FTA giữa Việt Nam-EAEU: Động lực mạnh mẽ cho phát triển kinh tế
22:07, ngày 05-10-2017
Ngày 05-10-2017, tại Hà Nội, Đại sứ các nước thành viên Liên minh kinh tế Á-Âu tại Việt Nam (gồm Liên bang Nga, Cộng hòa Belarus, Cộng hòa Kazakhstan, Cộng hòa Armenia) đã tổ chức họp báo nhân dịp kỷ niệm một năm ngày bắt đầu có hiệu lực của Hiệp định thương mại tự do giữa Liên minh kinh tế Á-Âu và Việt Nam.
Đại sứ Cộng hòa Belarus tại Việt Nam Vladimir Goshin đánh giá Hiệp định thương mại tự do giữa Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU) và Việt Nam đã tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển quan hệ kinh tế-thương mại giữa các nước.
Phân tích kim ngạch thương mại giữa Cộng hòa Belarus và Việt Nam trong 8 tháng năm 2017, Đại sứ Vladimir Goshin chỉ rõ khối lượng hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu khá cân bằng, đều đạt khoảng 37 triệu USD cho cả hai bên.
Nhấn mạnh sự cân bằng này lần đầu tiên xảy ra trong nhiều năm quan hệ thương mại giữa hai nước bởi trước đây Cộng hòa Belarus luôn xuất siêu sang thị trường Việt Nam, Đại sứ Vladimir Goshin cho rằng các doanh nghiệp Việt Nam đã tích cực hơn trong việc tận dụng cơ hội thương mại ưu đãi mà Hiệp định mang lại để đẩy mạnh xuất khẩu.
Đại sứ Cộng hòa Kazakhstan tại Việt Nam Beketzhan Zhumakhanov khẳng định trong các nước EAEU, Cộng hòa Kazakhstan có sự tăng trưởng thương mại lớn nhất với Việt Nam.
Kim ngạch trao đổi hàng hóa song phương giữa Kazakhstan và Việt Nam 8 tháng đầu năm 2017 là 364,7 triệu USD, gần bằng kim ngạch trao đổi hàng hóa của cả năm 2016 là 366,2 triệu USD. Sự gia tăng xuất khẩu hàng hóa của Kazakhstan vào Việt Nam đã góp phần đẩy mạnh tăng trưởng kim ngạch trao đổi hàng hóa và đạt con số kỷ lục 192,9 triệu USD.
Ghi nhận những hiệu quả tích cực sau một năm Hiệp định có hiệu lực, Đại sứ Liên bang Nga tại Việt Nam Konstantin Vnukov cho biết từ tháng 10/2016 đến tháng 4-2017, kim ngạch hàng hóa giữa EAEU và Việt Nam đã tăng 28%. Việc giảm thuế nhập khẩu đã tạo điều kiện thuận lợi cho tăng cường xuất khẩu lúa mỳ, ngô, phân bón, các loại kim loại khác nhau từ các nước trong Liên minh kinh tế đến Việt Nam.
Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu Đặng Hoàng Hải, Bộ Công Thương đánh giá Hiệp định thương mại tự do giữa Liên minh Kinh tế Á-Âu và Việt Nam là “cú hích” mạnh mẽ, thúc đẩy quan hệ thương mại, đầu tư, hợp tác trong nhiều lĩnh vực giữa Việt Nam và các nước thành viên Liên minh.
Vụ trưởng Đặng Hoàng Hải hy vọng thông qua Hiệp định, các mặt hàng thương mại giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á-Âu sẽ ngày càng mở rộng trong thời gian tới.
Tại buổi họp báo, các Đại sứ đều cho rằng để Hiệp định tiếp tục phát huy kết quả tích cực trong thời gian tới, các bên cần tăng cường đối thoại và hợp tác với giới doanh nghiệp, trong đó có việc tổ chức các chuyến thăm lẫn nhau, tích cực tham gia vào hoạt động hội chợ-triển lãm.../.
Phân tích kim ngạch thương mại giữa Cộng hòa Belarus và Việt Nam trong 8 tháng năm 2017, Đại sứ Vladimir Goshin chỉ rõ khối lượng hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu khá cân bằng, đều đạt khoảng 37 triệu USD cho cả hai bên.
Nhấn mạnh sự cân bằng này lần đầu tiên xảy ra trong nhiều năm quan hệ thương mại giữa hai nước bởi trước đây Cộng hòa Belarus luôn xuất siêu sang thị trường Việt Nam, Đại sứ Vladimir Goshin cho rằng các doanh nghiệp Việt Nam đã tích cực hơn trong việc tận dụng cơ hội thương mại ưu đãi mà Hiệp định mang lại để đẩy mạnh xuất khẩu.
Đại sứ Cộng hòa Kazakhstan tại Việt Nam Beketzhan Zhumakhanov khẳng định trong các nước EAEU, Cộng hòa Kazakhstan có sự tăng trưởng thương mại lớn nhất với Việt Nam.
Kim ngạch trao đổi hàng hóa song phương giữa Kazakhstan và Việt Nam 8 tháng đầu năm 2017 là 364,7 triệu USD, gần bằng kim ngạch trao đổi hàng hóa của cả năm 2016 là 366,2 triệu USD. Sự gia tăng xuất khẩu hàng hóa của Kazakhstan vào Việt Nam đã góp phần đẩy mạnh tăng trưởng kim ngạch trao đổi hàng hóa và đạt con số kỷ lục 192,9 triệu USD.
Ghi nhận những hiệu quả tích cực sau một năm Hiệp định có hiệu lực, Đại sứ Liên bang Nga tại Việt Nam Konstantin Vnukov cho biết từ tháng 10/2016 đến tháng 4-2017, kim ngạch hàng hóa giữa EAEU và Việt Nam đã tăng 28%. Việc giảm thuế nhập khẩu đã tạo điều kiện thuận lợi cho tăng cường xuất khẩu lúa mỳ, ngô, phân bón, các loại kim loại khác nhau từ các nước trong Liên minh kinh tế đến Việt Nam.
Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu Đặng Hoàng Hải, Bộ Công Thương đánh giá Hiệp định thương mại tự do giữa Liên minh Kinh tế Á-Âu và Việt Nam là “cú hích” mạnh mẽ, thúc đẩy quan hệ thương mại, đầu tư, hợp tác trong nhiều lĩnh vực giữa Việt Nam và các nước thành viên Liên minh.
Vụ trưởng Đặng Hoàng Hải hy vọng thông qua Hiệp định, các mặt hàng thương mại giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á-Âu sẽ ngày càng mở rộng trong thời gian tới.
Tại buổi họp báo, các Đại sứ đều cho rằng để Hiệp định tiếp tục phát huy kết quả tích cực trong thời gian tới, các bên cần tăng cường đối thoại và hợp tác với giới doanh nghiệp, trong đó có việc tổ chức các chuyến thăm lẫn nhau, tích cực tham gia vào hoạt động hội chợ-triển lãm.../.
Một số giải pháp nhằm hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh  (05/10/2017)
ASEAN tuổi 50: Nhìn lại và hướng tới  (05/10/2017)
Ngày làm việc thứ hai Hội nghị Trung ương sáu khóa XII  (05/10/2017)
Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng nếu xảy ra xung đột bán đảo Triều Tiên  (05/10/2017)
Việt Nam tham gia phiên họp Ủy ban Giải trừ quân bị và An ninh quốc tế  (05/10/2017)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên