Phối hợp công tác Ban Cán sự Đảng Chính phủ và Ban Kinh tế Trung ương
Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Bí thư Ban Cán sự Đảng Chính phủ cùng Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình và các thành viên Chính phủ, Ban Kinh tế Trung ương đã dự lễ.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu, cho rằng, việc xây dựng quy chế phối hợp nhằm cụ thể hóa Quyết định 198-QĐ/TW của Bộ Chính trị, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tham mưu của cơ quan về đường lối, chủ trương, chính sách thuộc lĩnh vực kinh tế-xã hội. “Chúng ta có nhiều kênh thông tin, chúng ta lắng nghe, nghiên cứu chính sách, phản biện chính sách để tạo điều kiện cho sự phát triển đất nước”, Thủ tướng nhấn mạnh và đánh giá cao công tác chuẩn bị nội dung, tổ chức lễ ký kết quy chế phối hợp công tác.
Thủ tướng cho rằng trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động và nước ta đối diện không ít khó khăn, thử thách, hai cơ quan cần cùng nhau làm tốt hơn nữa các nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, cần phối hợp tốt hơn nữa, chặt chẽ hơn nữa để nâng cao hiệu quả công tác, chú trọng chất lượng, tính khả thi để chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ, kịp thời. Cần chủ động hơn trong tham mưu, đề xuất cho lãnh đạo Đảng, Nhà nước chỉ đạo kịp thời các vấn đề quan trọng, cấp bách của đất nước, tạo thuận lợi cho việc phối hợp, hỗ trợ nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Thủ tướng mong muốn việc chuẩn bị nội dung quy chế đã tốt thì việc thực hiện quy chế, đưa quy chế vào cuộc sống càng phải tốt hơn. Do đó, Thủ tướng đề nghị các cơ quan liên quan quán triệt cho các bộ, công chức, viên chức của mình thực hiện tốt Quy chế này. Hai bên cần thường xuyên gặp gỡ, trao đổi thông tin kịp thời, chủ động, cả nghiên cứu lý luận và thực tiễn. Trong phối hợp, phải có quyết tâm để đề ra các biện pháp cụ thể một cách sáng tạo, quyết liệt, đổi mới, hình thức phong phú.
Phát biểu tại lễ ký, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình cho rằng cần quán triệt sâu sắc, quyết tâm, nỗ lực để thực hiện thành công các nội dung Quy chế phối hợp. Sau khi có Quy chế thì sự phối hợp sẽ tốt hơn nữa, chặt chẽ hơn nữa.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đã trình bày nội dung Quy chế phối hợp. Quy chế có 11 điều, nêu các phương thức phối hợp cụ thể như lấy ý kiến tham gia bằng văn bản; trao đổi, cung cấp thông tin, tài liệu; tổ chức họp, hội nghị; cử cán bộ tham gia thực hiện nhiệm vụ được giao.
Theo Quy chế, hằng năm, hai cơ quan phối hợp tổ chức các hội thảo, diễn đàn và các sự kiện lớn về kinh tế - xã hội nhằm tham khảo ý kiến của các cơ quan, tổ chức, nhà khoa học, chuyên gia trong nước và quốc tế về đánh giá tình hình, đề xuất các chính sách, giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Qua nghiên cứu, nắm bắt thực tiễn, Ban Kinh tế Trung ương chủ động thông tin với Ban Cán sự Đảng Chính phủ các vấn đề kinh tế - xã hội lớn phát sinh, các kiến nghị giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Ban Cán sự Đảng Chính phủ xem xét, xử lý theo thẩm quyền và thông tin để Ban Kinh tế Trung ương nắm được và phối hợp giải quyết./.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương ra kết luận về vụ Mobifone mua AVG  (02/06/2018)
Có một không khí thi đua để tăng trưởng  (02/06/2018)
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội thăm, tặng quà học sinh Lạng Sơn  (02/06/2018)
Đối thoại Shangri-La 2018: Việt Nam khẳng định tự chủ và hợp tác, tuân thủ luật pháp quốc tế là nền tảng cho hòa bình và phát triển  (02/06/2018)
Chủ tịch nước gặp mặt cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản  (02/06/2018)
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
- Mối quan hệ giữa già hóa dân số và tăng trưởng kinh tế: Kinh nghiệm của Nhật Bản và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên