Thủ tướng: Chính phủ sẽ tăng tốc trong cải cách thủ tục hành chính
21:49, ngày 05-12-2018
Diễn đàn Cải cách và Phát triển Việt Nam (VRDF) đã diễn ra sáng 05-12, tại Hà Nội với sự tham dự của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Đây là Diễn đàn thay thế Diễn đàn Phát triển Việt Nam (VDF) mà trước đó từng là Diễn đàn Đối tác phát triển Việt Nam (VDPF), Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ (CG) - được tổ chức thường niên trong suốt 25 năm qua, kể từ năm 1993 tổ chức ở Paris.
Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, đây là bước đi ban đầu, tạo nền tảng phát triển để trở thành Diễn đàn cải cách và phát triển mang tầm quốc tế và khu vực, góp phần vào sự thịnh vượng và phát triển bền vững không chỉ của riêng Việt Nam mà cả khu vực, tạo điều kiện cho các quốc gia, trong đó có Việt Nam phát huy tốt hơn vai trò của mình trên trường quốc tế.
Một câu hỏi lớn đặt ra tại Diễn đàn là “làm thế nào để tận dụng triệt để được mọi cơ hội, nhất là cơ hội từ công nghiệp 4.0, vượt qua được khó khăn, thách thức, làm rõ các động lực tăng trưởng mới với tầm nhìn phát triển trong kỷ nguyên mới gắn liền với tư duy đổi mới, cải cách để tìm ra phương án tốt nhất cho bài toán tăng trưởng và phát triển của Việt Nam”.
Phát biểu tại Diễn đàn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, sau hơn 25 năm từ lần đầu tiên của Diễn đàn, từ một nước nhận viện trợ, Việt Nam đã vươn lên trở thành quốc gia có thu nhập trung bình, năng động hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, đồng thời cũng là quốc gia sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và tích cực giải quyết những vấn đề toàn cầu.
Nhắc đến câu nói “Có niềm tin là có tất cả, mất niềm tin là mất tất cả”, Thủ tướng cho rằng, trong mỗi bước đi trên hành trình phát triển, Việt Nam luôn có được sự ủng hộ và đồng hành đáng tin cậy của những đối tác, nhà tài trợ.
Nêu rõ, để chuyển đổi thành công từ một quốc gia có trình độ phát triển thấp trở thành một nền kinh tế có thu nhập trung bình với tốc độ phát triển cao và ổn định là điều không dễ dàng, theo Thủ tướng, cần nhìn nhận thực tế rằng một quốc gia như Việt Nam ngày nay có thể vượt thoát bẫy thu nhập trung bình trở thành nước có thu nhập trung bình cao sẽ càng là thử thách đầy khó khăn không kém.
Việt Nam vẫn đang đứng trước nhiều nguy cơ, trong đó nguy cơ bị bỏ lại và rơi vào bẫy thu nhập trung bình. Việt Nam đã nỗ lực rất nhiều để cải thiện 3 điểm nghẽn chiến lược cản trở sự phát triển là thể chế, kết cấu hạ tầng và chất lượng nguồn nhân lực.
Nhưng những kết quả này chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, cũng như chưa tương xứng với tốc độ phát triển mà Việt Nam kỳ vọng trong giai đoạn tới đây, Thủ tướng nói.
Trên tinh thần đó, Thủ tướng mong muốn các nhà tài trợ tiếp tục gửi gắm niềm tin và đồng hành với Việt Nam, giúp Việt Nam tránh được bẫy thu nhập trung bình, thoát nguy cơ bị tụt lại phía sau trong thế giới toàn cầu hóa.
Thủ tướng chia sẻ, Việt Nam có tầm nhìn và khát vọng về một quốc gia thịnh vượng vào 2045. Song, để tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân 30 năm tới tương đương với 30 năm qua sẽ không hề dễ dàng, bởi vì khi đạt được mức tăng trưởng cao, để tăng trưởng cao hơn nữa sẽ rất thách thức.
Tuy nhiên, “Việt Nam luôn cháy mãi khát vọng thịnh vượng, với mục tiêu sẽ gia nhập nhóm các quốc gia có thu nhập cao trên thế giới và là thành viên có trách nhiệm, chia sẻ trở lại với cộng đồng quốc tế trong những thập niên tới”, Thủ tướng nói và nêu rõ, sự phát triển của Việt Nam được đặt trong tổng hòa của tính bền vững, bao trùm về kinh tế, chính trị, xã hội và môi trường tự nhiên.
Đó là một nền kinh tế dựa trên tri thức, công nghệ và đổi mới sáng tạo, tăng trưởng xanh, và có khả năng chống chịu cao với biến đổi khí hậu, thiên tai và mọi người dân đều dược hưởng lợi từ thành quả phát triển, không để ai bị bỏ lại phía sau.
Đề cập đến những thách thức trên con đường hiện thực hoá tầm nhìn và chiến lược phát triển của Việt Nam, Thủ tướng khẳng định, Chính phủ sẽ tăng tốc trong cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, tạo kênh tương tác trực tiếp giữa người dân và chính quyền, xây dựng một cơ chế mà các chủ thể trong xã hội có thể tham gia một cách hiệu quả, trực tiếp hơn vào quá trình lập chính sách.
Tập trung chuvển đổi số Chính phủ trong đó ưu tiên xây dựng khung pháp lý về số hoá và cổng dịch vụ công quốc gia. Đổi mới cơ chế tuyển dụng, đánh giá cán bộ để lựa chọn được người tài phục vụ trong hệ thống hành chính.
Về chất lượng nguồn nhân lực, Thủ tướng nêu rõ, Chính phủ xác định nhân lực là chìa khóa vàng cho sự thành công trong tương lai và đang nỗ lực tìm kiếm những giải pháp hiệu quả để xây dựng được nguồn lực con người chất lượng phục vụ tăng trưởng bền vững.
Cùng với đó, Việt Nam ưu tiên đầu tư cho hạ tầng thông minh, hạ tầng công nghệ số để tăng khả năng kết nối các yếu tố và tài nguyên của nền kinh tế.
Tại Diễn đàn, Thủ tướng cho biết, để bắt nhịp với thời đại và xu hướng mới, Chính phủ bổ sung thêm 2 đột phá mới, coi đó là 2 động lực tăng trưởng quan trọng của Việt Nam trong thập niên tới.
Một là, thúc đẩy năng lực sáng tạo và ứng dụng công nghiệp 4.0. Thủ tướng nhấn mạnh, đây là cơ hội để Việt Nam tăng năng suất lao động, cải thiện năng lực cạnh tranh và nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo.
Bày tỏ vui mừng vì không khí khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam chưa bao giờ phát triển mạnh mẽ, rộng khắp như hiện nay, Thủ tướng khẳng định đây không phải là một phong trào, mà đó là một tinh thần và một quyết tâm. Song song với đó là xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp, thúc đẩy đổi mới sáng tạo.
“Có ý tưởng tốt thôi chưa đủ, ý tưởng đó cần phải được 'ươm tạo' trong các vườn ươm, tạo môi trường để phát triển và biến các start-up này thành doanh nghiệp tầm cỡ, đem lại giá trị cao cho nền kinh tế,” Thủ tướng nói.
Vấn đề thứ hai là thúc đẩy và phát huy khu vực kinh tế tư nhân. Thủ tướng nhất trí với nhận định của các chuyên gia, coi đây là một trong các đòn bẩy quan trọng, tạo sức cạnh tranh, tạo sự linh hoạt cho nền kinh tế trong điều kiện môi trường kinh tế quốc tế và khoa học công nghệ nhiều biến động.
Thủ tướng khẳng định, Chính phủ Việt Nam luôn quan tâm và có những hành động cụ thể nhằm phát triển khu vực kinh tế tư nhân. Hướng tới mục tiêu năm 2020 có khoảng 1 triệu doanh nghiệp, chủ yếu trong khu vực tư nhân. Sáng tạo và Khởi nghiệp - tập trung vào tầng lớp thanh niên trẻ, có khát vọng, sáng tạo, dám làm, chấp nhận vấp ngã và biết đứng lên - cũng là nguồn tăng trưởng về số lượng và chất lượng các doanh nghiệp thế hệ mới.
Trên tinh thần đó, Thủ tướng cho rằng: “Cải cách thể chế pháp luật là đương nhiên, nhưng nếu chỉ viện lý do thể chế pháp luật thì chưa thuyết phục”.
Với VRDF, thay vì là hoạt động đối thoại giữa các đối tác phát triển với Chính phủ Việt Nam như trước đây, các đối tác phát triển sẽ giúp Chính phủ mời các chuyên gia quốc tế về các lĩnh vực mà chúng ta đang ưu tiên quan tâm, tới Diễn đàn để chia sẻ kinh nghiệm, trình bày các nghiên cứu và những ý kiến gợi mở với Chính phủ.
Tại VRDF, không chỉ có các đối tác phát triển mà còn có các đại diện khu vực tư nhân, giới học giả, nghiên cứu, truyền thông… cùng học hỏi lẫn nhau và chia sẻ kinh nghiệm phát triển.
Diễn đàn được kỳ vọng sẽ đưa ra những đề xuất cụ thể cho sự điều chỉnh (cải cách) chính sách của Chính phủ và cung cấp được thông tin đến với các chủ thể phát triển của đất nước./.
Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, đây là bước đi ban đầu, tạo nền tảng phát triển để trở thành Diễn đàn cải cách và phát triển mang tầm quốc tế và khu vực, góp phần vào sự thịnh vượng và phát triển bền vững không chỉ của riêng Việt Nam mà cả khu vực, tạo điều kiện cho các quốc gia, trong đó có Việt Nam phát huy tốt hơn vai trò của mình trên trường quốc tế.
Một câu hỏi lớn đặt ra tại Diễn đàn là “làm thế nào để tận dụng triệt để được mọi cơ hội, nhất là cơ hội từ công nghiệp 4.0, vượt qua được khó khăn, thách thức, làm rõ các động lực tăng trưởng mới với tầm nhìn phát triển trong kỷ nguyên mới gắn liền với tư duy đổi mới, cải cách để tìm ra phương án tốt nhất cho bài toán tăng trưởng và phát triển của Việt Nam”.
Phát biểu tại Diễn đàn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, sau hơn 25 năm từ lần đầu tiên của Diễn đàn, từ một nước nhận viện trợ, Việt Nam đã vươn lên trở thành quốc gia có thu nhập trung bình, năng động hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, đồng thời cũng là quốc gia sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và tích cực giải quyết những vấn đề toàn cầu.
Nhắc đến câu nói “Có niềm tin là có tất cả, mất niềm tin là mất tất cả”, Thủ tướng cho rằng, trong mỗi bước đi trên hành trình phát triển, Việt Nam luôn có được sự ủng hộ và đồng hành đáng tin cậy của những đối tác, nhà tài trợ.
Nêu rõ, để chuyển đổi thành công từ một quốc gia có trình độ phát triển thấp trở thành một nền kinh tế có thu nhập trung bình với tốc độ phát triển cao và ổn định là điều không dễ dàng, theo Thủ tướng, cần nhìn nhận thực tế rằng một quốc gia như Việt Nam ngày nay có thể vượt thoát bẫy thu nhập trung bình trở thành nước có thu nhập trung bình cao sẽ càng là thử thách đầy khó khăn không kém.
Việt Nam vẫn đang đứng trước nhiều nguy cơ, trong đó nguy cơ bị bỏ lại và rơi vào bẫy thu nhập trung bình. Việt Nam đã nỗ lực rất nhiều để cải thiện 3 điểm nghẽn chiến lược cản trở sự phát triển là thể chế, kết cấu hạ tầng và chất lượng nguồn nhân lực.
Nhưng những kết quả này chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, cũng như chưa tương xứng với tốc độ phát triển mà Việt Nam kỳ vọng trong giai đoạn tới đây, Thủ tướng nói.
Trên tinh thần đó, Thủ tướng mong muốn các nhà tài trợ tiếp tục gửi gắm niềm tin và đồng hành với Việt Nam, giúp Việt Nam tránh được bẫy thu nhập trung bình, thoát nguy cơ bị tụt lại phía sau trong thế giới toàn cầu hóa.
Thủ tướng chia sẻ, Việt Nam có tầm nhìn và khát vọng về một quốc gia thịnh vượng vào 2045. Song, để tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân 30 năm tới tương đương với 30 năm qua sẽ không hề dễ dàng, bởi vì khi đạt được mức tăng trưởng cao, để tăng trưởng cao hơn nữa sẽ rất thách thức.
Tuy nhiên, “Việt Nam luôn cháy mãi khát vọng thịnh vượng, với mục tiêu sẽ gia nhập nhóm các quốc gia có thu nhập cao trên thế giới và là thành viên có trách nhiệm, chia sẻ trở lại với cộng đồng quốc tế trong những thập niên tới”, Thủ tướng nói và nêu rõ, sự phát triển của Việt Nam được đặt trong tổng hòa của tính bền vững, bao trùm về kinh tế, chính trị, xã hội và môi trường tự nhiên.
Đó là một nền kinh tế dựa trên tri thức, công nghệ và đổi mới sáng tạo, tăng trưởng xanh, và có khả năng chống chịu cao với biến đổi khí hậu, thiên tai và mọi người dân đều dược hưởng lợi từ thành quả phát triển, không để ai bị bỏ lại phía sau.
Đề cập đến những thách thức trên con đường hiện thực hoá tầm nhìn và chiến lược phát triển của Việt Nam, Thủ tướng khẳng định, Chính phủ sẽ tăng tốc trong cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, tạo kênh tương tác trực tiếp giữa người dân và chính quyền, xây dựng một cơ chế mà các chủ thể trong xã hội có thể tham gia một cách hiệu quả, trực tiếp hơn vào quá trình lập chính sách.
Tập trung chuvển đổi số Chính phủ trong đó ưu tiên xây dựng khung pháp lý về số hoá và cổng dịch vụ công quốc gia. Đổi mới cơ chế tuyển dụng, đánh giá cán bộ để lựa chọn được người tài phục vụ trong hệ thống hành chính.
Về chất lượng nguồn nhân lực, Thủ tướng nêu rõ, Chính phủ xác định nhân lực là chìa khóa vàng cho sự thành công trong tương lai và đang nỗ lực tìm kiếm những giải pháp hiệu quả để xây dựng được nguồn lực con người chất lượng phục vụ tăng trưởng bền vững.
Cùng với đó, Việt Nam ưu tiên đầu tư cho hạ tầng thông minh, hạ tầng công nghệ số để tăng khả năng kết nối các yếu tố và tài nguyên của nền kinh tế.
Tại Diễn đàn, Thủ tướng cho biết, để bắt nhịp với thời đại và xu hướng mới, Chính phủ bổ sung thêm 2 đột phá mới, coi đó là 2 động lực tăng trưởng quan trọng của Việt Nam trong thập niên tới.
Một là, thúc đẩy năng lực sáng tạo và ứng dụng công nghiệp 4.0. Thủ tướng nhấn mạnh, đây là cơ hội để Việt Nam tăng năng suất lao động, cải thiện năng lực cạnh tranh và nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo.
Bày tỏ vui mừng vì không khí khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam chưa bao giờ phát triển mạnh mẽ, rộng khắp như hiện nay, Thủ tướng khẳng định đây không phải là một phong trào, mà đó là một tinh thần và một quyết tâm. Song song với đó là xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp, thúc đẩy đổi mới sáng tạo.
“Có ý tưởng tốt thôi chưa đủ, ý tưởng đó cần phải được 'ươm tạo' trong các vườn ươm, tạo môi trường để phát triển và biến các start-up này thành doanh nghiệp tầm cỡ, đem lại giá trị cao cho nền kinh tế,” Thủ tướng nói.
Vấn đề thứ hai là thúc đẩy và phát huy khu vực kinh tế tư nhân. Thủ tướng nhất trí với nhận định của các chuyên gia, coi đây là một trong các đòn bẩy quan trọng, tạo sức cạnh tranh, tạo sự linh hoạt cho nền kinh tế trong điều kiện môi trường kinh tế quốc tế và khoa học công nghệ nhiều biến động.
Thủ tướng khẳng định, Chính phủ Việt Nam luôn quan tâm và có những hành động cụ thể nhằm phát triển khu vực kinh tế tư nhân. Hướng tới mục tiêu năm 2020 có khoảng 1 triệu doanh nghiệp, chủ yếu trong khu vực tư nhân. Sáng tạo và Khởi nghiệp - tập trung vào tầng lớp thanh niên trẻ, có khát vọng, sáng tạo, dám làm, chấp nhận vấp ngã và biết đứng lên - cũng là nguồn tăng trưởng về số lượng và chất lượng các doanh nghiệp thế hệ mới.
Trên tinh thần đó, Thủ tướng cho rằng: “Cải cách thể chế pháp luật là đương nhiên, nhưng nếu chỉ viện lý do thể chế pháp luật thì chưa thuyết phục”.
Với VRDF, thay vì là hoạt động đối thoại giữa các đối tác phát triển với Chính phủ Việt Nam như trước đây, các đối tác phát triển sẽ giúp Chính phủ mời các chuyên gia quốc tế về các lĩnh vực mà chúng ta đang ưu tiên quan tâm, tới Diễn đàn để chia sẻ kinh nghiệm, trình bày các nghiên cứu và những ý kiến gợi mở với Chính phủ.
Tại VRDF, không chỉ có các đối tác phát triển mà còn có các đại diện khu vực tư nhân, giới học giả, nghiên cứu, truyền thông… cùng học hỏi lẫn nhau và chia sẻ kinh nghiệm phát triển.
Diễn đàn được kỳ vọng sẽ đưa ra những đề xuất cụ thể cho sự điều chỉnh (cải cách) chính sách của Chính phủ và cung cấp được thông tin đến với các chủ thể phát triển của đất nước./.
Thủ tướng chủ trì họp về công tác tổ chức Đại lễ Vesak 2019  (05/12/2018)
Đề nghị thành phố Houston đẩy mạnh ưu thế hợp tác với Việt Nam  (05/12/2018)
Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm đối tượng đe dọa phóng viên điều tra vụ bảo kê ở chợ Long Biên  (05/12/2018)
- Quảng Ngãi phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên