Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng nếu xảy ra xung đột bán đảo Triều Tiên
21:47, ngày 05-10-2017
Hãng xếp hạng tín nhiệm Moody cảnh báo, nếu những sự leo thang căng thẳng gần đây rốt cục dẫn tới một cuộc xung đột quân sự trên bán đảo Triều Tiên, sẽ không chỉ có Mỹ và Triều Tiên phải hứng chịu thiệt hại - ít nhất là về thực trạng tín dụng, mà Việt Nam và Nhật Bản cũng sẽ chịu ảnh hưởng.
Ở phạm vi rộng hơn, những căng thẳng đang âm ỉ có thể gây tổn hại cho những triển vọng tăng trưởng lạc quan trên toàn khu vực - đó là lời cảnh báo của Ngân hàng Thế giới trong bản Cập nhật tình hình kinh tế Đông Á và Thái Bình Dương 6 tháng/lần được công bố ngày 04-10-2017.
Theo chuyên viên tín dụng cấp cao của Moody Martin Petch: “Một cuộc xung đột kéo dài sẽ ảnh hưởng tới các mức xếp hạng tín dụng của các quốc gia trên toàn thế giới thông qua một số kênh.”
Hàn Quốc sẽ là một nạn nhân rõ ràng, và kéo theo đó là Việt Nam. Nhiều công ty Hàn Quốc, chẳng hạn như Samsung Electronics và LG Electronics, đã đưa Việt Nam vào chuỗi cung ứng của họ khi xây dựng nhiều nhà máy ở Việt Nam để tận dụng giá lao động thấp hơn.
“Việt Nam dễ bị tổn thương nhất trước bất kỳ sự gián đoạn nào trong chuỗi cung ứng toàn cầu gây ra do sự đình đốn hoặc yếu kém trong hoạt động sản xuất ở Hàn Quốc,” chuyên viên Petch cho biết.
Khoảng 20% nhập khẩu hàng hóa trung gian của Việt Nam đến từ Hàn Quốc. Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Hàn Quốc chiếm hơn 5% tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam.
“Các thể chế hoạch định chính sách của Việt Nam có khả năng sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức đáng kể trong việc xác định và thực thi một phản ứng vừa nhanh chóng vừa hiệu quả” trước một cuộc khủng hoảng, chuyên viên này cho biết.
Ác cảm về rủi ro cao hơn dẫn tới tăng trưởng thấp hơn cũng có thể ảnh hưởng tới xếp hạng tín dụng của một số quốc gia, chuyên viên của Moody cũng cho biết thêm, trong trường hợp của Nhật Bản: “Các doanh nghiệp và người tiêu dùng có khả năng sẽ gia tăng mức tiết kiệm đề phòng, dẫn tới giảm đầu tư và tiêu dùng. Sự sụt giảm tăng trưởng GDP danh nghĩa xảy ra sau đó sẽ kiềm chế phạm vi củng cố tài chính. Chi tiêu cho quân sự gia tăng vì xung đột kéo dài có thể làm suy yếu vị thế tài chính của Nhật Bản”.
Trong khi đó, trong báo cáo của mình vào thứ tư vừa qua, Ngân hàng Thế giới dự kiến khu vực Đông Á và Thái Bình Dương sẽ tăng trưởng 6,4% trong năm nay. Tuy nhiên, báo cáo này đã sử dụng những từ ngữ rất ảm đạm để nói về những rủi ro có thể xảy ra đối với triển vọng tích cực này.
Đứng đầu trong danh sách những rủi ro địa chính trị là mối đe dọa hạt nhân Triều Tiên, điều “có thể leo thang thành xung đột vũ trang,” làm gián đoạn các dòng chảy thương mại và hoạt động kinh tế.
Những căng thẳng dâng cao có “tiềm năng gây ảnh hưởng tới sự sẵn sàng và khả năng tiếp cận tài chính bên ngoài” đối với các nền kinh tế khu vực, chuyên gia kinh tế phụ trách khu vực Đông Á-Thái Bình Dương thuộc Ngân hàng Thế giới, Sudhir Shetty, cho biết trong một cuộc họp báo vào thứ Tư vừa qua.
Bên cho vay đa phương này hiếm khi nhắc tới các căng thẳng địa chính trị trong các bản cập nhật kinh tế của mình. Trên thực tế, đây là lần đầu tiên Ngân hàng Thế giới nhấn mạnh mối đe dọa Triều Tiên một cách trực tiếp như vậy.
“Một số cường quốc chủ yếu hối thúc việc áp dụng các biện pháp cứng rắn hơn nhằm ngăn chặn quốc gia này phát triển năng lực hạt nhân bổ sung, trong đó có các hành động có khả năng mang tính quân sự,” báo cáo viết.
Báo cáo tiếp tục cảnh báo rằng “sự leo thang của các xung đột này có thể gây ra những hậu quả kinh tế nghiêm trọng,” đặc biệt là khi khu vực này đóng một vai trò trung tâm trong các chuỗi cung ứng vận chuyển và chế tạo toàn cầu.
Điều này có thể “làm gián đoạn các dòng chảy thương mại và hoạt động kinh tế trên toàn cầu,” báo cáo viết và nhấn mạnh rằng tình trạng dễ biến động diễn ra sau đó trên các thị trường toàn cầu “có khả năng sẽ làm suy yếu các triển vọng phát triển (của khu vực).”
Đối với các nhà đầu tư, những mối lo ngại như vậy có thể kích động phản ứng “tháo chạy tới nơi an toàn” thường đi kèm với các cuộc khủng hoảng chính trị, và có thể khiến dòng vốn chảy ra khỏi các nền kinh tế khu vực.
Điều này có thể gây áp lực lên tỷ giá hối đoái và lãi suất toàn cầu. Báo cáo cảnh báo rằng hậu quả gây ra có thể là chi phí bảo hiểm cao hơn cho các con tàu chở hàng hoạt động ở khu vực, và tình trạng giá cả tăng vọt đối với các mặt hàng thiết yếu trên thế giới./.
Theo chuyên viên tín dụng cấp cao của Moody Martin Petch: “Một cuộc xung đột kéo dài sẽ ảnh hưởng tới các mức xếp hạng tín dụng của các quốc gia trên toàn thế giới thông qua một số kênh.”
Hàn Quốc sẽ là một nạn nhân rõ ràng, và kéo theo đó là Việt Nam. Nhiều công ty Hàn Quốc, chẳng hạn như Samsung Electronics và LG Electronics, đã đưa Việt Nam vào chuỗi cung ứng của họ khi xây dựng nhiều nhà máy ở Việt Nam để tận dụng giá lao động thấp hơn.
“Việt Nam dễ bị tổn thương nhất trước bất kỳ sự gián đoạn nào trong chuỗi cung ứng toàn cầu gây ra do sự đình đốn hoặc yếu kém trong hoạt động sản xuất ở Hàn Quốc,” chuyên viên Petch cho biết.
Khoảng 20% nhập khẩu hàng hóa trung gian của Việt Nam đến từ Hàn Quốc. Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Hàn Quốc chiếm hơn 5% tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam.
“Các thể chế hoạch định chính sách của Việt Nam có khả năng sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức đáng kể trong việc xác định và thực thi một phản ứng vừa nhanh chóng vừa hiệu quả” trước một cuộc khủng hoảng, chuyên viên này cho biết.
Ác cảm về rủi ro cao hơn dẫn tới tăng trưởng thấp hơn cũng có thể ảnh hưởng tới xếp hạng tín dụng của một số quốc gia, chuyên viên của Moody cũng cho biết thêm, trong trường hợp của Nhật Bản: “Các doanh nghiệp và người tiêu dùng có khả năng sẽ gia tăng mức tiết kiệm đề phòng, dẫn tới giảm đầu tư và tiêu dùng. Sự sụt giảm tăng trưởng GDP danh nghĩa xảy ra sau đó sẽ kiềm chế phạm vi củng cố tài chính. Chi tiêu cho quân sự gia tăng vì xung đột kéo dài có thể làm suy yếu vị thế tài chính của Nhật Bản”.
Trong khi đó, trong báo cáo của mình vào thứ tư vừa qua, Ngân hàng Thế giới dự kiến khu vực Đông Á và Thái Bình Dương sẽ tăng trưởng 6,4% trong năm nay. Tuy nhiên, báo cáo này đã sử dụng những từ ngữ rất ảm đạm để nói về những rủi ro có thể xảy ra đối với triển vọng tích cực này.
Đứng đầu trong danh sách những rủi ro địa chính trị là mối đe dọa hạt nhân Triều Tiên, điều “có thể leo thang thành xung đột vũ trang,” làm gián đoạn các dòng chảy thương mại và hoạt động kinh tế.
Những căng thẳng dâng cao có “tiềm năng gây ảnh hưởng tới sự sẵn sàng và khả năng tiếp cận tài chính bên ngoài” đối với các nền kinh tế khu vực, chuyên gia kinh tế phụ trách khu vực Đông Á-Thái Bình Dương thuộc Ngân hàng Thế giới, Sudhir Shetty, cho biết trong một cuộc họp báo vào thứ Tư vừa qua.
Bên cho vay đa phương này hiếm khi nhắc tới các căng thẳng địa chính trị trong các bản cập nhật kinh tế của mình. Trên thực tế, đây là lần đầu tiên Ngân hàng Thế giới nhấn mạnh mối đe dọa Triều Tiên một cách trực tiếp như vậy.
“Một số cường quốc chủ yếu hối thúc việc áp dụng các biện pháp cứng rắn hơn nhằm ngăn chặn quốc gia này phát triển năng lực hạt nhân bổ sung, trong đó có các hành động có khả năng mang tính quân sự,” báo cáo viết.
Báo cáo tiếp tục cảnh báo rằng “sự leo thang của các xung đột này có thể gây ra những hậu quả kinh tế nghiêm trọng,” đặc biệt là khi khu vực này đóng một vai trò trung tâm trong các chuỗi cung ứng vận chuyển và chế tạo toàn cầu.
Điều này có thể “làm gián đoạn các dòng chảy thương mại và hoạt động kinh tế trên toàn cầu,” báo cáo viết và nhấn mạnh rằng tình trạng dễ biến động diễn ra sau đó trên các thị trường toàn cầu “có khả năng sẽ làm suy yếu các triển vọng phát triển (của khu vực).”
Đối với các nhà đầu tư, những mối lo ngại như vậy có thể kích động phản ứng “tháo chạy tới nơi an toàn” thường đi kèm với các cuộc khủng hoảng chính trị, và có thể khiến dòng vốn chảy ra khỏi các nền kinh tế khu vực.
Điều này có thể gây áp lực lên tỷ giá hối đoái và lãi suất toàn cầu. Báo cáo cảnh báo rằng hậu quả gây ra có thể là chi phí bảo hiểm cao hơn cho các con tàu chở hàng hoạt động ở khu vực, và tình trạng giá cả tăng vọt đối với các mặt hàng thiết yếu trên thế giới./.
Việt Nam tham gia phiên họp Ủy ban Giải trừ quân bị và An ninh quốc tế  (05/10/2017)
Chuyên gia: Tìm thấy dấu vết chất độc VX trên quần áo Đoàn Thị Hương  (05/10/2017)
Trách nhiệm của Nhà nước và xã hội trong xã hội hóa giáo dục  (05/10/2017)
Xây dựng đội ngũ cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân vững vàng về bản lĩnh chính trị  (05/10/2017)
Dấu mốc mới, động lực mới  (05/10/2017)
Thái Nguyên: Điểm đến của cơ hội, tiềm năng đầu tư và phát triển  (05/10/2017)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên