Nâng mức hỗ trợ cho nông dân phải tiêu hủy lợn do dịch tả châu Phi
21:53, ngày 04-03-2019
TCCSĐT - Thủ tướng đồng ý nâng mức hỗ trợ lên 80% giá thị trường đối với lợn con, lợn thịt và tăng gấp từ 1,5 đến 1,8 lần đối với lợn nái và lợn đực giống buộc phải tiêu hủy do dịch tả lợn châu Phi.
Sáng 04-3, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức “Hội nghị trực tuyến triển khai các giải pháp cấp bách khống chế bệnh dịch tả lợn châu Phi”.
Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: "Việc chống dịch như chống giặc, cần huy động các cấp, các ngành cùng vào cuộc quyết liệt để ngăn chặn dịch bệnh có hiệu quả".
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Thủ tướng về kết quả phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi tại địa phương mình quản lý.
Tính đến ngày 03-3, dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại 202 hộ chăn nuôi thuộc 7 tỉnh, thành phố, gồm: Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nội, Hà Nam và Hải Dương. Tổng số lợn bị mắc bệnh đã tiêu hủy là hơn 4.200 con, tương đương trọng lượng 297 tấn. Như vậy, chỉ trong vòng một tháng đã có tới 7 tỉnh, thành phố có dịch tả lợn châu Phi, cho thấy tốc độ lây lan của căn bệnh này là rất nhanh.
Kinh nghiệm các nước đã có dịch tả lợn châu Phi cho thấy những nguyên nhân chính khiến dịch tả lợn châu Phi lây lan nhanh được xác định do vận chuyển, môi trường chăn nuôi không được vệ sinh nghiêm ngặt, do thức ăn dư thừa cho lợn không được xử lý đúng cách.
Hội nghị này sẽ tập trung bàn các giải pháp cấp bách, đồng bộ nhằm khống chế chặt chẽ dịch tả lợn châu Phi; đồng thời đề xuất cơ chế hỗ trợ hợp lý đối với những hộ chăn nuôi có lợn bệnh phải tiêu hủy và tuyệt đối không để xảy ra tình trạng vận chuyển hay bán chạy lợn bệnh ra ngoài địa bàn có dịch.
Phát biểu tại hội nghị, nhấn mạnh đến tinh thần khẩu hiệu "chống dịch như chống giặc", Thủ tướng yêu cầu cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, doanh nghiệp và người chăn nuôi phải thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Chỉ thị 04/CT-TTg ngày 20-02-2019 của Thủ tướng về việc triển khai đồng bộ các giải pháp cấp bách khống chế bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu các cấp, các ngành phải làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền để không gây hoang mang, bán tháo lợn, cần vận động người chăn nuôi cam kết và thực hiện 5 không: không giấu dịch; không mua bán, vận chuyển lợn bệnh, lợn chết; không giết mổ, tiêu thụ thịt lợn bệnh, lợn chết; không vứt lợn chết ra môi trường; không sử dụng thức ăn dư thừa chưa qua xử lý nhiệt.
Đặt vấn đề, tại Hội nghị, Thủ tướng đề nghị làm rõ nguyên nhân việc mặc dù đã có các biện pháp phòng, chống từ trước, nhưng dịch vẫn bùng phát từ 1 tỉnh, 2 tỉnh đến 7 tỉnh và có nguy cơ lan rộng, đồng thời yêu cầu hội nghị cần có giải pháp cụ thể cho thực trạng này. Cùng với đó là kiểm soát chặt chẽ tình trạng vận chuyển lợn từ Bắc vào Nam; rà soát và tăng cường nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch.
Thủ tướng cũng đề nghị các địa phương kịp thời hỗ trợ người dân trong việc tiêu hủy lợn, mà theo đề xuất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là hỗ trợ 80% giá thị trường đối với lợn con, lợn thịt và mức cao hơn đối với lợn nái, lợn đực giống buộc phải tiêu hủy. Đồng thời bảo đảm tính công khai, minh bạch, chống tiêu cực; tránh tình trạng khai khống trong tiêu hủy lợn dịch; chống thất thoát, lãng phí hoặc lợi dụng chính sách.
Nhiều bất cập trong chống dịch
Theo Cục Thú y, từ đầu tháng 02-2019, dịch tả lợn châu Phi được phát hiện tại tỉnh Hưng Yên, chỉ sau hơn một tháng, dịch tả lợn châu Phi đã được phát hiện tại 7 tỉnh, thành phố ở phía Bắc.
Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến, sở dĩ dịch bệnh lây lan nhanh là do còn có nhiều bất cập trong triển khai phòng, chống dịch bệnh. Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, tại Việt Nam, phần lớn hiện nay vẫn là chăn nuôi nhỏ lẻ, mật độ chăn nuôi cao, các hộ chăn nuôi lợn đan xen trong các khu dân cư và các hộ chăn nuôi này khó hoặc không thường xuyên thực hiện đầy đủ các biện pháp vệ sinh phòng bệnh.
Tình trạng sử dụng thực phẩm dư thừa trong chăn nuôi khá phổ biến, dẫn đến dịch bệnh lây lan nhanh.
Một nguyên nhân quan trọng khác là do giá hỗ trợ cho hộ chăn nuôi có lợn buộc phải tiêu hủy theo quy định hiện nay là 38.000 đồng/kg lợn hơi, thấp hơn so với giá thị trường; nhiều nơi chỉ hỗ trợ khoảng 27.000 đồng/kg; thời gian hỗ trợ kéo dài nhiều tháng; thủ tục hỗ trợ vướng vì quy định người chăn nuôi phải đăng ký và có xác nhận của chính quyền, nhưng thực tế các nội dung này không khả thi vì hiện cả nước có hàng triệu hộ chăn nuôi lợn đan xen trong các khu dân cư và hầu hết các hộ chăn nuôi không khai báo, đăng ký khi nuôi lợn.
"Thủ tục hỗ trợ mất nhiều thời gian, người dân bán chạy lợn bệnh, lợn nghi bệnh, không báo cho chính quyền và cơ quan thú y," ông Tiến nói.
Cùng với đó, từ cuối năm 2018 đến nay, nhiều địa phương thực hiện việc sáp nhập cơ quan thú y cấp tỉnh thành trung tâm dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp; cơ quan thú y cấp huyện được sáp nhập thành trung tâm dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp nhưng việc triển khai các nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh động vật bị trì trệ, không hiệu quả, có nhiều bất cập như không tổ chức chủ động giám sát, kịp thời nắm bắt thông tin và báo cáo tình hình dịch bệnh; không tổ chức vệ sinh, tiêu độc khử trùng; không triển khai tiêm phòng vắcxin...
Nâng mức hỗ trợ cho người chăn nuôi
Tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Tùng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng cho biết, đến nay, thành phố Hải Phòng đã chủ động cấp 4 tỷ đồng để mua bổ sung hoá chất, hỗ trợ hộ gia đình, phòng chống dịch. Hiện nay, dịch mới chỉ xuất hiện tại các nông hộ, gia trại chưa có điều kiện chăn nuôi công nghệ cao. Còn đối với các doanh nghiệp đã áp dụng chăn nuôi công nghệ cao thì chưa xuất hiện dịch.
Ông Tùng cũng kiến nghị, năm 2017, Bộ Tài chính đã có hướng dẫn mức hỗ trợ tiêu huỷ 38.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá thị trường hiện nay khoảng từ 43.000-45.000 đồng/kg, mức hỗ trợ này tương đối ổn.
Tuy nhiên, quy định trước chưa tách hỗ trợ với lợn nái. Theo thống kê của thành phố Hải Phòng, lợn nái chiếm khoảng 10% tổng lợn đàn (giá 150.000 đồng/kg). Do đó, đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Chính phủ nên bổ sung tiêu chí này để hỗ trợ cao hơn. Bên cạnh đó, đề nghị Bộ Tài chính điều chỉnh mức hỗ trợ tham gia phòng, chống dịch để đạt hiệu quả.
Thành phố Hà Nội đã thành lập 5 đoàn kiểm tra, tuyên truyền để người dân hiểu rõ về dịch. Vận động bà con nông dân cùng vào cuộc. Chốt kiểm dịch thành phố cũng tăng cường tại các cửa ngõ, tuyến đường, giám sát chặt tại các cơ sở, khi phát hiện xử lý ngay, triệt để, đồng thời phát động tổng tẩy uế môi trường vệ sinh toàn thành phố.
Là địa phương đã xuất hiện dịch tả lợn châu Phi, Bí thư tỉnh ủy Thái Bình, Nguyễn Hồng Diên cho hay, hiện Thái Bình đã có kịch bản phòng, chống dịch bệnh chung. Nếu phát hiện sớm và thực hiện đồng bộ các giải pháp thì sẽ khống chế tốt được dịch bệnh.
Ông Diên cũng kiến nghị, Chính phủ tiếp tục giúp các địa phương triển khai rộng rãi và quyết liệt vùng có dịch; đồng thời hỗ trợ kinh phí để phục vụ việc giết mổ đàn lợn; bổ sung cơ chế hỗ trợ phòng chống dịch ở địa phương.
Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm xây dựng ban hành kịch bản khi dịch xảy ra trên diện rộng, trên cơ sở đó, các địa phương xây dựng kịch bản. Đồng thời sớm ban hành hướng dẫn chuyên môn cho giết mổ, tiêu thụ lợn, kiểm soát dịch; hướng dẫn mẫu xác minh dịch bệnh với những hộ chăn nuôi xuất bán đàn lợn tới kỳ.../.
Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: "Việc chống dịch như chống giặc, cần huy động các cấp, các ngành cùng vào cuộc quyết liệt để ngăn chặn dịch bệnh có hiệu quả".
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Thủ tướng về kết quả phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi tại địa phương mình quản lý.
Tính đến ngày 03-3, dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại 202 hộ chăn nuôi thuộc 7 tỉnh, thành phố, gồm: Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nội, Hà Nam và Hải Dương. Tổng số lợn bị mắc bệnh đã tiêu hủy là hơn 4.200 con, tương đương trọng lượng 297 tấn. Như vậy, chỉ trong vòng một tháng đã có tới 7 tỉnh, thành phố có dịch tả lợn châu Phi, cho thấy tốc độ lây lan của căn bệnh này là rất nhanh.
Kinh nghiệm các nước đã có dịch tả lợn châu Phi cho thấy những nguyên nhân chính khiến dịch tả lợn châu Phi lây lan nhanh được xác định do vận chuyển, môi trường chăn nuôi không được vệ sinh nghiêm ngặt, do thức ăn dư thừa cho lợn không được xử lý đúng cách.
Hội nghị này sẽ tập trung bàn các giải pháp cấp bách, đồng bộ nhằm khống chế chặt chẽ dịch tả lợn châu Phi; đồng thời đề xuất cơ chế hỗ trợ hợp lý đối với những hộ chăn nuôi có lợn bệnh phải tiêu hủy và tuyệt đối không để xảy ra tình trạng vận chuyển hay bán chạy lợn bệnh ra ngoài địa bàn có dịch.
Phát biểu tại hội nghị, nhấn mạnh đến tinh thần khẩu hiệu "chống dịch như chống giặc", Thủ tướng yêu cầu cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, doanh nghiệp và người chăn nuôi phải thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Chỉ thị 04/CT-TTg ngày 20-02-2019 của Thủ tướng về việc triển khai đồng bộ các giải pháp cấp bách khống chế bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu các cấp, các ngành phải làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền để không gây hoang mang, bán tháo lợn, cần vận động người chăn nuôi cam kết và thực hiện 5 không: không giấu dịch; không mua bán, vận chuyển lợn bệnh, lợn chết; không giết mổ, tiêu thụ thịt lợn bệnh, lợn chết; không vứt lợn chết ra môi trường; không sử dụng thức ăn dư thừa chưa qua xử lý nhiệt.
Đặt vấn đề, tại Hội nghị, Thủ tướng đề nghị làm rõ nguyên nhân việc mặc dù đã có các biện pháp phòng, chống từ trước, nhưng dịch vẫn bùng phát từ 1 tỉnh, 2 tỉnh đến 7 tỉnh và có nguy cơ lan rộng, đồng thời yêu cầu hội nghị cần có giải pháp cụ thể cho thực trạng này. Cùng với đó là kiểm soát chặt chẽ tình trạng vận chuyển lợn từ Bắc vào Nam; rà soát và tăng cường nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch.
Thủ tướng cũng đề nghị các địa phương kịp thời hỗ trợ người dân trong việc tiêu hủy lợn, mà theo đề xuất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là hỗ trợ 80% giá thị trường đối với lợn con, lợn thịt và mức cao hơn đối với lợn nái, lợn đực giống buộc phải tiêu hủy. Đồng thời bảo đảm tính công khai, minh bạch, chống tiêu cực; tránh tình trạng khai khống trong tiêu hủy lợn dịch; chống thất thoát, lãng phí hoặc lợi dụng chính sách.
Nhiều bất cập trong chống dịch
Theo Cục Thú y, từ đầu tháng 02-2019, dịch tả lợn châu Phi được phát hiện tại tỉnh Hưng Yên, chỉ sau hơn một tháng, dịch tả lợn châu Phi đã được phát hiện tại 7 tỉnh, thành phố ở phía Bắc.
Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến, sở dĩ dịch bệnh lây lan nhanh là do còn có nhiều bất cập trong triển khai phòng, chống dịch bệnh. Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, tại Việt Nam, phần lớn hiện nay vẫn là chăn nuôi nhỏ lẻ, mật độ chăn nuôi cao, các hộ chăn nuôi lợn đan xen trong các khu dân cư và các hộ chăn nuôi này khó hoặc không thường xuyên thực hiện đầy đủ các biện pháp vệ sinh phòng bệnh.
Tình trạng sử dụng thực phẩm dư thừa trong chăn nuôi khá phổ biến, dẫn đến dịch bệnh lây lan nhanh.
Một nguyên nhân quan trọng khác là do giá hỗ trợ cho hộ chăn nuôi có lợn buộc phải tiêu hủy theo quy định hiện nay là 38.000 đồng/kg lợn hơi, thấp hơn so với giá thị trường; nhiều nơi chỉ hỗ trợ khoảng 27.000 đồng/kg; thời gian hỗ trợ kéo dài nhiều tháng; thủ tục hỗ trợ vướng vì quy định người chăn nuôi phải đăng ký và có xác nhận của chính quyền, nhưng thực tế các nội dung này không khả thi vì hiện cả nước có hàng triệu hộ chăn nuôi lợn đan xen trong các khu dân cư và hầu hết các hộ chăn nuôi không khai báo, đăng ký khi nuôi lợn.
"Thủ tục hỗ trợ mất nhiều thời gian, người dân bán chạy lợn bệnh, lợn nghi bệnh, không báo cho chính quyền và cơ quan thú y," ông Tiến nói.
Cùng với đó, từ cuối năm 2018 đến nay, nhiều địa phương thực hiện việc sáp nhập cơ quan thú y cấp tỉnh thành trung tâm dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp; cơ quan thú y cấp huyện được sáp nhập thành trung tâm dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp nhưng việc triển khai các nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh động vật bị trì trệ, không hiệu quả, có nhiều bất cập như không tổ chức chủ động giám sát, kịp thời nắm bắt thông tin và báo cáo tình hình dịch bệnh; không tổ chức vệ sinh, tiêu độc khử trùng; không triển khai tiêm phòng vắcxin...
Nâng mức hỗ trợ cho người chăn nuôi
Tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Tùng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng cho biết, đến nay, thành phố Hải Phòng đã chủ động cấp 4 tỷ đồng để mua bổ sung hoá chất, hỗ trợ hộ gia đình, phòng chống dịch. Hiện nay, dịch mới chỉ xuất hiện tại các nông hộ, gia trại chưa có điều kiện chăn nuôi công nghệ cao. Còn đối với các doanh nghiệp đã áp dụng chăn nuôi công nghệ cao thì chưa xuất hiện dịch.
Ông Tùng cũng kiến nghị, năm 2017, Bộ Tài chính đã có hướng dẫn mức hỗ trợ tiêu huỷ 38.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá thị trường hiện nay khoảng từ 43.000-45.000 đồng/kg, mức hỗ trợ này tương đối ổn.
Tuy nhiên, quy định trước chưa tách hỗ trợ với lợn nái. Theo thống kê của thành phố Hải Phòng, lợn nái chiếm khoảng 10% tổng lợn đàn (giá 150.000 đồng/kg). Do đó, đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Chính phủ nên bổ sung tiêu chí này để hỗ trợ cao hơn. Bên cạnh đó, đề nghị Bộ Tài chính điều chỉnh mức hỗ trợ tham gia phòng, chống dịch để đạt hiệu quả.
Thành phố Hà Nội đã thành lập 5 đoàn kiểm tra, tuyên truyền để người dân hiểu rõ về dịch. Vận động bà con nông dân cùng vào cuộc. Chốt kiểm dịch thành phố cũng tăng cường tại các cửa ngõ, tuyến đường, giám sát chặt tại các cơ sở, khi phát hiện xử lý ngay, triệt để, đồng thời phát động tổng tẩy uế môi trường vệ sinh toàn thành phố.
Là địa phương đã xuất hiện dịch tả lợn châu Phi, Bí thư tỉnh ủy Thái Bình, Nguyễn Hồng Diên cho hay, hiện Thái Bình đã có kịch bản phòng, chống dịch bệnh chung. Nếu phát hiện sớm và thực hiện đồng bộ các giải pháp thì sẽ khống chế tốt được dịch bệnh.
Ông Diên cũng kiến nghị, Chính phủ tiếp tục giúp các địa phương triển khai rộng rãi và quyết liệt vùng có dịch; đồng thời hỗ trợ kinh phí để phục vụ việc giết mổ đàn lợn; bổ sung cơ chế hỗ trợ phòng chống dịch ở địa phương.
Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm xây dựng ban hành kịch bản khi dịch xảy ra trên diện rộng, trên cơ sở đó, các địa phương xây dựng kịch bản. Đồng thời sớm ban hành hướng dẫn chuyên môn cho giết mổ, tiêu thụ lợn, kiểm soát dịch; hướng dẫn mẫu xác minh dịch bệnh với những hộ chăn nuôi xuất bán đàn lợn tới kỳ.../.
Thủ tướng Chính phủ chủ trì phiên họp Tiểu ban Kinh tế - Xã hội  (04/03/2019)
Thủ tướng yêu cầu kiểm soát chặt hoạt động thu phí BOT  (04/03/2019)
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 25-02 đến ngày 03-3-2019  (04/03/2019)
Trung tâm sáng tạo phải là nơi khởi nghiệp của nhiều thành phần xã hội  (04/03/2019)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển