Hà Nội vẫn còn 97 ổ bệnh sốt xuất huyết
22:30, ngày 29-11-2017
Tin từ Sở Y tế Hà Nội, trong tuần từ 20 - 26/11, toàn thành phố đã ghi nhận 353 trường hợp mắc sốt xuất huyết, giảm 95 trường hợp so với tuần trước đó; trong đó 4 quận, huyện không ghi nhận bệnh nhân mắc mới; 20/30 quận huyện có số ca mắc sốt xuất huyết giảm. Trong tuần không có trường hợp tử vong do sốt xuất huyết.
Đến nay, toàn thành phố vẫn còn 97 ổ bệnh sốt xuất huyết đang hoạt động và hiện vẫn còn 395 bệnh nhân sốt xuất huyết đang được điều trị tại các bệnh viện.
Như vậy, từ đầu năm đến nay, Hà Nội đã ghi nhận 37.146 trường hợp mắc sốt xuất huyết; số bệnh nhân đã khỏi là 36.751 (chiếm 99%). Số ổ bệnh đã được khống chế (qua 14 ngày không xuất hiện thêm bệnh nhân mới) là 5.468/5.565 ổ bệnh (chiếm 98,3%).
Ngoài ra, từ ngày 20 đến ngày 26-11-2017 trên địa bàn thành phố cũng ghi nhận 10 trường hợp mắc sởi, nâng tổng số người mắc bệnh sởi trong năm nay lên 208 người, đã có 1 trường hợp tử vong. Số người mắc bệnh tay chân miệng giảm so với cùng kỳ. Trong tuần không có các bệnh nhân mắc ho gà và các dịch bệnh xâm nhập khác như MERS-CoV, vi rút Ebola, cúm A/H5N6, cúm A/H7N9…
Để khống chế bệnh sốt xuất huyết, Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các đơn vị chức năng tiếp tục triển khai các biện pháp vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy và phun hóa chất diệt muỗi truyền bệnh tại những khu vực phát sinh ca bệnh và ổ bệnh mới theo quy định để hạn chế số ca mắc mới. Riêng với bệnh sởi, số ca mắc tương đương với các tuần trước. Để phòng chống dịch bệnh sởi, Sở Y tế Hà Nội yêu cầu tăng cường công tác vệ sinh môi trường, nâng cao sức đề kháng và đi tiêm chủng đầy đủ cho trẻ, đúng lịch vắc xin phòng bệnh sởi.
Không chủ quan trước dịch bệnh, ngành Y tế Hà Nội chỉ đạo các đơn vị trong ngành triển khai các biện pháp phòng chống sốt xuất huyết và bệnh sởi theo chỉ đạo của Bộ Y tế, Thành ủy và Ủy ban nhân dân thành phố. Các quận, huyện, thị xã tiếp tục triển khai chiến dịch tổng vệ sinh môi trường diệt bọ gậy và phun hóa chất diệt muỗi phòng chống sốt xuất huyết tại khu vực phát sinh bệnh nhân và ổ bệnh mới. Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã triển khai tiêm chủng bổ sung cho trẻ dưới 5 tuổi chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh sởi đồng thời triển khai buổi tiêm chủng thường xuyên tại các xã, phường, thị trấn theo quy định; tiến hành điều tra xử lý tại cộng đồng các ca bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng, sởi, liên cầu lợn…
Các bệnh viện của Hà Nội tổ chức tốt việc phân tuyến, phân luồng bệnh nhân để đảm bảo công tác cấp cứu điều trị kịp thời cho bệnh nhân sốt xuất huyết hoặc bị tay chân miệng, bệnh sởi. Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội và Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã thường xuyên cử cán bộ vào các bệnh viện được phân cấp trên địa bàn (kể cả bệnh viện tuyến Trung ương) để chủ động giám sát ca bệnh, kịp thời tham mưu cho các cấp về diễn biến dịch bệnh và các biện pháp phòng chống.
Cùng với các hoạt động chuyên môn, từng đơn vị trong ngành y tế tích cực tổ chức truyền thông trực tiếp qua các lớp tập huấn, nói chuyện chuyên đề, hội nghị, họp khu dân cư... hoặc truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng về các biện pháp phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là phòng chống sốt xuất huyết, sởi, ho gà, tay chân miệng và các loại dịch bệnh khác.../.
Như vậy, từ đầu năm đến nay, Hà Nội đã ghi nhận 37.146 trường hợp mắc sốt xuất huyết; số bệnh nhân đã khỏi là 36.751 (chiếm 99%). Số ổ bệnh đã được khống chế (qua 14 ngày không xuất hiện thêm bệnh nhân mới) là 5.468/5.565 ổ bệnh (chiếm 98,3%).
Ngoài ra, từ ngày 20 đến ngày 26-11-2017 trên địa bàn thành phố cũng ghi nhận 10 trường hợp mắc sởi, nâng tổng số người mắc bệnh sởi trong năm nay lên 208 người, đã có 1 trường hợp tử vong. Số người mắc bệnh tay chân miệng giảm so với cùng kỳ. Trong tuần không có các bệnh nhân mắc ho gà và các dịch bệnh xâm nhập khác như MERS-CoV, vi rút Ebola, cúm A/H5N6, cúm A/H7N9…
Để khống chế bệnh sốt xuất huyết, Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các đơn vị chức năng tiếp tục triển khai các biện pháp vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy và phun hóa chất diệt muỗi truyền bệnh tại những khu vực phát sinh ca bệnh và ổ bệnh mới theo quy định để hạn chế số ca mắc mới. Riêng với bệnh sởi, số ca mắc tương đương với các tuần trước. Để phòng chống dịch bệnh sởi, Sở Y tế Hà Nội yêu cầu tăng cường công tác vệ sinh môi trường, nâng cao sức đề kháng và đi tiêm chủng đầy đủ cho trẻ, đúng lịch vắc xin phòng bệnh sởi.
Không chủ quan trước dịch bệnh, ngành Y tế Hà Nội chỉ đạo các đơn vị trong ngành triển khai các biện pháp phòng chống sốt xuất huyết và bệnh sởi theo chỉ đạo của Bộ Y tế, Thành ủy và Ủy ban nhân dân thành phố. Các quận, huyện, thị xã tiếp tục triển khai chiến dịch tổng vệ sinh môi trường diệt bọ gậy và phun hóa chất diệt muỗi phòng chống sốt xuất huyết tại khu vực phát sinh bệnh nhân và ổ bệnh mới. Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã triển khai tiêm chủng bổ sung cho trẻ dưới 5 tuổi chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh sởi đồng thời triển khai buổi tiêm chủng thường xuyên tại các xã, phường, thị trấn theo quy định; tiến hành điều tra xử lý tại cộng đồng các ca bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng, sởi, liên cầu lợn…
Các bệnh viện của Hà Nội tổ chức tốt việc phân tuyến, phân luồng bệnh nhân để đảm bảo công tác cấp cứu điều trị kịp thời cho bệnh nhân sốt xuất huyết hoặc bị tay chân miệng, bệnh sởi. Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội và Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã thường xuyên cử cán bộ vào các bệnh viện được phân cấp trên địa bàn (kể cả bệnh viện tuyến Trung ương) để chủ động giám sát ca bệnh, kịp thời tham mưu cho các cấp về diễn biến dịch bệnh và các biện pháp phòng chống.
Cùng với các hoạt động chuyên môn, từng đơn vị trong ngành y tế tích cực tổ chức truyền thông trực tiếp qua các lớp tập huấn, nói chuyện chuyên đề, hội nghị, họp khu dân cư... hoặc truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng về các biện pháp phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là phòng chống sốt xuất huyết, sởi, ho gà, tay chân miệng và các loại dịch bệnh khác.../.
Kết nối, khơi thông dòng hàng hóa Việt Nam  (29/11/2017)
Nhật Bản “rô-bốt hóa” nền kinh tế  (29/11/2017)
Nghề đan ngư cụ truyền thống ở huyện Quảng Yên  (29/11/2017)
Giữ vững thương hiệu Cam Cao Phong  (29/11/2017)
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
- Tỉnh Quảng Nam tích cực chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
- Thúc đẩy quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên