Ra mắt Hội đồng chính sách Khoa học và Công nghệ quốc gia nhiệm kỳ 2009 - 2013
Ngày 7-4, tại Hà Nội, Hội đồng Chính sách khoa học và công nghệ (KH và CN) quốc gia tổ chức lễ ra mắt Hội đồng nhiệm kỳ 2009 - 2013 và khai mạc phiên họp thứ nhất. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân dự.
Phát biểu ý kiến tại phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: Trong những năm qua, khoa học và công nghệ đã đóng góp quan trọng vào những thành tựu phát triển của đất nước trên tất cả các lĩnh vực. Chỉ tính trong 5 năm qua, các nhà khoa học đã nghiên cứu và đưa vào sản xuất thành công 142 giống lúa, cao su, cà phê, ngô, điều, cá tra... có năng suất và hiệu quả cao. Ðây là công sức rất lớn của nông dân nhưng các nhà khoa học đã đóng vai trò quan trọng vào kết quả nói trên. Trên lĩnh vực công nghiệp, nhờ có việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu, công nghệ mới, chúng ta đã đạt được nhiều thành công trong lĩnh vực đóng tàu, công nghệ thông tin. Trong lĩnh vực nông nghiệp, nếu không có khoa học và công nghệ thì nước ta không thể trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới. Trong những năm qua, việc ban hành các luật về KH và CN đã tạo ra hành lang pháp lý, cơ chế vận hành thúc đẩy KH và CN phát triển, trong đó có sự đóng góp của Hội đồng Chính sách KH và CN quốc gia.
Thủ tướng nêu rõ: Ðảng và Nhà nước luôn coi KH và CN là quốc sách hàng đầu trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bởi muốn phát triển đất nước trên tất cả các lĩnh vực phải đi lên bằng KH và CN, do vậy, trong các nghị quyết của Ðảng đặc biệt quan tâm đến vấn đề này. Tuy nhiên, việc phát triển KH và CN vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và chưa trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; chất lượng hoạt động KH và CN còn thấp, thiếu cán bộ khoa học đầu đàn và đủ sức nghiên cứu những công trình tầm cỡ; chính sách đãi ngộ chưa đáp ứng và kinh phí đầu tư còn dàn trải...
Góp ý về phương hướng hoạt động của Hội đồng trong năm 2009, Thủ tướng chỉ đạo: Trước bối cảnh tình hình kinh tế thế giới biến động, Hội đồng cần chủ động đề xuất những cơ chế, chính sách trên từng lĩnh vực cụ thể nhằm tạo bước đột phá về các sản phẩm lợi thế của quốc gia, nhất là trên lĩnh vực sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ, từ đó đề xuất các chính sách phù hợp với điều kiện thực tiễn của đất nước. Thủ tướng gợi ý: Hội đồng cần chủ động nghiên cứu, đề xuất độc lập các chính sách nhằm thúc đẩy KH và CN phát triển; chế độ đãi ngộ và sử dụng cán bộ trẻ; kinh phí đầu tư cho các đề tài nghiên cứu ứng dụng vào sản xuất; huy động các nguồn lực...
Tại phiên họp, 31 thành viên của hội đồng đã đóng góp nhiều ý kiến vào dự thảo quy chế hoạt động của Hội đồng nhiệm kỳ 2009 - 2013; chương trình hoạt động của Hội đồng năm 2009. GS, TSKH Ðỗ Trung Tá, Chủ tịch Hội đồng Chính sách KH và CN quốc gia nêu lên những vấn đề mà Hội đồng sẽ chủ động tư vấn cho Chính phủ trong thời gian tới: Chuẩn bị cho chiến lược mới về KH và CN đến năm 2020; chính sách thúc đẩy Việt Nam trở thành "nước mạnh về công nghệ thông tin"; cơ chế, chính sách để KH và CN thúc đẩy sản xuất, tham gia giải quyết những vấn đề về nông nghiệp, nông dân và nông thôn trong thời gian kích cầu nền kinh tế.
Ðóng góp ý kiến với Hội đồng, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, trong thời gian tới Hội đồng cần tập trung vào 4 hoạt động chính: Tư vấn cho Chính phủ những chính sách cụ thể và cả chiến lược về hoạt động KH và CN; tăng cường nguồn lực phát triển KH và CN; chủ động đề xuất chính sách và cơ chế phát triển sản phẩm trọng điểm quốc gia; xây dựng cơ chế đánh giá kết quả hoạt động KH và CN hằng năm./.
9 nhóm ngành được hỗ trợ lãi suất vay vốn trung, dài hạn  (08/04/2009)
Khai mạc Liên hoan "Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác" miền Đông Nam bộ  (08/04/2009)
WB đánh giá nguy cơ khủng hoảng tài chính ở Việt Nam là thấp  (07/04/2009)
Lâm Đồng tiếp tục tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh  (07/04/2009)
Hiểm hoạ do biến đổi khí hậu và giải pháp khắc phục ở Việt Nam  (07/04/2009)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên