APEC 2017: Truyền thông Thái Lan đánh giá cao vai trò của Việt Nam
Ngày 31-10, tờ Bangkok Post của Thái Lan đã đăng tải bài viết bình luận về vai trò của Việt Nam với tư cách là nước chủ nhà của Hội nghị Cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2017, diễn ra tại thành phố Đà Nẵng từ ngày 10 đến ngày 11-11.
Theo báo trên, sau hơn 3 thập niên cải cách kinh tế, Hội nghị Cấp cao APEC lần này diễn ra tại Việt Nam có tầm quan trọng lớn về mặt kinh tế và chiến lược khi thế giới đang thay đổi nhanh chóng. Theo bài viết, tại hội nghị lần này, Việt Nam sẽ có 4 mục tiêu chính.
Thứ nhất, trong bối cảnh xu thế bảo hộ mậu dịch và chủ nghĩa dân túy gia tăng, Việt Nam phải nắm bắt cơ hội gặp gỡ các nhà lãnh đạo của các nền kinh tế thành viên APEC để thúc đẩy tiến trình hợp tác trở nên có hiệu quả và hiệu lực.
Thứ hai, các nỗ lực nhằm giảm bớt rào cản thương mại và tăng cường tự do hóa đầu tư phải được tiếp tục, trong bối cảnh APEC đang tiến vào thập niên thứ 4 của sự phát triển.
Thứ ba, để duy trì tăng trưởng kinh tế, Việt Nam phải tận dụng cơ hội này để thúc đẩy hơn nữa thương mại song phương nhằm mở rộng hoạt động xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài.
Cuối cùng, Đà Nẵng được xem là thành phố cảng nổi tiếng nhất của Việt Nam, và sẽ được coi là điểm kết nối Đông Nam Á với phần còn lại của thế giới trong tương lai.
Bên cạnh hợp tác kinh tế, Hội nghị Cấp cao APEC lần này cũng đem lại một cơ hội có một không hai. Trong chuyến thăm của Tổng thống Mỹ D. Trump tới Đà Nẵng, Việt Nam có thể cho thấy sự tinh tế về mặt ngoại giao, vốn đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận.
Ngoài ra, theo tờ Bangkok Post, Việt Nam cũng sẽ tận dụng Hội nghị Cấp cao APEC lần này để hối thúc Washington đưa ra một lập trường rõ ràng hơn về tự do hóa thương mại và đầu tư.
Kể từ khi ông D. Trump trở thành Tổng thống, Mỹ đã phát đi các tín hiệu chưa rõ ràng về cách thức mà nền kinh tế số 1 thế giới cam kết với các nền kinh tế khác.
Đối với khu vực này, việc Mỹ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là một đòn giáng mạnh nhất vào chính sách tự do thương mại của Mỹ, gây ra các đồn đoán về một tương lai có xu hướng bảo hộ. Với tư cách nước chủ nhà APEC 2017, Việt Nam được cho là sẽ thúc đẩy đàm phán giữa 11 nước còn lại trong TPP, tìm kiếm các cam kết hơn nữa rằng thỏa thuận thương mại phải được tiếp tục, ngay cả khi không có sự tham gia của Mỹ.
Bài viết kết luận thành công của Hội nghị Cấp cao APEC sẽ tăng cường hơn nữa vai trò dẫn đầu của Việt Nam trong Hội nghị Cấp cao Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), diễn ra sau đó.
Việt Nam đang chuẩn bị cho chức Chủ tịch ASEAN vào năm 2020, nhằm bảo đảm rằng khối này sẽ phối hợp trong các cách thức hữu hình nhằm tăng cường vai trò chủ chốt của ASEAN và các quan hệ với bên ngoài, cũng như các hoạt động xây dựng cộng đồng bằng cách thu hẹp khoảng cách giữa các thành viên cũ và mới của ASEAN./.
Thủ tướng phê duyệt phát triển VietnamPlus là báo đối ngoại quốc gia  (31/10/2017)
Việt Nam hoan nghênh, chào đón các doanh nghiệp Bỉ mở rộng đầu tư  (31/10/2017)
Việt Nam mong muốn Bangladesh mở rộng nhập khẩu nông sản  (31/10/2017)
Gia tăng bất hợp lý chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế  (31/10/2017)
Cần có lộ trình để bảo đảm mức tăng trưởng kinh tế bền vững  (31/10/2017)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên