Xây dựng Đại học Quốc gia Hà Nội trở thành đô thị đại học
21:58, ngày 06-10-2017
TCCSĐT - Nhà nước sẽ có cơ chế đặc thù cho đầu tư phát triển để xây dựng Đại học Quốc gia Hà Nội trở thành đô thị đại học tại Hòa Lạc với một hệ thống các trường thành viên trong một chỉnh thể đồng bộ, thống nhất, hiện đại, thực sự trở thành nơi ươm tạo tài năng và khởi nghiệp, có vai trò dẫn dắt trong hệ thống các trường đại học.
Nội dung trên được nêu tại Thông báo số 464/TB-VPCP Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong thời gian qua, Đại học Quốc gia Hà Nội đã có nhiều đổi mới và phát triển theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế, được trong nước và quốc tế đánh giá cao.
Đại học Quốc gia Hà Nội đã quy tụ được đội ngũ nhân tài, các giáo sư, phó giáo sư và chuyên gia đầu ngành; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với nhu cầu của doanh nghiệp và của nền kinh tế; tiếp tục phát huy thế mạnh về nghiên cứu khoa học cơ bản, đồng thời chú trọng các nghiên cứu ứng dụng, phát triển khoa học và công nghệ, thương mại hóa các sản phẩm khoa học gắn với nhu cầu của doanh nghiệp và yêu cầu phát triển của đất nước. Vị trí xếp hạng của Đại học Quốc gia Hà Nội được nâng cao (tăng từ vị trí số 250 năm 2010 lên 139 các trường đại học hàng đầu châu Á năm 2016, trong đó có một số lĩnh vực nằm ở tốp 100).
Đại học Quốc gia Hà Nội đã tập trung kiến tạo, phát triển các hoạt động đổi mới sáng tạo; khơi dậy niềm đam mê, khát vọng khởi nghiệp vươn lên trong sinh viên, đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhà khoa học thúc đẩy phát triển thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; đã chú trọng đầu tư và phát triển các công trình, sản phẩm có tính thực tiễn cao phục vụ đời sống; có số lượng các nhà khởi nghiệp đứng đầu trong các trường đại học cả nước.
Đại học Quốc gia Hà Nội đóng vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục và đào tạo của nước nhà, nhất là trong việc dẫn dắt hệ thống đại học đổi mới, hội nhập; từng bước khẳng định vị thế trung tâm đại học nghiên cứu, đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao mang thương hiệu quốc gia, phát triển đúng hướng, phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước, góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và sự phát triển của đất nước.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, Đại học Quốc gia Hà Nội còn một số khó khăn, hạn chế: sản phẩm khoa học và đào tạo chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh; việc thu hút cán bộ, nhà khoa học có trình độ cao ở trong và ngoài nước tham gia giảng dạy, nghiên cứu khoa học còn thấp; số lượng các nhà sáng lập khởi nghiệp đông đảo nhưng việc thương mại hóa sản phẩm còn hạn chế; cơ sở vật chất còn thiếu đồng bộ, đặc biệt tiến độ Dự án đầu tư xây dựng Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc chậm dẫn đến nhiều khó khăn trong quá trình triển khai các hoạt động đào tạo và nghiên cứu so với yêu cầu đặt ra.
Để đẩy nhanh tiến độ Dự án đầu tư xây dựng Đại học Quốc gia Hà Nội, Thủ tướng đồng ý chuyển giao Dự án đầu tư xây dựng Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc về Đại học Quốc gia Hà Nội và giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội hoàn thiện các thủ tục bàn giao nguyên trạng, trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định. Sau khi hoàn thành việc chuyển giao, Đại học Quốc gia Hà Nội quyết định đầu tư theo quy định của pháp luật.
Thủ tướng cũng đồng ý với kiến nghị của Đại học Quốc gia Hà Nội theo tinh thần: Xây dựng một khu đô thị đại học hiện đại, không chỉ gồm các đơn vị thành viên hiện tại của Đại học Quốc gia Hà Nội; có quỹ đất dự phòng để một số trường đại học có uy tín có thể có cơ sở trong khu đô thị đại học. Thủ tướng yêu cầu việc điều chỉnh quy hoạch chi tiết Đại học Quốc gia Hà Nội 1/500 phải thực hiện theo quy định của pháp luật và bảo đảm mục tiêu phát triển, cấu trúc khu đô thị đại học chất lượng cao của quốc gia.
Thủ tướng giao Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chỉ đạo Ủy ban nhân dân huyện Thạch Thất tổ chức thực hiện việc giải phóng mặt bằng và tái định cư cho các dự án, công trình triển khai, chống lấn chiếm và xây dựng trái phép; xây dựng và thực hiện cơ chế đặc thù để tập trung giải phóng mặt bằng với một lộ trình cụ thể, đặc biệt là xây dựng các dự án tái định cư trên cơ sở dự án điều chỉnh được duyệt; hoàn thành thủ tục giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Đại học Quốc gia Hà Nội.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và Đại học Quốc gia Hà Nội đề xuất bổ sung vốn cho công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư và xây dựng các công trình thiết yếu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định. Thủ tướng Chính phủ sẽ làm việc với Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và Đại học Đà Nẵng để xử lý cụ thể việc này sớm...
Phê duyệt Đề án xử lý tồn tại, yếu kém một số dự án ngành công thương
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành công thương. Theo đó, mục tiêu của Đề án là sớm giải quyết dứt điểm các tồn tại, vướng mắc để chấm dứt tình trạng thua lỗ, khắc phục tối đa thiệt hại cho nhà nước. Trong đó, trong năm 2017, hoàn thành phương án xử lý đối với từng dự án, doanh nghiệp và kế hoạch chi tiết tổ chức triển khai thực hiện; đến hết năm 2018 phấn đấu xử lý căn bản các tồn tại, yếu kém đối với các dự án, doanh nghiệp; đến năm 2020, hoàn thành việc xử lý các tồn tại, yếu kém ở các dự án, doanh nghiệp. Xác định rõ trách nhiệm, xử lý nghiêm minh đối với các tổ chức, cá nhân có sai phạm trong quá trình đầu tư, quản lý, vận hành, khai thác từng dự án, doanh nghiệp.
Về các giải pháp chung, sẽ giải quyết dứt điểm các tồn tại, vướng mắc tranh chấp với nhà thầu tại các hợp đồng EPC và vướng mắc trong hợp đồng liên doanh với đối tác. Bên cạnh đó, xử lý các vấn đề về cơ chế, chính sách chung để tạo điều kiện về phát triển thị trường một số sản phẩm công nghiệp, trong đó có sản phẩm của các dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành công thương. Cụ thể: Tiếp tục tập trung vào các giải pháp chung về đẩy mạnh phát triển thị trường các sản phẩm nhiên liệu sinh học, phân bón, thép, đóng tàu; các giải pháp về áp dụng các biện pháp tự vệ để bảo vệ các sản phẩm sản xuất trong nước phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia cũng như trên cơ sở xem xét, đánh giá toàn diện các vấn đề về sản xuất, tiêu thụ và quyền lợi của các đối tượng có liên quan trong các lĩnh vực phân bón, thép, xơ sợi...
Đồng thời, thực hiện các giải pháp tài chính, tín dụng theo nguyên tắc thị trường, cùng chia sẻ rủi ro giữa ngân hàng, nhà đầu tư và doanh nghiệp trên cơ sở quy định của pháp luật, bảo đảm công khai, minh bạch. Tiến hành xem xét, rà soát và điều chỉnh một số luật thuế nhằm tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp và môi trường thuận lợi cho phát triển các ngành hàng, sản phẩm công nghiệp trong nước; xem xét việc tái cơ cấu các khoản nợ liên quan đến các dự án, doanh nghiệp để tạo điều kiện cho các dự án tiếp tục được vay vốn tại các ngân hàng thương mại, phục vụ sản xuất kinh doanh ổn định.
Tập trung thực hiện quyết liệt các biện pháp về quản trị doanh nghiệp, sắp xếp và tổ chức lại sản xuất, lao động để tiết giảm chi phí đầu vào, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và đầu tư; giám sát chặt chẽ vấn đề vệ sinh môi trường, kể cả chất thải rắn, chất thải khí, nước thải để đảm bảo an toàn cho khu vực xung quanh nhà máy.
Tiến hành thanh tra, kiểm toán, điều tra để làm rõ những sai phạm, vi phạm pháp luật ở từng dự án, doanh nghiệp; làm rõ trách nhiệm từng tổ chức, cá nhân liên quan; xử lý nghiêm minh và sớm hoàn tất các thủ tục tố tụng theo quy định của pháp luật.
Đối với nhóm 4 dự án nhà máy sản xuất phân bón, gồm: Dự án Nhà máy sản xuất đạm Ninh Bình; Dự án cải tạo, mở rộng Nhà máy sản xuất đạm Hà Bắc; Dự án Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 1 - Hải Phòng; Dự án Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 2 - Lào Cai, tập trung xử lý, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để tiếp tục triển khai, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Dự án. Sau khi đã hoạt động có hiệu quả sẽ thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước khỏi doanh nghiệp.
Dự án Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Quảng Ngãi, ưu tiên chọn Phương án khởi động, vận hành lại Nhà máy trước khi các đơn vị của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam chuyển nhượng hoặc thoái vốn khỏi Dự án.
Với Dự án Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Phú Thọ, ưu tiên chọn Phương án Tổng công ty dầu Việt Nam chuyển nhượng/thoái vốn khỏi Dự án. Trong trường hợp Phương án này thực hiện không thành công sẽ xem xét cân nhắc lựa chọn các phương án còn lại, gồm: 1- Tiếp tục triển khai Dự án với nhà thầu là Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam; 2- Tiếp tục triển khai Dự án, thanh lý hợp đồng với nhà thầu là Tổng Công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam để tìm nhà thầu khác; 3- Dừng triển khai Dự án, phá sản Công ty.
Dự án Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bình Phước ưu tiên chọn Phương án khởi động, vận hành lại nhà máy trước khi Tổng công ty dầu Việt Nam chuyển nhượng vốn/thoái vốn khỏi Dự án. Trong trường hợp Phương án này thực hiện không thành công sẽ xem xét cân nhắc lựa chọn phương án: Cho thuê tài chính - Bán tài sản.
Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 nhà máy gang thép Thái Nguyên ưu tiên chọn Phương án thoái vốn nhà nước và tái cơ cấu lại Công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên. Trong trường hợp Phương án này thực hiện không thành công sẽ xem xét cân nhắc lựa chọn các phương án: Bán Dự án hoặc kêu gọi doanh nghiệp, nhà đầu tư góp vốn đầu tư Dự án.
Với Dự án khai thác và tuyển quặng sắt mỏ Quý Xa và Dự án nhà máy gang thép Lào Cai, tập trung xử lý, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để tiếp tục triển khai, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Dự án.
Với Công ty TNHH một thành viên công nghiệp tàu thủy Dung Quất (DQS), ưu tiên chọn Phương án chuyển đổi sở hữu DQS thông qua định giá, bán đấu giá tài sản, công nợ. Trong trường hợp Phương án này thực hiện không thành công sẽ chuyển sang triển khai Phương án: Phá sản DQS theo quy định của pháp luật.
Dự án Nhà máy sản xuất xơ sợi polyester Đình Vũ (PVTex) ưu tiên chọn Phương án khởi động, vận hành lại nhà máy, tái cơ cấu, cổ phần hóa, thoái vốn hoặc Phương án: PVTex chuyển nhượng Công ty. Trong trường hợp cả 2 phương án triển khai không thành công thì sẽ xem xét Phương án: Phá sản Công ty theo quy định của pháp luật.
Còn với Dự án Nhà máy bột giấy Phương Nam, khẩn trương tháo gỡ các khó khăn vướng mắc để tiếp tục triển khai tổ chức bán đấu giá thành công đối với toàn bộ tài sản và hàng hóa tồn kho của Dự án; đồng thời, Tổng công ty Giấy Việt Nam tiếp tục tập trung thu hồi các khoản nợ phải thu của Dự án; lập báo cáo tình hình thực hiện các khoản nợ phải thu, phải trả của Dự án đến thời điểm 31-12-2016.
Thúc đẩy xuất khẩu nông thủy sản
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa có ý kiến chỉ đạo về việc thúc đẩy xuất khẩu, phát triển thị trường nông thủy sản các tháng cuối năm 2017 và thời gian tới.
Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, tập trung triển khai theo thẩm quyền các giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy xuất khẩu, phát triển thị trường các mặt hàng nông thủy sản; trong đó chú trọng phối hợp chặt chẽ trong chỉ đạo, điều hành, nhất là tăng cường chia sẻ thông tin về tình hình sản xuất, thị trường, tiến trình tháo gỡ rào cản và đàm phán mở cửa thị trường, đẩy mạnh các hoạt động truyền thông để định hướng thị trường, định hướng sản xuất và ngăn ngừa các thông tin không chính xác, gây bất lợi cho hoạt động xuất khẩu, kịp thời tháo gỡ các khó khăn vướng mắc để hỗ trợ thúc đẩy xuất khẩu; đề xuất Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền./.
Đại học Quốc gia Hà Nội đã quy tụ được đội ngũ nhân tài, các giáo sư, phó giáo sư và chuyên gia đầu ngành; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với nhu cầu của doanh nghiệp và của nền kinh tế; tiếp tục phát huy thế mạnh về nghiên cứu khoa học cơ bản, đồng thời chú trọng các nghiên cứu ứng dụng, phát triển khoa học và công nghệ, thương mại hóa các sản phẩm khoa học gắn với nhu cầu của doanh nghiệp và yêu cầu phát triển của đất nước. Vị trí xếp hạng của Đại học Quốc gia Hà Nội được nâng cao (tăng từ vị trí số 250 năm 2010 lên 139 các trường đại học hàng đầu châu Á năm 2016, trong đó có một số lĩnh vực nằm ở tốp 100).
Đại học Quốc gia Hà Nội đã tập trung kiến tạo, phát triển các hoạt động đổi mới sáng tạo; khơi dậy niềm đam mê, khát vọng khởi nghiệp vươn lên trong sinh viên, đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhà khoa học thúc đẩy phát triển thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; đã chú trọng đầu tư và phát triển các công trình, sản phẩm có tính thực tiễn cao phục vụ đời sống; có số lượng các nhà khởi nghiệp đứng đầu trong các trường đại học cả nước.
Đại học Quốc gia Hà Nội đóng vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục và đào tạo của nước nhà, nhất là trong việc dẫn dắt hệ thống đại học đổi mới, hội nhập; từng bước khẳng định vị thế trung tâm đại học nghiên cứu, đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao mang thương hiệu quốc gia, phát triển đúng hướng, phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước, góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và sự phát triển của đất nước.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, Đại học Quốc gia Hà Nội còn một số khó khăn, hạn chế: sản phẩm khoa học và đào tạo chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh; việc thu hút cán bộ, nhà khoa học có trình độ cao ở trong và ngoài nước tham gia giảng dạy, nghiên cứu khoa học còn thấp; số lượng các nhà sáng lập khởi nghiệp đông đảo nhưng việc thương mại hóa sản phẩm còn hạn chế; cơ sở vật chất còn thiếu đồng bộ, đặc biệt tiến độ Dự án đầu tư xây dựng Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc chậm dẫn đến nhiều khó khăn trong quá trình triển khai các hoạt động đào tạo và nghiên cứu so với yêu cầu đặt ra.
Để đẩy nhanh tiến độ Dự án đầu tư xây dựng Đại học Quốc gia Hà Nội, Thủ tướng đồng ý chuyển giao Dự án đầu tư xây dựng Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc về Đại học Quốc gia Hà Nội và giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội hoàn thiện các thủ tục bàn giao nguyên trạng, trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định. Sau khi hoàn thành việc chuyển giao, Đại học Quốc gia Hà Nội quyết định đầu tư theo quy định của pháp luật.
Thủ tướng cũng đồng ý với kiến nghị của Đại học Quốc gia Hà Nội theo tinh thần: Xây dựng một khu đô thị đại học hiện đại, không chỉ gồm các đơn vị thành viên hiện tại của Đại học Quốc gia Hà Nội; có quỹ đất dự phòng để một số trường đại học có uy tín có thể có cơ sở trong khu đô thị đại học. Thủ tướng yêu cầu việc điều chỉnh quy hoạch chi tiết Đại học Quốc gia Hà Nội 1/500 phải thực hiện theo quy định của pháp luật và bảo đảm mục tiêu phát triển, cấu trúc khu đô thị đại học chất lượng cao của quốc gia.
Thủ tướng giao Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chỉ đạo Ủy ban nhân dân huyện Thạch Thất tổ chức thực hiện việc giải phóng mặt bằng và tái định cư cho các dự án, công trình triển khai, chống lấn chiếm và xây dựng trái phép; xây dựng và thực hiện cơ chế đặc thù để tập trung giải phóng mặt bằng với một lộ trình cụ thể, đặc biệt là xây dựng các dự án tái định cư trên cơ sở dự án điều chỉnh được duyệt; hoàn thành thủ tục giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Đại học Quốc gia Hà Nội.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và Đại học Quốc gia Hà Nội đề xuất bổ sung vốn cho công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư và xây dựng các công trình thiết yếu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định. Thủ tướng Chính phủ sẽ làm việc với Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và Đại học Đà Nẵng để xử lý cụ thể việc này sớm...
Phê duyệt Đề án xử lý tồn tại, yếu kém một số dự án ngành công thương
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành công thương. Theo đó, mục tiêu của Đề án là sớm giải quyết dứt điểm các tồn tại, vướng mắc để chấm dứt tình trạng thua lỗ, khắc phục tối đa thiệt hại cho nhà nước. Trong đó, trong năm 2017, hoàn thành phương án xử lý đối với từng dự án, doanh nghiệp và kế hoạch chi tiết tổ chức triển khai thực hiện; đến hết năm 2018 phấn đấu xử lý căn bản các tồn tại, yếu kém đối với các dự án, doanh nghiệp; đến năm 2020, hoàn thành việc xử lý các tồn tại, yếu kém ở các dự án, doanh nghiệp. Xác định rõ trách nhiệm, xử lý nghiêm minh đối với các tổ chức, cá nhân có sai phạm trong quá trình đầu tư, quản lý, vận hành, khai thác từng dự án, doanh nghiệp.
Về các giải pháp chung, sẽ giải quyết dứt điểm các tồn tại, vướng mắc tranh chấp với nhà thầu tại các hợp đồng EPC và vướng mắc trong hợp đồng liên doanh với đối tác. Bên cạnh đó, xử lý các vấn đề về cơ chế, chính sách chung để tạo điều kiện về phát triển thị trường một số sản phẩm công nghiệp, trong đó có sản phẩm của các dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành công thương. Cụ thể: Tiếp tục tập trung vào các giải pháp chung về đẩy mạnh phát triển thị trường các sản phẩm nhiên liệu sinh học, phân bón, thép, đóng tàu; các giải pháp về áp dụng các biện pháp tự vệ để bảo vệ các sản phẩm sản xuất trong nước phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia cũng như trên cơ sở xem xét, đánh giá toàn diện các vấn đề về sản xuất, tiêu thụ và quyền lợi của các đối tượng có liên quan trong các lĩnh vực phân bón, thép, xơ sợi...
Đồng thời, thực hiện các giải pháp tài chính, tín dụng theo nguyên tắc thị trường, cùng chia sẻ rủi ro giữa ngân hàng, nhà đầu tư và doanh nghiệp trên cơ sở quy định của pháp luật, bảo đảm công khai, minh bạch. Tiến hành xem xét, rà soát và điều chỉnh một số luật thuế nhằm tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp và môi trường thuận lợi cho phát triển các ngành hàng, sản phẩm công nghiệp trong nước; xem xét việc tái cơ cấu các khoản nợ liên quan đến các dự án, doanh nghiệp để tạo điều kiện cho các dự án tiếp tục được vay vốn tại các ngân hàng thương mại, phục vụ sản xuất kinh doanh ổn định.
Tập trung thực hiện quyết liệt các biện pháp về quản trị doanh nghiệp, sắp xếp và tổ chức lại sản xuất, lao động để tiết giảm chi phí đầu vào, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và đầu tư; giám sát chặt chẽ vấn đề vệ sinh môi trường, kể cả chất thải rắn, chất thải khí, nước thải để đảm bảo an toàn cho khu vực xung quanh nhà máy.
Tiến hành thanh tra, kiểm toán, điều tra để làm rõ những sai phạm, vi phạm pháp luật ở từng dự án, doanh nghiệp; làm rõ trách nhiệm từng tổ chức, cá nhân liên quan; xử lý nghiêm minh và sớm hoàn tất các thủ tục tố tụng theo quy định của pháp luật.
Đối với nhóm 4 dự án nhà máy sản xuất phân bón, gồm: Dự án Nhà máy sản xuất đạm Ninh Bình; Dự án cải tạo, mở rộng Nhà máy sản xuất đạm Hà Bắc; Dự án Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 1 - Hải Phòng; Dự án Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 2 - Lào Cai, tập trung xử lý, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để tiếp tục triển khai, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Dự án. Sau khi đã hoạt động có hiệu quả sẽ thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước khỏi doanh nghiệp.
Dự án Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Quảng Ngãi, ưu tiên chọn Phương án khởi động, vận hành lại Nhà máy trước khi các đơn vị của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam chuyển nhượng hoặc thoái vốn khỏi Dự án.
Với Dự án Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Phú Thọ, ưu tiên chọn Phương án Tổng công ty dầu Việt Nam chuyển nhượng/thoái vốn khỏi Dự án. Trong trường hợp Phương án này thực hiện không thành công sẽ xem xét cân nhắc lựa chọn các phương án còn lại, gồm: 1- Tiếp tục triển khai Dự án với nhà thầu là Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam; 2- Tiếp tục triển khai Dự án, thanh lý hợp đồng với nhà thầu là Tổng Công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam để tìm nhà thầu khác; 3- Dừng triển khai Dự án, phá sản Công ty.
Dự án Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bình Phước ưu tiên chọn Phương án khởi động, vận hành lại nhà máy trước khi Tổng công ty dầu Việt Nam chuyển nhượng vốn/thoái vốn khỏi Dự án. Trong trường hợp Phương án này thực hiện không thành công sẽ xem xét cân nhắc lựa chọn phương án: Cho thuê tài chính - Bán tài sản.
Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 nhà máy gang thép Thái Nguyên ưu tiên chọn Phương án thoái vốn nhà nước và tái cơ cấu lại Công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên. Trong trường hợp Phương án này thực hiện không thành công sẽ xem xét cân nhắc lựa chọn các phương án: Bán Dự án hoặc kêu gọi doanh nghiệp, nhà đầu tư góp vốn đầu tư Dự án.
Với Dự án khai thác và tuyển quặng sắt mỏ Quý Xa và Dự án nhà máy gang thép Lào Cai, tập trung xử lý, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để tiếp tục triển khai, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Dự án.
Với Công ty TNHH một thành viên công nghiệp tàu thủy Dung Quất (DQS), ưu tiên chọn Phương án chuyển đổi sở hữu DQS thông qua định giá, bán đấu giá tài sản, công nợ. Trong trường hợp Phương án này thực hiện không thành công sẽ chuyển sang triển khai Phương án: Phá sản DQS theo quy định của pháp luật.
Dự án Nhà máy sản xuất xơ sợi polyester Đình Vũ (PVTex) ưu tiên chọn Phương án khởi động, vận hành lại nhà máy, tái cơ cấu, cổ phần hóa, thoái vốn hoặc Phương án: PVTex chuyển nhượng Công ty. Trong trường hợp cả 2 phương án triển khai không thành công thì sẽ xem xét Phương án: Phá sản Công ty theo quy định của pháp luật.
Còn với Dự án Nhà máy bột giấy Phương Nam, khẩn trương tháo gỡ các khó khăn vướng mắc để tiếp tục triển khai tổ chức bán đấu giá thành công đối với toàn bộ tài sản và hàng hóa tồn kho của Dự án; đồng thời, Tổng công ty Giấy Việt Nam tiếp tục tập trung thu hồi các khoản nợ phải thu của Dự án; lập báo cáo tình hình thực hiện các khoản nợ phải thu, phải trả của Dự án đến thời điểm 31-12-2016.
Thúc đẩy xuất khẩu nông thủy sản
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa có ý kiến chỉ đạo về việc thúc đẩy xuất khẩu, phát triển thị trường nông thủy sản các tháng cuối năm 2017 và thời gian tới.
Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, tập trung triển khai theo thẩm quyền các giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy xuất khẩu, phát triển thị trường các mặt hàng nông thủy sản; trong đó chú trọng phối hợp chặt chẽ trong chỉ đạo, điều hành, nhất là tăng cường chia sẻ thông tin về tình hình sản xuất, thị trường, tiến trình tháo gỡ rào cản và đàm phán mở cửa thị trường, đẩy mạnh các hoạt động truyền thông để định hướng thị trường, định hướng sản xuất và ngăn ngừa các thông tin không chính xác, gây bất lợi cho hoạt động xuất khẩu, kịp thời tháo gỡ các khó khăn vướng mắc để hỗ trợ thúc đẩy xuất khẩu; đề xuất Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền./.
Tăng cường pháp quyền thực hiện Mục tiêu Phát triển Bền vững  (06/10/2017)
Đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân theo tư tưởng Hồ Chí Minh  (06/10/2017)
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
- An ninh nguồn nước ở Thái Lan và hàm ý cho Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên