Phát triển nguồn nhân lực: Nhu cầu lao động dịp cuối năm tăng cao
Cuối năm là thời điểm các doanh nghiệp gia tăng sản xuất, kinh doanh, do đó, nhu cầu tuyển dụng rất lớn. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, để có thể đứng vững lâu dài trong thị trường lao động cạnh tranh khốc liệt, người lao động cần trang bị cho mình các kỹ năng cần thiết.
Thông tin từ Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh (FALMI), những tháng cuối năm, thành phố có khoảng 70.000 việc làm, tập trung ở các nhóm ngành, nghề như: nhân viên kinh doanh - bán hàng, dịch vụ - phục vụ, vận tải - kho bãi - xuất nhập khẩu, công nghệ thông tin, dệt may - giày da, cơ khí - tự động hóa, dịch vụ thông tin tư vấn - chăm sóc khách hàng… Đặc biệt, nhu cầu lao động thời vụ cần cho cuối năm và đến Tết Nguyên đán 2018 trên địa bàn thành phố là trên 35.000 người, tăng 20% so thời điểm cùng kỳ năm 2017.
Ông Trần Anh Tuấn - Phó Giám đốc FALMI cho biết, những tháng cuối năm, nhu cầu tuyển dụng lao động thời vụ và lao động chính thức “nở rộ” do các ngành dịch vụ, sản xuất hàng hóa tăng mạnh để phục vụ thị trường dịp cao điểm cuối năm.
Trung tâm Hỗ trợ học sinh, sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh cũng cho biết, nhu cầu tuyển dụng sinh viên làm việc bán thời gian trong dịp Tết Nguyên đán bắt đầu tăng cao. Đến thời điểm này đã có khoảng 5.000 việc làm trong dịp Tết dành cho sinh viên. Việc làm dành cho sinh viên được các doanh nghiệp tuyển dụng nhiều là các việc làm đặc thù trong dịp Tết như: thu ngân, gói quà, chế biến tại siêu thị; phục vụ, phụ bếp, giữ xe nhà hàng, chuỗi cửa hàng ăn uống; nhân viên kho bãi, cắt vải, xếp hàng lên kệ, chuyển hàng lên xe tại các công ty may mặc; nhân viên bảo vệ, giao hàng, làm lịch, gói bánh tết, trực tổng đài chăm sóc khách hàng, phụ việc nhà, dọn vườn, trông coi nhà cửa…Mức thu nhập bình quân cho lao động thời vụ từ 15.000 đồng đến 50.000 đồng/giờ, hoặc 140.000 đồng đến 300.000 đồng/ngày tùy theo thời gian, thời điểm làm việc và khối lượng công việc.
Bên cạnh việc làm thời vụ thì thời điểm cuối năm, ở khu vực chính thức, nhiều doanh nghiệp trong các lĩnh vực như chế biến thực phẩm, thiết kế đồ họa, dịch vụ kinh doanh giao hàng nhanh, bán hàng online…cũng có nhu cầu tuyển dụng. Hiện tại Trung tâm giới thiệu việc làm Thành phố Hồ Chí Minh đang có hàng ngàn việc làm do doanh nghiệp đăng ký tuyển dụng với đủ các ngành, nghề như bán hàng, công nhân, kỹ thuật…
Ngoài ra, do nhu cầu sản xuất hàng Tết, một số doanh nghiệp tại các khu chế xuất, khu công nghiệp trên địa bàn thành phố cũng đăng thông tin tuyển dụng công nhân. Tại Khu chế xuất Tân Thuận, quận 7 hiện đang có nhiều doanh nghiệp đăng thông tin tuyển lao động như: Công ty Furukawa Automolive Paris chuyên sản xuất linh kiện điện tử đang có nhu cầu tuyển dụng đến 1.000 công nhân, Công ty Trách nhiệm hữu hạn IMG cần tuyển 100 công nhân may, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Quốc tế Sweneo VN cần tuyển hàng trăm công nhân với mức thu nhập khá từ 5,9 - 12 triệu đồng/tháng…
Theo dự báo của FALMI Thành phố Hồ Chí Minh, bước sang năm 2018, thị trường lao động của thành phố dự kiến sẽ tiếp tục sôi động với 300.000 chỗ làm việc, tăng bình quân 5% so với năm 2017, trong đó có 130.000 chỗ làm việc mới, tăng 4% so với năm 2017.
Điểm đặc biệt, theo nhận định của bà Trần Thị Anh Đào - Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2018, thị trường lao động tại thành phố sẽ tập trung thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao vào làm việc ở các ngành, lĩnh vực mũi nhọn và chú trọng phát triển theo xu hướng lao động đã qua đào tạo có nghề chuyên môn yêu cầu về chất lượng, trình độ lao động, có tay nghề, năng suất lao động đảm bảo. Trong đó, nhu cầu nhân lực dự báo sẽ tăng cao ở một số nhóm ngành như công nghệ thông tin tập trung tuyển dụng nhân sự ở các lĩnh vực: phân tích dữ liệu, bảo mật mạng, lập trình ứng dụng di động, lập trình game, lập trình thiết kế game 3D, lập trình thiết kế hiệu ứng hình ảnh và hoạt hình 3D…
Kế hoạch đến năm 2020, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ có 500.000 doanh nghiệp. Như vậy, nhu cầu tuyển dụng cũng sẽ theo đó tăng thêm rất nhiều. Đặc biệt, trong bối cảnh các doanh nghiệp đang chuyển mình theo cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thì nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ gia tăng hơn. Nhu cầu nhân lực chất lượng cao sẽ tập trung vào 4 ngành công nghiệp trọng yếu và 9 nhóm ngành kinh tế dịch vụ thuộc 8 nhóm ngành dịch chuyển ASEAN gồm: cơ khí, điện tử - công nghệ thông tin, chế biến lương thực thực phẩm, hóa chất - nhựa cao su, thương mại, du lịch, dịch vụ kho bãi, tài chính - ngân hàng…
Nhu cầu cao nhưng để tìm được việc làm cũng không phải quá dễ dàng, đó là cảnh báo của ông Trần Anh Tuấn bởi ông cho rằng, với sự dịch chuyển lao động của các tỉnh khác vào thành phố sẽ khiến thị trường lao động tại Thành phố Hồ Chí Minh sôi động nhưng cũng mang tính cạnh tranh cao. “Cơ hội việc làm tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2018 sẽ rộng mở đối với lao động có chuyên môn, tay nghề cao. Do đó, người lao động cần trang bị thêm các kỹ năng mềm, đặc biệt kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, kỷ luật, đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm lao động, năng lực ứng dụng tin học và ngoại ngữ….để có được vị thế vững chắc trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt”, ông Trần Anh Tuấn nhận định./.
10 sự kiện nổi bật của Thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2017  (30/12/2017)
Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” - Chiến thắng của ý chí và trí tuệ Việt Nam  (30/12/2017)
Dư luận thế giới về chiến thắng Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không  (30/12/2017)
Chủ động kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức đảng  (30/12/2017)
Chủ tịch nước dự Hội nghị triển khai công tác ngành Kiểm sát nhân dân  (30/12/2017)
- Tỉnh Quảng Nam tích cực chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
- Thúc đẩy quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước
- Suy ngẫm những điều đặc biệt về cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Phát triển du lịch cộng đồng, góp phần giữ vững thương hiệu “Nha Trang - điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”
- Chính sách, pháp luật của Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề biển, đảo
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên