Kiện toàn Hội đồng Giáo dục quốc phòng và an ninh Trung ương
20:48, ngày 08-06-2018
TCCSĐT - Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định kiện toàn Hội đồng Giáo dục quốc phòng và an ninh Trung ương, Ban Thường trực Hội đồng Giáo dục quốc phòng và an ninh Trung ương.
Theo đó, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam làm Chủ tịch Hội đồng Giáo dục quốc phòng và an ninh Trung ương.
Phó Chủ tịch Hội đồng gồm: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Ngô Xuân Lịch (Phó Chủ tịch Thường trực); Bộ trưởng Bộ Công an, Thượng tướng Tô Lâm; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ; Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương Mai Văn Chính (mời tham gia là Phó Chủ tịch Hội đồng).
Các Ủy viên của Hội đồng là đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan liên quan. Ban Thường trực Hội đồng gồm 17 thành viên, do Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Phan Văn Giang làm Trưởng ban.
Hội đồng Giáo dục quốc phòng và an ninh Trung ương, Ban Thường trực Hội đồng Giáo dục quốc phòng và an ninh Trung ương hoạt động theo quy định tại Quyết định số 15/QĐ-HĐGDQPAN ngày 19-3-2014 của Chủ tịch Hội đồng Giáo dục quốc phòng và an ninh Trung ương ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng Giáo dục quốc phòng và an ninh Trung ương.
Quảng Trị cần lựa chọn lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế để đầu tư
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu trong điều kiện nguồn lực hạn chế, thách thức còn nhiều, tỉnh Quảng Trị phải lựa chọn những lĩnh vực có tiềm năng và lợi thế so sánh để đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh, bảo đảm bền vững về môi trường và xã hội. Đó là nội dung trong văn bản 210/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với Lãnh đạo tỉnh Quảng Trị.
Kết luận nêu rõ, năm 2017 là năm đầu tiên sau nhiều năm tỉnh Quảng Trị hoàn thành 22/22 chỉ tiêu kinh tế-xã hội chủ yếu đề ra. Trong điều kiện hết sức khó khăn nhưng tăng trưởng của Tỉnh vẫn đạt tốc độ trên 7%.
Tuy nhiên, Quảng Trị là vùng đất khó khăn, đồi núi nhiều, thời tiết khắc nghiệt, thiên tai, hạn hán thường xuyên; chịu tác động lớn của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Kết cấu hạ tầng lạc hậu, quy mô kinh tế còn nhỏ, thu nhập bình quân đầu người bằng khoảng 70% mức bình quân cả nước. Chỉ số phát triển công nghiệp 7,24% (cả nước 13,4%). Khu vực kinh tế tư nhân, hợp tác xã chưa phát triển, tỷ lệ 193 người dân/doanh nghiệp (bình quân cả nước 150 người/doanh nghiệp). Chỉ số PCI năm 2017 đứng thứ 54, doanh nghiệp còn gặp khó khăn về tiếp cận đất đai và thủ tục hành chính.
Để khắc phục khó khăn và có giải pháp, bước đi phù hợp trong thời gian tới, Quảng Trị cần tiến hành kiểm điểm kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh giữa nhiệm kỳ với tinh thần cầu thị và quyết tâm cao.
Thủ tướng lưu ý Quảng Trị lập và điều chỉnh quy hoạch phải có tầm nhìn xa. Phát triển bền vững cần được đề cao gắn với các ưu tiên cụ thể; bảo đảm quy hoạch không chồng lấn, không chạy theo dự án sẵn có; nên hướng tới cụm ngành kinh tế (cụm công nghiệp, cụm dịch vụ) để tạo thuận lợi trong liên kết, hợp tác, tận dụng hạ tầng chung và tiết giảm chi phí.
Tập trung cải thiện môi trường kinh doanh; tập trung vào những thành tố còn yếu như chi phí không chính thức, cạnh tranh bình đẳng và tính năng động; phấn đấu đến năm 2020, Tỉnh nằm ở nhóm đạt kết quả khá trong các tỉnh Miền Trung. Lãnh đạo tỉnh tăng cường đối thoại, tháo gỡ kịp thời những vướng mắc, khó khăn cho doanh nghiệp, hỗ trợ thông tin cho doanh nghiệp về thị trường, xúc tiến thương mại, hội nhập, quy hoạch, kế hoạch. Xây dựng một nền quản trị vì dân, vì doanh nghiệp.
Quảng Trị cần thu hút doanh nghiệp lớn, đối tác kinh tế chiến lược đến hợp tác, đầu tư ở địa phương. Tạo sự bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp, tạo điều kiện phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhất là doanh nghiệp mới thành lập tiếp cận các nguồn lực: đất đai, vốn, dịch vụ hỗ trợ kinh doanh. Nâng cao hiệu quả lao động của doanh nghiệp nhà nước, coi doanh nghiệp tư nhân là đòn bẩy để tăng năng suất lao động.
Đồng thời, cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp, phấn đấu giá trị sản xuất ngành nông lâm nghiệp, thủy sản tăng bình quân từ 3-5%/năm. Tập trung phát triển một số cây trồng, vật nuôi chủ lực gắn với phát triển cơ sở chế biến. Nhân rộng các mô hình khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Chủ động phối hợp với các chủ đầu tư, tranh thủ sự giúp đỡ của các Bộ, ngành Trung ương nhanh chóng đưa các dự án động lực trên địa bàn Tỉnh sớm đi vào hoạt động như: Cảng biển Mỹ Thủy, Nhà máy nhiệt điện than Quảng Trị II, Nhà máy điện khí, Dự án Khu công nghiệp VSIP, xây dựng ngành công nghiệp năng lượng mới (điện gió, điện mặt trời...), bảo đảm yếu tố môi trường để phát triển bền vững.
Phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch, nhất là du lịch dịch vụ biển. Mở tuyến du lịch ra Cồn Cỏ gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo. Bên cạnh đó, Quảng Trị cần huy động, lồng ghép các nguồn lực thực hiện mục tiêu giảm nghèo. Hỗ trợ kịp thời người dân vùng bị thiên tai, lũ lụt khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống. Thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, người có công và các đối tượng bảo trợ xã hội.
Ban hành tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu
Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ vừa ký Quyết định ban hành tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2018 - 2020. Theo đó, xã được công nhận nông thôn mới kiểu mẫu là xã đã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao theo quy định và đáp ứng 4 tiêu chí sau:
Tiêu chí Sản xuất - Thu nhập - Hộ nghèo
Tổ chức sản xuất: Có vùng sản xuất hàng hóa tập trung đối với các sản phẩm chủ lực của xã, đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, kinh doanh hiệu quả, thích ứng với biến đổi khí hậu; có ít nhất 02 hợp tác xã kiểu mới liên kết làm ăn có hiệu quả.
Phó Chủ tịch Hội đồng gồm: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Ngô Xuân Lịch (Phó Chủ tịch Thường trực); Bộ trưởng Bộ Công an, Thượng tướng Tô Lâm; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ; Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương Mai Văn Chính (mời tham gia là Phó Chủ tịch Hội đồng).
Các Ủy viên của Hội đồng là đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan liên quan. Ban Thường trực Hội đồng gồm 17 thành viên, do Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Phan Văn Giang làm Trưởng ban.
Hội đồng Giáo dục quốc phòng và an ninh Trung ương, Ban Thường trực Hội đồng Giáo dục quốc phòng và an ninh Trung ương hoạt động theo quy định tại Quyết định số 15/QĐ-HĐGDQPAN ngày 19-3-2014 của Chủ tịch Hội đồng Giáo dục quốc phòng và an ninh Trung ương ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng Giáo dục quốc phòng và an ninh Trung ương.
Quảng Trị cần lựa chọn lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế để đầu tư
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu trong điều kiện nguồn lực hạn chế, thách thức còn nhiều, tỉnh Quảng Trị phải lựa chọn những lĩnh vực có tiềm năng và lợi thế so sánh để đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh, bảo đảm bền vững về môi trường và xã hội. Đó là nội dung trong văn bản 210/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với Lãnh đạo tỉnh Quảng Trị.
Kết luận nêu rõ, năm 2017 là năm đầu tiên sau nhiều năm tỉnh Quảng Trị hoàn thành 22/22 chỉ tiêu kinh tế-xã hội chủ yếu đề ra. Trong điều kiện hết sức khó khăn nhưng tăng trưởng của Tỉnh vẫn đạt tốc độ trên 7%.
Tuy nhiên, Quảng Trị là vùng đất khó khăn, đồi núi nhiều, thời tiết khắc nghiệt, thiên tai, hạn hán thường xuyên; chịu tác động lớn của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Kết cấu hạ tầng lạc hậu, quy mô kinh tế còn nhỏ, thu nhập bình quân đầu người bằng khoảng 70% mức bình quân cả nước. Chỉ số phát triển công nghiệp 7,24% (cả nước 13,4%). Khu vực kinh tế tư nhân, hợp tác xã chưa phát triển, tỷ lệ 193 người dân/doanh nghiệp (bình quân cả nước 150 người/doanh nghiệp). Chỉ số PCI năm 2017 đứng thứ 54, doanh nghiệp còn gặp khó khăn về tiếp cận đất đai và thủ tục hành chính.
Để khắc phục khó khăn và có giải pháp, bước đi phù hợp trong thời gian tới, Quảng Trị cần tiến hành kiểm điểm kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh giữa nhiệm kỳ với tinh thần cầu thị và quyết tâm cao.
Thủ tướng lưu ý Quảng Trị lập và điều chỉnh quy hoạch phải có tầm nhìn xa. Phát triển bền vững cần được đề cao gắn với các ưu tiên cụ thể; bảo đảm quy hoạch không chồng lấn, không chạy theo dự án sẵn có; nên hướng tới cụm ngành kinh tế (cụm công nghiệp, cụm dịch vụ) để tạo thuận lợi trong liên kết, hợp tác, tận dụng hạ tầng chung và tiết giảm chi phí.
Tập trung cải thiện môi trường kinh doanh; tập trung vào những thành tố còn yếu như chi phí không chính thức, cạnh tranh bình đẳng và tính năng động; phấn đấu đến năm 2020, Tỉnh nằm ở nhóm đạt kết quả khá trong các tỉnh Miền Trung. Lãnh đạo tỉnh tăng cường đối thoại, tháo gỡ kịp thời những vướng mắc, khó khăn cho doanh nghiệp, hỗ trợ thông tin cho doanh nghiệp về thị trường, xúc tiến thương mại, hội nhập, quy hoạch, kế hoạch. Xây dựng một nền quản trị vì dân, vì doanh nghiệp.
Quảng Trị cần thu hút doanh nghiệp lớn, đối tác kinh tế chiến lược đến hợp tác, đầu tư ở địa phương. Tạo sự bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp, tạo điều kiện phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhất là doanh nghiệp mới thành lập tiếp cận các nguồn lực: đất đai, vốn, dịch vụ hỗ trợ kinh doanh. Nâng cao hiệu quả lao động của doanh nghiệp nhà nước, coi doanh nghiệp tư nhân là đòn bẩy để tăng năng suất lao động.
Đồng thời, cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp, phấn đấu giá trị sản xuất ngành nông lâm nghiệp, thủy sản tăng bình quân từ 3-5%/năm. Tập trung phát triển một số cây trồng, vật nuôi chủ lực gắn với phát triển cơ sở chế biến. Nhân rộng các mô hình khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Chủ động phối hợp với các chủ đầu tư, tranh thủ sự giúp đỡ của các Bộ, ngành Trung ương nhanh chóng đưa các dự án động lực trên địa bàn Tỉnh sớm đi vào hoạt động như: Cảng biển Mỹ Thủy, Nhà máy nhiệt điện than Quảng Trị II, Nhà máy điện khí, Dự án Khu công nghiệp VSIP, xây dựng ngành công nghiệp năng lượng mới (điện gió, điện mặt trời...), bảo đảm yếu tố môi trường để phát triển bền vững.
Phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch, nhất là du lịch dịch vụ biển. Mở tuyến du lịch ra Cồn Cỏ gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo. Bên cạnh đó, Quảng Trị cần huy động, lồng ghép các nguồn lực thực hiện mục tiêu giảm nghèo. Hỗ trợ kịp thời người dân vùng bị thiên tai, lũ lụt khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống. Thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, người có công và các đối tượng bảo trợ xã hội.
Ban hành tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu
Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ vừa ký Quyết định ban hành tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2018 - 2020. Theo đó, xã được công nhận nông thôn mới kiểu mẫu là xã đã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao theo quy định và đáp ứng 4 tiêu chí sau:
Tiêu chí Sản xuất - Thu nhập - Hộ nghèo
Tổ chức sản xuất: Có vùng sản xuất hàng hóa tập trung đối với các sản phẩm chủ lực của xã, đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, kinh doanh hiệu quả, thích ứng với biến đổi khí hậu; có ít nhất 02 hợp tác xã kiểu mới liên kết làm ăn có hiệu quả.
Thu nhập bình quân đầu người của xã tại thời điểm xét, công nhận xã nông thôn mới kiểu mẫu phải cao hơn từ 1,5 lần trở lên so với thu nhập bình quân đầu người tại thời điểm được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Không có hộ nghèo (trừ các trường hợp thuộc diện bảo trợ xã hội theo quy định, hoặc do tai nạn rủi ro bất khả kháng, hoặc do bệnh hiểm nghèo).
Tiêu chí Giáo dục - Y tế - Văn hóa
Tỷ lệ huy động trẻ đi học mẫu giáo đạt từ 90% trở lên; tỷ lệ trẻ em 6 tuổi vào học lớp 1 đạt 100%; tỷ lệ trẻ em 11 tuổi hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học đạt từ 95% trở lên, số trẻ em 11 tuổi còn lại đều đang học các lớp tiểu học; tỷ lệ thanh niên, thiếu niên trong độ tuổi từ 15 đến 18 đang học chương trình giáo dục phổ thông hoặc giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông hoặc giáo dục nghề nghiệp đạt từ 95% trở lên.
Trạm y tế xã có đủ điều kiện khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế; dân số thường trú trên địa bàn xã được quản lý, theo dõi sức khỏe đạt từ 90% trở lên. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt từ 95% trở lên.
Có mô hình hoạt động văn hóa, thể thao tiêu biểu, thu hút từ 60% trở lên số người dân thường trú trên địa bàn xã tham gia. Mỗi thôn, bản, ấp có ít nhất 01 đội hoặc 01 câu lạc bộ văn hóa - văn nghệ hoạt động thường xuyên, hiệu quả.
Tiêu chí Môi trường
Tỷ lệ chất thải rắn được thu gom và xử lý theo đúng quy định đạt từ 90% trở lên; tỷ lệ rác thải sinh hoạt được phân loại, áp dụng biện pháp xử lý phù hợp đạt từ 50% trở lên; có từ 60% trở lên số tuyến đường xã, thôn, bản, ấp có rãnh thoát nước và được trồng cây bóng mát hoặc trồng hoa, cây cảnh toàn tuyến.
Có mô hình bảo vệ môi trường (hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ, đội, nhóm tham gia thực hiện thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn, vệ sinh đường làng ngõ xóm và các khu vực công cộng; câu lạc bộ, đội tuyên truyền về bảo vệ môi trường) hoạt động thường xuyên, hiệu quả, thu hút được sự tham gia của cộng đồng; có từ 90% trở lên số hộ chăn nuôi có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường; 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thực hiện xử lý rác thải, nước thải đạt tiêu chuẩn và đảm bảo bền vững.
Tiêu chí An ninh trật tự - Hành chính công
Trong 3 năm liên tục trước năm xét, công nhận xã nông thôn mới kiểu mẫu, trên địa bàn xã: không có khiếu kiện đông người trái pháp luật; không có công dân thường trú ở xã phạm tội; tệ nạn xã hội được kiềm chế, giảm; công khai minh bạch, đầy đủ các thủ tục hành chính, giải quyết thủ tục hành chính cho các tổ chức, công dân bảo đảm có hiệu quả; có mô hình điển hình về cải cách thủ tục hành chính hoạt động hiệu quả.
Các bộ, ngành liên quan căn cứ chức năng quản lý nhà nước, ban hành hướng dẫn thực hiện đối với các tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2018 - 2020.
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu và điều kiện thực tế địa phương, lựa chọn loại hình xã nông thôn mới kiểu mẫu nổi trội nhất trong các nhóm tiêu chí trên (về sản xuất, về văn hóa, về giáo dục, về du lịch, về môi trường, về an ninh trật tự...) để hướng dẫn, chỉ đạo, thực hiện xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu./.
Không có hộ nghèo (trừ các trường hợp thuộc diện bảo trợ xã hội theo quy định, hoặc do tai nạn rủi ro bất khả kháng, hoặc do bệnh hiểm nghèo).
Tiêu chí Giáo dục - Y tế - Văn hóa
Tỷ lệ huy động trẻ đi học mẫu giáo đạt từ 90% trở lên; tỷ lệ trẻ em 6 tuổi vào học lớp 1 đạt 100%; tỷ lệ trẻ em 11 tuổi hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học đạt từ 95% trở lên, số trẻ em 11 tuổi còn lại đều đang học các lớp tiểu học; tỷ lệ thanh niên, thiếu niên trong độ tuổi từ 15 đến 18 đang học chương trình giáo dục phổ thông hoặc giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông hoặc giáo dục nghề nghiệp đạt từ 95% trở lên.
Trạm y tế xã có đủ điều kiện khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế; dân số thường trú trên địa bàn xã được quản lý, theo dõi sức khỏe đạt từ 90% trở lên. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt từ 95% trở lên.
Có mô hình hoạt động văn hóa, thể thao tiêu biểu, thu hút từ 60% trở lên số người dân thường trú trên địa bàn xã tham gia. Mỗi thôn, bản, ấp có ít nhất 01 đội hoặc 01 câu lạc bộ văn hóa - văn nghệ hoạt động thường xuyên, hiệu quả.
Tiêu chí Môi trường
Tỷ lệ chất thải rắn được thu gom và xử lý theo đúng quy định đạt từ 90% trở lên; tỷ lệ rác thải sinh hoạt được phân loại, áp dụng biện pháp xử lý phù hợp đạt từ 50% trở lên; có từ 60% trở lên số tuyến đường xã, thôn, bản, ấp có rãnh thoát nước và được trồng cây bóng mát hoặc trồng hoa, cây cảnh toàn tuyến.
Có mô hình bảo vệ môi trường (hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ, đội, nhóm tham gia thực hiện thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn, vệ sinh đường làng ngõ xóm và các khu vực công cộng; câu lạc bộ, đội tuyên truyền về bảo vệ môi trường) hoạt động thường xuyên, hiệu quả, thu hút được sự tham gia của cộng đồng; có từ 90% trở lên số hộ chăn nuôi có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường; 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thực hiện xử lý rác thải, nước thải đạt tiêu chuẩn và đảm bảo bền vững.
Tiêu chí An ninh trật tự - Hành chính công
Trong 3 năm liên tục trước năm xét, công nhận xã nông thôn mới kiểu mẫu, trên địa bàn xã: không có khiếu kiện đông người trái pháp luật; không có công dân thường trú ở xã phạm tội; tệ nạn xã hội được kiềm chế, giảm; công khai minh bạch, đầy đủ các thủ tục hành chính, giải quyết thủ tục hành chính cho các tổ chức, công dân bảo đảm có hiệu quả; có mô hình điển hình về cải cách thủ tục hành chính hoạt động hiệu quả.
Các bộ, ngành liên quan căn cứ chức năng quản lý nhà nước, ban hành hướng dẫn thực hiện đối với các tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2018 - 2020.
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu và điều kiện thực tế địa phương, lựa chọn loại hình xã nông thôn mới kiểu mẫu nổi trội nhất trong các nhóm tiêu chí trên (về sản xuất, về văn hóa, về giáo dục, về du lịch, về môi trường, về an ninh trật tự...) để hướng dẫn, chỉ đạo, thực hiện xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu./.
Thủ tướng bắt đầu tham dự Thượng đỉnh G7 mở rộng và thăm Canada  (08/06/2018)
Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo Luật Quốc phòng sửa đổi  (08/06/2018)
Báo cáo tự do tôn giáo của Mỹ đánh giá không khách quan về Việt Nam  (08/06/2018)
Tư tưởng vĩ đại Các Mác với cách mạng Việt Nam  (08/06/2018)
Từ quan điểm của V. I. Lê-nin về chủ nghĩa cơ hội đến cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội ở nước ta hiện nay  (08/06/2018)
Những điểm nổi bật trong công tác xây dựng Đảng ở Thành phố Hồ Chí Minh  (08/06/2018)
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
- Mối quan hệ giữa già hóa dân số và tăng trưởng kinh tế: Kinh nghiệm của Nhật Bản và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam