhiều gian hàng của các doanh nghiệp du lịch tại Hội chợ.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình đã gửi lẵng hoa chúc mừng.
Phát biểu tại lễ khai mạc, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện khẳng định: Năm 2018 là một năm tiếp tục thắng lợi của du lịch Việt Nam, trong đó có sự đóng góp to lớn của cộng đồng doanh nghiệp. Năm 2019, du lịch Việt Nam phấn đấu đón từ 18 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ trên 85 triệu lượt khách nội địa, tổng thu từ khách du lịch đạt hơn 700.000 tỷ đồng. Đây là mục tiêu phát triển cao, đặt ra sức ép lớn cho ngành du lịch vừa tăng trưởng nhanh vừa đòi hỏi phát triển bền vững.
Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện cũng nêu rõ, cùng với xu hướng tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ của du lịch thế giới, các sản phẩm du lịch xanh, du lịch tăng tính trải nghiệm cho du khách như du lịch trải nghiệm văn hóa, lối sống địa phương, du lịch nghỉ dưỡng dài ngày sẽ là các xu hướng và sản phẩm chủ đạo cho khách nội địa, quốc tế.
Do đó, ngành du lịch Việt Nam cần tiếp tục đổi mới, năng động, sáng tạo, tận dụng tối đa sự phát triển của khoa học công nghệ, phát huy tốt các lợi thế so sánh, giá trị và bản sắc địa phương, vùng miền, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, đa dạng của khách du lịch, đưa Việt Nam trở thành điểm đến tầm cỡ trong khu vực...
Chủ đề “Du lịch xanh” của Hội chợ du lịch quốc tế Việt Nam năm 2019 đã thể hiện được xu thế phát triển du lịch trong tương lai, là diễn đàn mở với nhiều hoạt động chuyên môn, là cơ hội tốt, nơi gặp gỡ lý tưởng của các doanh nghiệp du lịch trong nước, quốc tế, để tiếp tục củng cố quan hệ đối tác cũng như giao dịch, trao đổi, kết nối các cơ hội kinh doanh trong tương lai.
Đây cũng là dịp để các cơ quan xúc tiến du lịch quốc gia, cơ quan quản lý điểm đến giới thiệu sản phẩm, điểm đến mới với các đối tác, bạn hàng, cũng như công chúng tham gia Hội chợ...
Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam Vũ Thế Bình, Trưởng ban tổ chức Hội chợ du lịch quốc tế Việt Nam cho biết: Năm 2019 là năm thứ 7 Hiệp hội Du lịch Việt Nam tổ chức Hội chợ du lịch quốc tế Việt Nam, là năm hội chợ được tổ chức theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng, Quyết định phê duyệt Đề án tổ chức hội chợ của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, là đưa Hội chợ thành sự kiện quốc gia, có tầm cỡ quốc tế.
Với chủ đề “Du lịch xanh,” Hội chợ du lịch quốc tế Việt Nam 2019 có quy mô lớn nhất từ trước đến nay, thu hút 720 doanh nghiệp, cơ quan xúc tiến du lịch từ 27 quốc gia, vùng lãnh thổ và 47 tỉnh, thành phố của Việt Nam tham dự. Năm 2019, Hội chợ chào đón 2 quốc gia lần đầu tham dự, đó là Triều Tiên và Peru.
Dự kiến sẽ có 85.000 người đến dự Hội chợ. Đặc biệt, các đơn vị tham gia Hội chợ sẽ chào bán trên 100.000 vé máy bay giá rẻ và khoảng 18.000 tour trọn gói giá tốt, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch của người dân...
Tại Hội chợ du lịch quốc tế Việt Nam năm 2019 sẽ diễn ra diễn đàn “Du lịch xanh”, “Du lịch outbound Việt Nam-Cơ hội và thách thức” cùng hội thảo “Du lịch Việt Nam với cách mạng công nghiệp 4.0”...
** Cùng ngày, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng dự và phát biểu tại Lễ khánh thành Nhà máy tuyển đồng số 2 thuộc dự án Khai thác mở rộng và nâng công suất khu mỏ-tuyển đồng Sin Quyền của Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam.
Lễ khánh thành được tổ chức, tại huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Khu mỏ-tuyển đồng Sin Quyền thuộc địa bàn của Lào Cai, là tỉnh vùng cao biên giới, có nhiều tiềm năng về tài nguyên, khoáng sản. Đây là một trong những tỉnh giàu tài nguyên khoáng sản nhất Việt Nam với 35 loại khoáng sản khác nhau và trên 150 điểm mỏ. Trong đó, nhiều loại khoáng sản quý, có chất lượng cao, trữ lượng lớn hàng đầu Việt Nam, như apatit, sắt, đồng, graphit, đất hiếm...
Một số mỏ có trữ lượng lớn, dễ khai thác, vận chuyển và đang có thị trường quốc tế, đã tạo thuận lợi cho phát triển công nghiệp chế biến các loại khoáng sản ở địa phương.
Phát biểu tại lễ khánh thành, Phó Thủ tướng đánh giá Lào Cai là tỉnh có nhiều tiềm năng, lợi thế sẵn có để phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt là giàu tài nguyên khoáng sản.
Thời gian qua, trong điều kiện còn nhiều khó khăn, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Lào Cai đã vượt qua nhiều thách thức, tranh thủ thời cơ, khai thác lợi thế để đạt được những mục tiêu về tốc độ tăng trưởng, cơ cấu kinh tế, thu ngân sách.
Năm 2018, tỉnh Lào Cai là địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao thứ 3 trong 14 tỉnh trung du miền núi phía Bắc (sau Thái Nguyên và Bắc Giang). Đặc biệt, tỉnh Lào Cai đã chú trọng cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, qua đó thu hút được nhiều doanh nghiệp, dự án lớn, tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội.
Phó Thủ tướng cũng ghi nhận thời gian qua, Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam đã rất nỗ lực, vượt qua nhiều khó khăn để phát triển sản xuất, kinh doanh, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, phát triển mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội.
Đặc biệt, Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam, trong đó có Tổng Công ty Khoáng sản (Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam), Chi nhánh Mỏ tuyển đồng Sin Quyền-Lào Cai (Vimico) đã tổ chức thăm dò, khai thác có hiệu quả, tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm trong công tác tổ chức sản xuất chế biến các chủng loại khoáng sản, đặc biệt là khoáng sản đồng mang thương hiệu của Tập đoàn.
Theo Phó Thủ tướng, sự kiện khánh thành Nhà máy tuyển đồng số 2 là bước đi quan trọng để phát triển, nâng cao hiệu quả khu mỏ đồng Sin Quyền; góp phần chủ động nguyên liệu đồng cho nhu cầu phát triển kinh tế, hướng tới tham gia thị trường đồng thế giới, thực hiện Chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
Theo báo cáo, Nhà máy tuyển đồng số 2 có công suất chế biến 44.200 tấn/năm tinh quặng đồng 23% và các sản phẩm phụ đi kèm. Nhà máy được khởi công xây dựng từ tháng 10-2016, đã hoàn thành việc lắp đặt thiết bị và chạy liên động có tải vào tháng 12-2018; vận hành thương mại từ tháng 01-2019.
Đến nay, nhà máy đã hoạt động ổn định, sản xuất được 3.392 tấn tinh quặng với hàm lượng đạt từ 23,5-24,5%) bảo đảm cung cấp đủ nguyện liệu cho các nhà máy luyện đồng khi đạt công suất luyện 30.000 tấn đồng/năm.
Nhà máy tuyển đồng số 2 nằm trong dự án mở rộng nâng công suất khai thác mỏ đồng Sin Quyền do Tổng công ty Khoáng sản - TKV làm chủ đầu tư, với tổng mức đầu tư hơn 2.564 tỷ đồng. Mục tiêu nâng công suất khai thác từ 1,1 triệu tấn quặng nguyên khai/năm lên 2,5 triệu tấn quặng nguyên khai/năm.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh khoáng sản là tài nguyên không tái tạo, thuộc tài sản quan trọng của quốc gia. Do đó, khoáng sản phải được quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả, nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển bền vững kinh tế - xã hội trước mắt, lâu dài và bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường.
Để thực hiện được những mục tiêu trên, Phó Thủ tướng yêu cầu các ngành, các cấp, trong thời gian tới phải xác định một số nhiệm vụ trọng tâm. Trước hết là ưu tiên đầu tư cho điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản cả trên đất liền và trên biển, hải đảo để làm rõ tiềm năng tài nguyên khoáng sản.
Công tác thăm dò, khai thác khoáng sản gắn với chế biến, sử dụng hiệu quả, đảm bảo hiệu quả kinh tế-xã hội-môi trường; bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên và các nguồn tài nguyên khác; bảo đảm quốc phòng-an ninh.
Các dự án khai thác, chế biến khoáng sản phải áp dụng công nghệ tiên tiến thân thiện với môi trường, sử dụng tổng hợp và tiết kiệm tài nguyên, gắn liền với các cơ sở, dự án chế biến sâu; đồng thời đảm bảo cân đối giữa khai thác với dự trữ lượng khoáng sản cho tương lai.
Đối với Lào Cai, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, tỉnh cần tăng cường công tác quản lý Nhà nước về khai thác khoáng sản, phát huy trách nhiệm của chính quyền và người dân trong việc phát hiện, ngăn chặn các hoạt động khai thác khoáng sản trái phép; đặc biệt là phát hiện, ngăn chặn, xử lý các vi phạm về bảo vệ môi trường. Đồng thời, tỉnh hỗ trợ, tạo điều kiện, bảo đảm an ninh trật tự cho các nhà đầu tư, trong đó có Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam triển khai các dự án trên địa bàn.
Bên cạnh đó, tỉnh Lào Cai tiếp tục quan tâm, hỗ trợ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong quá trình triển khai các đề án, dự án về thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, nhất là với công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư.
Tỉnh phối hợp các cơ quan chức năng để tiếp tục thăm dò, lập bản đồ, đánh giá trữ lượng tài nguyên, khoáng sản; rà soát để đề xuất bổ sung vào quy hoạch đối với những khu vực có triển vọng về phát triển tài nguyên, khoáng sản để có định hướng khai thác, chế biến khoáng sản trong thời gian tới.
Tỉnh cũng cần chú trọng, chủ động thông tin, tuyên truyền để người dân hiểu, đồng thuận và ủng hộ trong quá trình triển khai thực hiện các đề án, dự án về thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn.
Đối với Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam, Phó Thủ tướng đề nghị Tập đoàn đẩy nhanh tiến độ các dự án, nhất là Dự án mở rộng nâng công suất Nhà máy luyện đồng Lào Cai, đảm bảo tổng công suất luyện đồng sau năm 2020 đạt 30.000 tấn. Về nguồn vốn, Tập đoàn thu xếp đủ vốn để triển khai các dự án, sản phẩm, đặc biệt là vốn đáp ứng cho công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư.
Đồng thời, Tập đoàn chú trọng áp dụng khoa học công công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả trong quá trình khai thác; cải thiệu điều kiện làm việc cho người lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm tiêu hao vật tư, nguyên liệu đầu vào góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Ông Cường kiến nghị với Ban Chỉ đạo đưa DAP 1 Hải Phòng ra khỏi danh sách các doanh nghiệp, dự án yếu kém vì đã hoạt động ổn định trong 3 năm liền, bảo đảm được các tiêu chí mà Bộ Công Thương đang dự thảo.
Theo đó, Bộ Công Thương đã dự thảo 5 tiêu chí để đưa dự án ra khỏi danh sách gồm: Đã hoàn thiện nhiệm vụ giải quyết dứt điểm các thủ tục quyết toán dự án hoàn thành, các vướng mắc, tranh chấp với nhà thầu trong hợp đồng EPC. Sản xuất kinh doanh ổn định, có lãi từ 1 năm trở lên đồng thời phải có phương án sản xuất kinh doanh ổn định và có lãi trong các năm tiếp theo. Không có nợ quá hạn (gồm gốc và lãi) liên tục trong thời gian tối thiểu 3 tháng tại các tổ chức tín dụng. Chấp hành đầy đủ pháp luật về nghĩa vụ thuế và các khoản thu nộp ngân sách có liên quan khác. Đã hoàn thành các nhiệm vụ được giao trực tiếp trong kế hoạch hành động xử lý các tồn đọng, yếu kém.
Đồng tình với kiến nghị của Vinachem, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương nhanh chóng hoàn tất các tiêu chí, thủ tục, phối hợp với Vinachem sớm đưa DAP 1 Hải Phòng ra khỏi danh sách nhằm gia tăng tín nhiệm cho Nhà máy, huy động tốt hơn vốn sản xuất, kinh doanh.
Công ty Thép Việt - Trung cũng có lợi nhuận năm thứ 2 liên tiếp khi năm 2018 đạt 469 tỷ đồng. Tuy nhiên, Tổng Giám đốc Tổng công ty thép Nguyễn Đình Phúc cho rằng Thép Việt- Trung chưa hoàn thành các nghĩa vụ thuế, phí và tình hình sản xuất những tháng đầu năm 2019 còn khó khăn nên hy vọng nhà máy này sẽ ra khỏi danh sách trong thời gian tới.
Một điểm sáng nữa là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia (PVN) đã xử lý dứt điểm tranh chấp pháp lý với nhà thầu EPC tại Nhà máy xơ sợi Đình Vũ (PVTex) mà PVN không phải thanh toán các chi phí lên tới 23 triệu USD, tạo ra cơ sở để thực hiện định giá, kiểm toán kết quả định giá nhà máy và cơ cấu lại PVTex.
Không chỉ vậy, Phó Tổng Giám đốc PVN Lê Mạnh Hùng cho biết PVTex còn vận hành ổn định 10 dây chuyền sợi cho ra hơn 4.000 tấn sản phẩm, lợi nhuận thu về bù đắp được các chi phí sản xuất. PVTex đang làm việc với các ngân hàng để thu xếp vốn khởi động toàn bộ nhà máy trong năm nay. Tuy nhiên, việc xử lý vướng mắc pháp lý với nhà thầu lại không dễ dàng tại các nhà máy, dự án còn lại, nhất là nhà máy đạm Ninh Bình và dự án mở rộng Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2.
Tổng Giám đốc Tổng công ty Thép cho biết không đàm phán được với nhà thầu MCC vì điều kiện tiên quyết của nhà thầu là phải tăng vốn đầu tư thêm 100 triệu USD để hoàn thành dứt điểm dự án. Hiện nay, Tổng công ty Thép đang chờ ý kiến của Bộ Tư pháp về xử lý pháp lý.
Trong khi đó, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu cho rằng phía Tổng công ty Thép phải tiếp tục làm rõ các vướng mắc với nhà thầu, cáo bạch rõ thực trạng của dự án để xử lý theo hướng có lợi hơn cho Tổng công ty.
Với nhà máy đạm Ninh Bình, ông Phan Chí Hiếu cho biết công ty luật đề xuất chưa khởi kiện nhà thầu mà tiếp tục đàm phán. Tuy nhiên, Bộ Tư pháp nhận thấy nhà thầu EPC có nhiều vi phạm và Vinachem cũng gặp hạn chế về nghĩa vụ tài chính nhưng không nhiều.
Ví các vướng mắc pháp lý như vấn đề “hóc xương”, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng phải xử lý được thì mới thực hiện được tiếp các thủ tục bán, thoái vốn được khỏi các nhà máy, dự án. Trưởng Ban chỉ đạo yêu cầu các bộ và doanh nghiệp tập trung xử lý vấn đề này cũng như việc quyết toán các dự án trên tinh thần kiên nhẫn để đạt được thoả thuận với các bên liên quan, theo hướng có lợi nhất.
Nhưng nếu khó đàm phán được với nhà thầu EPC, Trưởng Ban chỉ đạo bày tỏ đồng tình với Bộ Tư pháp về việc “đưa ra toà xử lý”, đồng thời giao Bộ Tư pháp nghiên cứu phương án chưa giải quyết được pháp lý thì liệu tập đoàn, tổng công ty có thể thoái vốn khỏi các nhà máy?
Đi vào các dự án cụ thể, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương, Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, các tập đoàn, tổng công ty nhanh chóng báo cáo việc nhà máy Ethanol Quảng Ngãi sẽ thoái vốn hay sáp nhập với Công ty lọc hoá dầu Bình Sơn. Nhà máy Ethanol Phú Thọ lựa chọn phương án phá sản hoặc sớm thoái vốn; xử lý Nhà máy bột giấy Phương Nam thận trọng, bảo đảm nguyên tắc tách ra khỏi Tổng công ty Giấy để áp dụng đấu giá tài sản thanh lý và tồn kho.
Với nhà máy Ethanol Bình Phước, Phó Thủ tướng đề nghị PVN phối hợp với doanh nghiệp nắm cổ phần chi phối khởi động nhà máy để thoái vốn Nhà nước.
Bộ Công Thương chuyển giao Tổng công ty Thép về Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước quản lý, xử lý dứt điểm hợp đồng EPC và giải chấp bảo lãnh của Tổng công ty thép trước khi cổ phần hóa.
“Các bộ, cơ quan liên quan chủ động triển khai nhiệm vụ được giao, xử lý theo thẩm quyền và báo cáo kịp thời tới Ban chỉ đạo các vướng mắc”, Trưởng Ban chỉ đạo yêu cầu và đề nghị Uỷ ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp sẽ tiếp quản công việc Thường trực Ban chỉ đạo từ Bộ Công Thương, bổ sung Chủ tịch Ủy ban Nguyễn Hoàng Anh làm Phó Trưởng Ban Thường trực, cùng với Phó Trưởng Ban chỉ đạo, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh để đốc thúc công việc.
** Cũng trong sáng cùng ngày, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban Chỉ đạo Nhà nước về du lịch đã dự và cắt băng khai mạc Hội chợ du lịch quốc tế Việt Nam năm 2019 (VITM 2019) với chủ đề “Du lịch xanh,” cùng đại diện lãnh đạo một số bộ, ban, ngành Trung ương và Hà Nội. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng đến thăm nhiều gian hàng của các doanh nghiệp du lịch tại Hội chợ.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình đã gửi lẵng hoa chúc mừng.
Phát biểu tại lễ khai mạc, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện khẳng định: Năm 2018 là một năm tiếp tục thắng lợi của du lịch Việt Nam, trong đó có sự đóng góp to lớn của cộng đồng doanh nghiệp. Năm 2019, du lịch Việt Nam phấn đấu đón từ 18 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ trên 85 triệu lượt khách nội địa, tổng thu từ khách du lịch đạt hơn 700.000 tỷ đồng. Đây là mục tiêu phát triển cao, đặt ra sức ép lớn cho ngành du lịch vừa tăng trưởng nhanh vừa đòi hỏi phát triển bền vững.
Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện cũng nêu rõ, cùng với xu hướng tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ của du lịch thế giới, các sản phẩm du lịch xanh, du lịch tăng tính trải nghiệm cho du khách như du lịch trải nghiệm văn hóa, lối sống địa phương, du lịch nghỉ dưỡng dài ngày sẽ là các xu hướng và sản phẩm chủ đạo cho khách nội địa, quốc tế.
Do đó, ngành du lịch Việt Nam cần tiếp tục đổi mới, năng động, sáng tạo, tận dụng tối đa sự phát triển của khoa học công nghệ, phát huy tốt các lợi thế so sánh, giá trị và bản sắc địa phương, vùng miền, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, đa dạng của khách du lịch, đưa Việt Nam trở thành điểm đến tầm cỡ trong khu vực...
Chủ đề “Du lịch xanh” của Hội chợ du lịch quốc tế Việt Nam năm 2019 đã thể hiện được xu thế phát triển du lịch trong tương lai, là diễn đàn mở với nhiều hoạt động chuyên môn, là cơ hội tốt, nơi gặp gỡ lý tưởng của các doanh nghiệp du lịch trong nước, quốc tế, để tiếp tục củng cố quan hệ đối tác cũng như giao dịch, trao đổi, kết nối các cơ hội kinh doanh trong tương lai.
Đây cũng là dịp để các cơ quan xúc tiến du lịch quốc gia, cơ quan quản lý điểm đến giới thiệu sản phẩm, điểm đến mới với các đối tác, bạn hàng, cũng như công chúng tham gia Hội chợ...
Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam Vũ Thế Bình, Trưởng ban tổ chức Hội chợ du lịch quốc tế Việt Nam cho biết: Năm 2019 là năm thứ 7 Hiệp hội Du lịch Việt Nam tổ chức Hội chợ du lịch quốc tế Việt Nam, là năm hội chợ được tổ chức theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng, Quyết định phê duyệt Đề án tổ chức hội chợ của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, là đưa Hội chợ thành sự kiện quốc gia, có tầm cỡ quốc tế.
Với chủ đề “Du lịch xanh,” Hội chợ du lịch quốc tế Việt Nam 2019 có quy mô lớn nhất từ trước đến nay, thu hút 720 doanh nghiệp, cơ quan xúc tiến du lịch từ 27 quốc gia, vùng lãnh thổ và 47 tỉnh, thành phố của Việt Nam tham dự. Năm 2019, Hội chợ chào đón 2 quốc gia lần đầu tham dự, đó là Triều Tiên và Peru.
Dự kiến sẽ có 85.000 người đến dự Hội chợ. Đặc biệt, các đơn vị tham gia Hội chợ sẽ chào bán trên 100.000 vé máy bay giá rẻ và khoảng 18.000 tour trọn gói giá tốt, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch của người dân...
Tại Hội chợ du lịch quốc tế Việt Nam năm 2019 sẽ diễn ra diễn đàn “Du lịch xanh”, “Du lịch outbound Việt Nam-Cơ hội và thách thức” cùng hội thảo “Du lịch Việt Nam với cách mạng công nghiệp 4.0”...
** Cùng ngày, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng dự và phát biểu tại Lễ khánh thành Nhà máy tuyển đồng số 2 thuộc dự án Khai thác mở rộng và nâng công suất khu mỏ-tuyển đồng Sin Quyền của Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam.
Lễ khánh thành được tổ chức, tại huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Khu mỏ-tuyển đồng Sin Quyền thuộc địa bàn của Lào Cai, là tỉnh vùng cao biên giới, có nhiều tiềm năng về tài nguyên, khoáng sản. Đây là một trong những tỉnh giàu tài nguyên khoáng sản nhất Việt Nam với 35 loại khoáng sản khác nhau và trên 150 điểm mỏ. Trong đó, nhiều loại khoáng sản quý, có chất lượng cao, trữ lượng lớn hàng đầu Việt Nam, như apatit, sắt, đồng, graphit, đất hiếm...
Một số mỏ có trữ lượng lớn, dễ khai thác, vận chuyển và đang có thị trường quốc tế, đã tạo thuận lợi cho phát triển công nghiệp chế biến các loại khoáng sản ở địa phương.
Phát biểu tại lễ khánh thành, Phó Thủ tướng đánh giá Lào Cai là tỉnh có nhiều tiềm năng, lợi thế sẵn có để phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt là giàu tài nguyên khoáng sản.
Thời gian qua, trong điều kiện còn nhiều khó khăn, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Lào Cai đã vượt qua nhiều thách thức, tranh thủ thời cơ, khai thác lợi thế để đạt được những mục tiêu về tốc độ tăng trưởng, cơ cấu kinh tế, thu ngân sách.
Năm 2018, tỉnh Lào Cai là địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao thứ 3 trong 14 tỉnh trung du miền núi phía Bắc (sau Thái Nguyên và Bắc Giang). Đặc biệt, tỉnh Lào Cai đã chú trọng cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, qua đó thu hút được nhiều doanh nghiệp, dự án lớn, tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội.
Phó Thủ tướng cũng ghi nhận thời gian qua, Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam đã rất nỗ lực, vượt qua nhiều khó khăn để phát triển sản xuất, kinh doanh, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, phát triển mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội.
Đặc biệt, Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam, trong đó có Tổng Công ty Khoáng sản (Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam), Chi nhánh Mỏ tuyển đồng Sin Quyền-Lào Cai (Vimico) đã tổ chức thăm dò, khai thác có hiệu quả, tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm trong công tác tổ chức sản xuất chế biến các chủng loại khoáng sản, đặc biệt là khoáng sản đồng mang thương hiệu của Tập đoàn.
Theo Phó Thủ tướng, sự kiện khánh thành Nhà máy tuyển đồng số 2 là bước đi quan trọng để phát triển, nâng cao hiệu quả khu mỏ đồng Sin Quyền; góp phần chủ động nguyên liệu đồng cho nhu cầu phát triển kinh tế, hướng tới tham gia thị trường đồng thế giới, thực hiện Chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
Theo báo cáo, Nhà máy tuyển đồng số 2 có công suất chế biến 44.200 tấn/năm tinh quặng đồng 23% và các sản phẩm phụ đi kèm. Nhà máy được khởi công xây dựng từ tháng 10-2016, đã hoàn thành việc lắp đặt thiết bị và chạy liên động có tải vào tháng 12-2018; vận hành thương mại từ tháng 01-2019.
Đến nay, nhà máy đã hoạt động ổn định, sản xuất được 3.392 tấn tinh quặng với hàm lượng đạt từ 23,5-24,5%) bảo đảm cung cấp đủ nguyện liệu cho các nhà máy luyện đồng khi đạt công suất luyện 30.000 tấn đồng/năm.
Nhà máy tuyển đồng số 2 nằm trong dự án mở rộng nâng công suất khai thác mỏ đồng Sin Quyền do Tổng công ty Khoáng sản - TKV làm chủ đầu tư, với tổng mức đầu tư hơn 2.564 tỷ đồng. Mục tiêu nâng công suất khai thác từ 1,1 triệu tấn quặng nguyên khai/năm lên 2,5 triệu tấn quặng nguyên khai/năm.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh khoáng sản là tài nguyên không tái tạo, thuộc tài sản quan trọng của quốc gia. Do đó, khoáng sản phải được quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả, nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển bền vững kinh tế - xã hội trước mắt, lâu dài và bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường.
Để thực hiện được những mục tiêu trên, Phó Thủ tướng yêu cầu các ngành, các cấp, trong thời gian tới phải xác định một số nhiệm vụ trọng tâm. Trước hết là ưu tiên đầu tư cho điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản cả trên đất liền và trên biển, hải đảo để làm rõ tiềm năng tài nguyên khoáng sản.
Công tác thăm dò, khai thác khoáng sản gắn với chế biến, sử dụng hiệu quả, đảm bảo hiệu quả kinh tế-xã hội-môi trường; bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên và các nguồn tài nguyên khác; bảo đảm quốc phòng-an ninh.
Các dự án khai thác, chế biến khoáng sản phải áp dụng công nghệ tiên tiến thân thiện với môi trường, sử dụng tổng hợp và tiết kiệm tài nguyên, gắn liền với các cơ sở, dự án chế biến sâu; đồng thời đảm bảo cân đối giữa khai thác với dự trữ lượng khoáng sản cho tương lai.
Đối với Lào Cai, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, tỉnh cần tăng cường công tác quản lý Nhà nước về khai thác khoáng sản, phát huy trách nhiệm của chính quyền và người dân trong việc phát hiện, ngăn chặn các hoạt động khai thác khoáng sản trái phép; đặc biệt là phát hiện, ngăn chặn, xử lý các vi phạm về bảo vệ môi trường. Đồng thời, tỉnh hỗ trợ, tạo điều kiện, bảo đảm an ninh trật tự cho các nhà đầu tư, trong đó có Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam triển khai các dự án trên địa bàn.
Bên cạnh đó, tỉnh Lào Cai tiếp tục quan tâm, hỗ trợ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong quá trình triển khai các đề án, dự án về thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, nhất là với công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư.
Tỉnh phối hợp các cơ quan chức năng để tiếp tục thăm dò, lập bản đồ, đánh giá trữ lượng tài nguyên, khoáng sản; rà soát để đề xuất bổ sung vào quy hoạch đối với những khu vực có triển vọng về phát triển tài nguyên, khoáng sản để có định hướng khai thác, chế biến khoáng sản trong thời gian tới.
Tỉnh cũng cần chú trọng, chủ động thông tin, tuyên truyền để người dân hiểu, đồng thuận và ủng hộ trong quá trình triển khai thực hiện các đề án, dự án về thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn.
Đối với Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam, Phó Thủ tướng đề nghị Tập đoàn đẩy nhanh tiến độ các dự án, nhất là Dự án mở rộng nâng công suất Nhà máy luyện đồng Lào Cai, đảm bảo tổng công suất luyện đồng sau năm 2020 đạt 30.000 tấn. Về nguồn vốn, Tập đoàn thu xếp đủ vốn để triển khai các dự án, sản phẩm, đặc biệt là vốn đáp ứng cho công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư.
Đồng thời, Tập đoàn chú trọng áp dụng khoa học công công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả trong quá trình khai thác; cải thiệu điều kiện làm việc cho người lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm tiêu hao vật tư, nguyên liệu đầu vào góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Tập đoàn cần chủ động đề xuất với các cấp có thẩm quyền về cơ chế để triển khai công tác điều tra, thăm dò, đánh giá phát triển tài nguyên khoáng sản đồng và các khoáng sản khác trong các vùng có tiềm năng trên địa bàn tỉnh; đề xuất bổ sung vào Quy hoạch những khu vực có triển vọng về phát triển tài nguyên để có định hướng triển khai các dự án đầu tư khai thác, chuẩn bị đủ nguyên liệu cho sản xuất đồng tấm cho các nhà máy đã và đang đầu tư.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam cần nâng cao năng lực, bên cạnh điểm mạnh về lĩnh vực than, cần chủ động, quan tâm nghiên cứu, xây dựng kế hoạch, triển khai các dự án đầu tư mới trong lĩnh vực khai thác khoáng sản, thực hiện tốt nhiệm vụ của một tập đoàn kinh tế nhà nước.
Đồng thời, Tập đoàn cần chú trọng công tác bảo đảm an toàn môi trường, an toàn lao động, an sinh xã hội; quan tâm giải quyết việc làm, hỗ trợ các công trình hạ tầng thiết yếu, phát triển nông thôn mới, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân vùng dự án.
Trước đó, Phó Thủ tướng cùng đoàn công tác đã đi kiểm tra Khai trường Mỏ tuyển đồng Sin Quyền và tham quan nhà máy mới khánh thành./.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam cần nâng cao năng lực, bên cạnh điểm mạnh về lĩnh vực than, cần chủ động, quan tâm nghiên cứu, xây dựng kế hoạch, triển khai các dự án đầu tư mới trong lĩnh vực khai thác khoáng sản, thực hiện tốt nhiệm vụ của một tập đoàn kinh tế nhà nước.
Đồng thời, Tập đoàn cần chú trọng công tác bảo đảm an toàn môi trường, an toàn lao động, an sinh xã hội; quan tâm giải quyết việc làm, hỗ trợ các công trình hạ tầng thiết yếu, phát triển nông thôn mới, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân vùng dự án.
Trước đó, Phó Thủ tướng cùng đoàn công tác đã đi kiểm tra Khai trường Mỏ tuyển đồng Sin Quyền và tham quan nhà máy mới khánh thành./.
Hoạt động đối ngoại nổi bật tuần qua (từ ngày 18 đến ngày 25-3-2019)  (27/03/2019)
Nguồn vốn tín dụng chính sách tạo sinh kế bền vững cho thanh niên  (27/03/2019)
Một số kết quả đạt được sau 20 năm thực hiện Chương trình 135 và những vấn đề đặt ra  (27/03/2019)
Đổi mới hình thái cấu trúc, cơ chế vận hành và kiểm soát quyền lực trong hệ thống chính trị Việt Nam (Tiếp theo và hết)  (27/03/2019)
Nghị quyết về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã  (27/03/2019)
Sáng kiến “Vành đai, Con đường” của Trung Quốc: 5 năm nhìn lại  (27/03/2019)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên